Du học Mỹ
Các thông tin mới nhất về du học Mỹ

Theo luật di trú Hoa Kỳ, người ngoại quốc có thị thực hợp lệ được cấp phép đến lãnh thổ Hoa Kỳ để làm thủ tục nhập cảnh tại các cửa khẩu. Tuy nhiên viên chức Cục Hải Quan và Bảo vệ Biên Giới Hoa Kỳ (CBP) có quyền xem xét cho nhập cảnh hoặc từ chối nhập cảnh (1). Điều này có nghĩa là cho dù bạn có visa hợp lệ cũng không đảm bảo được rằng bạn chắc chắn sẽ được nhập cảnh vào Hoa Kỳ. 

Trong năm 2016, CBP cho biết đã có 752 trường hợp bị từ chối nhập cảnh Mỹ, trong khi năm 2015 chỉ có 367 trường hợp. Do đó, các bạn du học sinh nên chuẩn bị cho việc nhập cảnh Mỹ một cách chu đáo, cho dù đó là lần đầu tiên các bạn đến Mỹ hoặc quay trở lại Mỹ sau một kỳ nghỉ hè. Để tránh các sự cố đáng tiếc, các bạn nên chuẩn bị mang theo đầy đủ các tài liệu như hướng dẫn bên dưới trước khi rời khỏi Việt Nam:

  • 1Hộ chiếu còn hạn sử dụng hơn 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh vào Mỹ.
  • 2Thị thực du học Mỹ còn hiệu lực. Nếu bạn có thị thực còn hiệu lực trong cuốn hộ chiếu cũ thì bạn cần mang theo hộ chiếu đó cùng với hộ chiếu mới nhất để nhập cảnh mà không cần phải xin visa mới.
  • 3Đơn I-20 bản chính có chữ ký của viên chức nhà trường tại trang thứ 2, mỗi lần ký có hiệu lực 12 tháng.
  • 4Tờ khai hải quan Mỹ, mẫu 6059B, luôn được phát miễn phí tại Thế Hệ Mới.
  • 5Hóa đơn đóng lệ phí SEVIS I-901.
  • 6Địa chỉ nơi bạn sẽ cư trú sau khi nhập cảnh.
  • 7Tên và thông tin liên lạc của viên chức ký đơn I-20.
  • 8Hóa đơn chứng minh đã thanh toán học phí cho học kỳ sắp nhập học.
  • 9Giấy xác nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiếng Anh, số tiền đủ thanh toán cho tổng chi phí 1 năm học được ước tính trên đơn I-20.
  • 10Cần có tiền mặt không ít hơn 500 USD hoặc thẻ tín dụng để chứng minh đủ khả năng thanh toán sinh hoạt phí.

Ngoại trừ hộ chiếu và thị thực, nếu các bạn quên mang theo các tài liệu khác thì cũng đừng quá hoảng sợ. Các viên chức Cục Hải Quan và Bảo vệ Biên Giới (CBP) có thể tiến hành phỏng vấn để xem xét cấp cho bạn một mẫu đơn I-515A "Notice to Student or Exchange Visitor"(2) và cho phép bạn nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 30 ngày. Trong thời hạn 30 ngày đó, bạn phải nộp các tài liệu còn thiếu cho bộ phận xử lý hồ sơ I-515A. Chỉ khi bạn không nộp các hồ sơ được yêu cầu đúng thời hạn, bạn mới bị mất tình trạng cư trú hợp pháp và sẽ phải rời khỏi Hoa Kỳ.

 

Quy trình phỏng vấn cấp phép nhập cảnh tại sân bay Mỹ

 

Tại sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ, viên chức Cục Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới (CBP) thường tiến hành phỏng vấn nhanh mọi du học sinh, đây là hoạt động nghiệp vụ thường ngày của CBP. Tùy theo nội dung của cuộc phỏng vấn và các bằng chứng cụ thể (3), viên chức CBP có thể từ chối cấp phép nhập cảnh theo điều luật INA § 212(a)(7)(A)(i)(I) vì người nhập cảnh “có dự định đến Mỹ với mục đích định cư”, trong năm 2018 CBP cho biết đã có 764 trường hợp bị từ chối nhập cảnh Mỹ (4) với lý do trên. Một số câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn của viên chức CBP đối với du học sinh như sau:

- What is the purpose of your trip to the United States of America today?

- How long are you going to stay on this trip?

- What school are you currently attending?

- How long have you been attending this school?

- When will you start taking classes?

- Have you paid tuition for upcoming semester?

- How much will it cost?

- How much cash are you carrying with you today?

- How do you get the money to pay for tuition?

- Have you ever worked off-campus during your studies?

- How much do you get paid per hour?

- How many hours per week do you work?

- How many days per week do you work?

- How long have you been employed there?

- Have you ever applied for work authorization from your school? 

 

Hãy tìm hiểu chặt chẽ các luật di trú cơ bản áp dụng cho du học sinh trước chuyến đi như duy trì tình trạng, chuyển trường hợp lệ, làm việc hợp pháp ... để tránh nguy cơ bị CBP từ chối nhập cảnh.

 

Thhông tin tham chiếu:

(1) https://travel.state.gov/content/travel/en/us-visas.html

(2) https://studyinthestates.dhs.gov/what-is-a-form-i-515a

(3) https://studyinthestates.dhs.gov/what-is-secondary-inspection

(4) https://www.cbp.gov/newsroom/stats/typical-day-fy2018 

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Sau khi học sinh đã được cấp visa du học Mỹ, nếu học sinh có nguyện vọng chuyển trường với bất cứ lý do gì đều là quyền của học sinh và thường được các trường nhiệt tình hỗ trợ. Các trường được cấp phép (SEVP Certified Schools) tại Mỹ đều áp dụng chung 1 quy trình chuyển trường hợp lệ và học sinh cần phải thực hiện đúng các bước theo trình tự như sau:

  • 1Học sinh lần đầu đến Mỹ học tập phải hoàn tất 1 khóa học tại trường đã được cấp visa trước khi chuyển đến trường khác.
  • 2Học nên sinh nộp đơn xin nhập học cho trường mới theo diện "Transfer Student" trước khi kết thúc học kỳ tại trường đang học.
  • 3 Kể từ ngày thực tế 1 khóa học kết thúc, bao gồm cả chương trình thực tập OPT, học sinh diện visa F-1 chỉ có 60 ngày (Grace Period) để hoàn tất việc chuyển trường và thời gian gián đoạn giữa 2 khóa học không được vượt quá 5 tháng để duy trì tình trạng hợp lệ.
  • 4Sau khi được trường mới chấp nhận nhập học sẽ gửi cho học sinh thư thông báo chấp nhận nhập học (Acceptance Letter) kèm với đơn yêu cầu chuyển mã số SEVIS (SEVIS transfer request).
  • 5Học sinh nộp thư chấp nhận nhập học và đơn yêu cầu chuyển mã số SEVIS cho bộ phận Sinh viên quốc tế của trường đang học để viên chức DSO tiến hành duyệt chuyển trường trong hệ thống quản lý du học sinh SEVP.
  • 6Sau khi học sinh hoàn tất học kỳ đang học tại trường cũ và chuyển đến trường mới, việc chuyển mã số đăng ký SEVIS của học sinh từ trường cũ qua trường mới sẽ hoàn tất trong vòng 30 ngày, sau đó trường mới sẽ cấp I-20 cho học sinh với mã số SEVIS hoàn toàn giống với I-20 của trường cũ. Quý khách lưu ý rằng đối với các học sinh chuyển trường, trường mới không thể cấp được I-20 hợp lệ khi các em chưa hoàn tất chương trình học tại trường cũ.

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới cung cấp dịch vụ miễn phí cho các du học sinh chuyển đến học tại các trường do công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới làm đại diện tuyển sinh chính thức.

 

Nguồn thông tin:

- https://www.ice.gov/sevis/schools/reg#f8

 

Nếu quý khách có yêu cầu hỗ trợ về vấn đề chuyển trường, xin vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Trong vòng 50 năm qua, tổ chức giáo dục ELS đã giúp hơn 1 triệu sinh viên từ 175 quốc gia trên thế giới theo học tiếng Anh. ELS có hơn 80 trung tâm dạy Anh ngữ trên toàn thế giới, bao gồm khoảng 60 trung tâm tại Mỹ, Canada và Úc, trong đó hơn 50 trung tâm đặt trong khuôn viên các trường đại học lớn. ELS cung cấp cho sinh viên các lựa chọn học tập đa dạng từ các chương trình tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh học thuật, tiếng Anh quản trị, thi các chứng chỉ quốc tế, các chương trình tiếng Anh kết hợp du học hè cho thanh thiếu niên.

Dựa trên kinh nghiệm lâu năm, ELS đã xây dựng được chương trình học đặc biệt bao gồm cả sách giáo khoa và phần mềm học tiếng Anh ưu việt để giúp sinh viên sử dụng thuần thục tiếng Anh.Với phương pháp giảng dạy đã được kiểm định và công nhận, đội ngũ giảng viên trình độ cao, và chương trình học được thiết kế 12 cấp độ từ cơ bản đến nâng cao, ELS đảm bảo mang tới cho bạn thành công trong học tập.

Trụ sở chính đặt tại Princeton, New Jersey, ELS là đơn vị tuyển sinh viên quốc tế lớn nhất cho các trường Đại học, Cao đẳng và các chương trình Sau đại học của Mỹ và Canada. Hơn 650 trường đại học của Mỹ và Canada công nhận sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Anh cấp độ 112 của ELS là đủ điều kiện tiếng Anh để được nhập học thẳng vào các chương trình đại học và cao học thay cho bài thi TOEFL và IELTS.

 

Đội ngũ giảng viên

Hầu hết các giảng viên kinh nghiệm của ELS đều là thành viên của tổ chức TESOL. Tính từ năm 2007, các giảng viên và nhân viên tại ELS đã đóng góp hơn 40 bài báo cáo tham luận tại Hội nghị quốc tế thường niên của tổ chức TESOL. ELS là tổ chức có số thành viên đông nhất tham gia NAFSA, Liên hiệp các nhà giáo dục quốc tế. Đồng thời các giảng viên tại ELS, Giám đốc các trung tâm ELS, và nhân viên ELS cũng đảm trách nhiều vị trí trong các văn phòng và ủy ban thành viên của các tổ chức như TESOL, NAFSA cùng nhiều tổ chức nghề nghiệp khác, đóng góp cho hoạt động của cộng đồng ESL (Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai).

 

Kiểm định và chứng nhận chất lượng

ELS tại Hoa Kỳ được kiểm định bởi Hội Đồng Kiểm Định Giáo Dục Đào Tạo Thường Xuyên (ACCET) – một cơ quan kiểm định của quốc gia do Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ chỉ định. Ngoài ra, ELS cũng được đã được chứng nhận bởi Hội đồng tuyển sinh quốc tế Mỹ (AIRC).

 

Chương trình Anh ngữ học thuật cho du học sinh loại visa F1

- Bao gồm 12 cấp độ từ 101 (sơ cấp) đến 112 (cao cấp).

- Sĩ số học viên 15 - 20 học viên/lớp.

- 30 tiết học mỗi tuần, mỗi tiết 50 phút, tổng cộng 23 giờ học mỗi tuần.

- 5 ngày đến lớp mỗi tuần, từ thứ Hai – thứ Sáu.

- Mỗi cấp độ kéo dài 4 tuần, mỗi khóa học tương đương 1 cấp độ.

- 26 kỳ khai giảng hằng năm, mỗi tháng đều có 1-2 kỳ mở khóa mới.

 

Thời khóa biểu tham khảo

- 8:30 – 9:20 : Cấu trúc câu/Luyện nói

- 9:30 – 10:20 : Cấu trúc câu/Luyện nói

- 10:30 – 11:20 : Từ vựng

- 11:30 – 12:20 : Thực hành tại phòng Lab

- 12:20 – 1:30 : Ăn trưa

- 1:30 – 2:30 : Đọc/Viết

- 2:40 – 3:45 : Đọc/Viết

 

Thông tin chi phí

Ước tính cho 1 khóa học 4 tuần
Tiếng Anh học thuật: $1,840
Tiếng Anh bán chuyên sâu: $1,410
Tiếng Anh kết hợp du lịch: $1,350
Tiếng Anh quản trị: $5,725
Học chứng chỉ CELTA: $2,550
Sinh hoạt phí: $925
Bảo hiểm: $120

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới tự hào là đại diện tuyển sinh chính thức của tổ chức ELS tại Việt Nam. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay nếu bạn chọn học tiếng Anh tại Mỹ hoặc Canada cùng tổ chức ELS.

Giấy chứng nhận Thế Hệ Mới là đại diện tuyển sinh chính thức của tổ chức ELS tại Việt Nam

Giấy chứng nhận Thế Hệ Mới là đại diện tuyển sinh chính thức của tổ chức ELS tại Việt Nam.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Tài liệu gốc mang tên "10 Points to remember when applying for a non-immigrant visa" đã được phát hành rộng rãi từ nhiều năm trước, nó được soạn bởi các cựu nhân viên Lãnh Sự Hoa Kỳ và được nhiều trường tại Mỹ gửi cho du học sinh để hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn xin thị thực du học. Tiếc thay, phần lớn học sinh đều bỏ qua tài liệu hữu ích này vì nó quá nhiều chữ tiếng Anh :-( . Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới đăng lại tài liệu này bằng song ngữ Anh - Việt, mong là nó sẽ hữu ích cho các bạn học sinh đang chuẩn bị xin thị thực du học Mỹ.

Điều thứ 1
"Ties to your home country - Các mối ràng buộc với nước sở tại." Under U.S. Law, all applicants for nonimmigrant visas, such as student visas, are viewed as intending immigrants until they can convince the consular officer that they are not. You must therefore be able to show that you have reasons for returning to your home country that are stronger than those for remaining tin the United States. “Ties” to your home country are the things that bind you to your home town, homeland, or current place of residence: job, family, financial prospects that you own or will inherit, investments, etc. if you are prospective undergraduate, the interviewing officer may ask about your specific intentions or promise of future employment, family or other relationships, educational objectives, grades, long-range plans and career prospects in your home country. Each person’s situation is different, of course, and there is no magic explanation or single document, certificate, or letter which can guarantee visa issuance.

Theo Luật pháp của Hoa Kỳ, tất cả những người xin thị thực không di dân, chẳng hạn như thị thực du học, được xem như người có ý định nhập cư cho đến khi họ có thể thuyết phục viên chức lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Do đó, bạn phải có khả năng để cho thấy rằng bạn có lý do để trở về nước của bạn mạnh mẽ hơn những lý do bạn ở lại Hoa Kỳ. "Các mối ràng buộc với nước sở tại là những điều ràng buộc bạn với quê hương của bạn, hoặc nơi cư trú hiện tại: công việc, gia đình, triển vọng tài chính mà bạn sở hữu hoặc sẽ thừa kế, đầu tư, v.v.. nếu bạn muốn học đại học, các phỏng vấn viên có thể hỏi về những dự định cụ thể của bạn hay hứa hẹn việc làm trong tương lai, gia đình hoặc các mối quan hệ khác, mục tiêu giáo dục, trình độ, kế hoạch dài hạn và triển vọng nghề nghiệp ở nước bạn. Hoàn cảnh của mỗi người tất nhiên khác nhau, và không có lời giải thích kỳ diệu hay tài liệu duy nhất, giấy chứng nhận, hoặc bất kỳ bức thư nào có thể đảm bảo bạn được cấp visa.

Điều thứ 2
"English – Trình độ Anh ngữ."Anticipate that the interview will be conducted in English and not in your native language. One suggestion is to practice English conversation with a native speaker before the interview, but do NOT prepare speeches!

Dự kiến trước là buổi phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh và không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Một gợi ý là hãy luyện tập tiếng Anh với người bản xứ trước khi phỏng vấn, nhưng KHÔNG phải là chuẩn bị đọc diễn văn!

Điều thứ 3
"Speak for yourself - Hãy tự nói về mình." Do not bring parents or family members with you to the interview. The consular officer wants to interview you, not your family. A negative impression is created if you are not prepared to speak on your own behalf.

Đừng đưa bố mẹ hay người nhà đến các cuộc phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự muốn phỏng vấn bạn, không phải gia đình của bạn. Bạn sẽ tạo ấn tượng xấu nếu bạn không chuẩn bị để tự trình bày vấn đề của mình.

Điều thứ 4
"Know the program and how it fits your career plans - Hiểu rõ chương trình học và làm thế nào nó phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp của mình." You must be able to articulate the reasons for choosing a particular program in the United States and explain how studying in the United States relates to your future professional career when you return home.

Bạn phải có khả năng trình bày rõ lý do cụ thể cho việc lựa chọn một chương trình học tại Hoa Kỳ và giải thích được việc học tập tại Hoa Kỳ liên quan đến nghề nghiệp tương lai của bạn khi bạn trở về nhà.

Điều thứ 5
"Be brief - Hãy trình bày ngắn gọn."Because of the volume of applications received, all consular officers are under considerable time pressure to conduct a quick and efficient interview. They must take a decision, for the most part, on the impressions they from during the first minute of the interview. Consequently, what you say first and the initial impression you create are critical to your success. Keep your answers to the officer’s questions short and to the point.

Vì số lượng của các hồ sơ xin thị thực rất lớn, tất cả các viên chức lãnh sự phải làm việc dưới áp lực thời gian đáng kể để tiến hành một cuộc phỏng vấn nhanh chóng và hiệu quả. Họ phải đưa ra quyết định, phần lớn, dựa trên những ấn tượng có được từ trong những phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Do đó, những gì bạn nói lần đầu và ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra sẽ quyết định thành công của bạn. Hãy trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn vào trọng tâm.

Điều thứ 6
"Additional documentation - Hồ sơ hỗ trợ." It should be immediately clear to the consular officer. What written documents you are presenting and what they signify lengthy written explanations cannot be quickly read or evaluated. Remember that you will have 2 - 3 minutes of interview time. If you are lucky.

Những hồ sơ quan trọng phải được trình cho viên chức lãnh sự ngay lập tức và rõ ràng. Những văn bản giấy tờ bạn trình và những gì họ biểu giải trình bằng văn bản quá dài có thể không được đọc nhanh chóng và đánh giá. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 2 - 3 phút cho cuộc phỏng vấn. Nếu bạn là người may mắn.

Điều thứ 7
"Not all countries are equal – Không phải quốc gia nào cũng như nhau."Applicants from countries suffering economic problems or from countries where many students have remained in the United States as immigrants will have more difficulty getting visas.

Đương đơn từ các quốc gia đang gặp các vấn đề kinh tế hay các quốc gia mà nhiều sinh viên đã ở lại Hoa Kỳ như là người nhập cư sẽ có nhiều khó khăn nhận được thị thực

Điều thứ 8
"Employment - Việc làm."Your main purpose in coming the United States should be to study, not for the chance to work before or after graduation. While many students do work off-campus during their studies, such employment is incidental to their main purpose of completing their U.S. education. You must be able to clearly articulate your plan to return home at the end of your program. If your spouse is also applying for an accompanying F-2 visa, be aware that F-2 dependents cannot be employed in the United States. If asked, be prepared to address what your spouse intends to do while in the United States. Volunteer work and attending school part-time are permitted activities.

Mục đích chính của bạn đến Hoa Kỳ là để học tập, không phải để có cơ hội kiếm việc làm trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Có nhiều sinh viên làm thêm việc bên ngoài trường trong nghiên cứu của họ, việc này chỉ là ngẫu nhiên mục đích chính của họ hoàn thành việc học của họ tại Mỹ. Bạn phải có khả năng trình bày rõ kế hoạch của bạn để trở về nhà khi kết thúc khóa học của bạn. Nếu người phối ngẫu của bạn nộp đơn cho visa đi kèm F-2, hãy ý thức được rằng F-2 có thể không được phép làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu được hỏi, hãy chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết những gì vợ chồng bạn dự định làm trong khi tại Hoa Kỳ. Công việc tình nguyện và đi học bán thời gian được chấp thuận.

Điều thứ 9
"Dependents remaining at home – Người thân ở quê nhà."If your spouse and children are remaining behind in your country, be prepared to address how they will support themselves in your absence. This can be an especially tricky area if you are the primary source of income for your family. If the consular officer gains the impression that your family will need you to remit money from the United States in order to support themselves, your student visa supplication will almost certainly be denied.

Nếu người phối ngẫu và con cái của bạn vẫn ở lại đất nước của bạn, bạn phải đảm bảo họ tự hỗ trợ được trong khi bạn vắng mặt. Điều này có thể là một lãnh vực đặc biệt khó khăn nếu bạn là nguồn thu nhập chính của gia đình bạn. Nếu các viên chức lãnh sự cảm thấy rằng gia đình bạn sẽ cần bạn phải gửi tiền từ Hoa Kỳ về để nuôi họ, việc xin thị thực sinh viên của bạn sẽ gần như chắc chắn sẽ bị từ chối.

Điều thứ 10
"Maintain a positive attitude - Duy trì thái độ tích cực." Do not engage the consular officer in an argument. If you are denied a student visa, ask the officer for a list of documents he or she would suggest you bring in order to overcome the refusal, and try to get the reason you were denied in writing.

Không tranh cãi với các viên chức lãnh sự. Nếu bạn bị từ chối visa du học, yêu cầu nhân viên cho một danh sách các tài liệu gợi ý bạn cần phải bổ sung để vượt qua sự từ chối, và cố gắng để có được những lý do bạn bị từ chối bằng văn bản.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Theo báo cáo từ chương trình SEVP, hằng năm có hơn mười nghìn du học sinh đến Mỹ để học tiếng Anh. Nhiều sinh viên đến để chuẩn bị nhập học vào đại học và cao đẳng ở Mỹ; các sinh viên khác đến để học tiếng Anh và trải nghiệm cuộc sống Mỹ; một số sinh viên đến để nâng cao tiếng Anh giúp tìm một công việc tốt hơn tại quê nhà.

Có thể chương trình Anh ngữ không phải là lựa chọn đầu tiên khi sinh viên nghĩ đến và nhiều sinh viên nghĩ rằng kỹ năng tiếng Anh của mình là tốt, nhưng sinh viên nên cân nhắc chọn học chương trình Anh ngữ, đặc biệt là chương trình tiếng Anh chuyên sâu toàn thời gian (được viết tắt là ESL, EAP hoặc IESL). Nâng cao kỹ năng tiếng Anh sẽ giúp sinh viên có cơ hội đạt điểm TOEFL hoặc IELTS cao hơn, điều đó có nghĩa là sinh viên sẽ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn trường và xin học bổng.

Sinh viên cũng sẽ thấy lớp học trở nên dễ dàng hơn và học tập tốt hơn nhờ có các kỹ năng tiếng Anh tốt. Môi trường lớp học và hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ rất khác biệt. Sinh viên được khuyến khích tham gia thảo luận trong lớp, chia sẻ quan điểm, tranh luận và giải thích lý do, trình bày trước lớp và làm việc theo nhóm với các sinh viên khác trong lớp. Học và nâng cao kỹ năng tiếng Anh sẽ giúp sinh viên có nền tảng tốt trước khi vào học đại học hoặc thạc sỹ.

Nước Mỹ rộng lớn và đa dạng với các trường cao đẳng và đại học, trường tư và trường công, quy mô lớn và nhỏ, thành thị và ngoại ô, cũng như nhiều trường Anh ngữ tư thục. Bên dưới là các chương trình học Anh ngữ tại Mỹ, mong là bạn sẽ chọn đúng chương trình phù hợp với khả năng và ngân sách của mình:

 

Học Anh ngữ tại trường cao đẳng hay đại học

Nhiều trường cao đẳng và đại học ở Mỹ có chương trình Anh ngữ chuyên sâu toàn thời gian. Chương trình Anh ngữ toàn thời gian (được viết tắt là ESL, EAP hoặc IESL) phải đáp ứng tối thiểu 18 giờ học mỗi tuần cho sinh viên để được cấp thị thực sinh viên loại F-1, nhiều trường thiết kế 20-25 giờ học/tuần và sinh viên đến trường học 5 ngày/tuần.

Tương tự như chương trình bậc đại học chính khóa, sinh viên thường bắt đầu khóa học Anh ngữ vào đầu học kỳ. Sinh viên chương trình học tiếng Anh có thể ở nội trú trong trường và có thể sử dụng thư viện, các khu vực giải trí và phòng tập thể thao, cũng như nhiều tiện ích khác. Sinh viên có thể thực hành tiếng Anh với các sinh viên đại học trong khu nội trú và khu ẩm thực trong trường. Ở một vài trường, sinh viên ở trình độ tiếng Anh nâng cao có thể học một vài khóa học cơ bản theo chương trình đại học trước khi hoàn thành chương trình Anh ngữ toàn thời gian, họ thường gọi chương trình đó là Nhịp cầu đại học (College Bridge).

Một lợi ích khác khi tham gia khóa học Anh ngữ chuyên sâu kết hợp với chương trình đại học này là sinh viên với thị thực F-1 có thể làm việc tại trường lên đến 20 giờ một tuần. Một điều quan trọng cần lưu ý là chương trình Anh ngữ chuyên sâu không phải là một phần của chương trình đại học hoặc cao đẳng, vì vậy sinh viên có thể không nhận được tín chỉ cho các lớp đã học. Sinh viên tham gia học chương trình Anh ngữ chuyên sâu không nhất thiết phải học cao đẳng và đại học sau khi hoàn thành chương trình. Lưu ý chi phí học tại trường đại học, cao đẳng và cao đẳng cộng đồng công lập thường ít hơn so với trường đại học và cao đẳng tư thục.

 

Học Anh ngữ tại trường Anh ngữ tư thục

Một vài trường tư đào tạo Tiếng Anh cũng có chương trình chuyển tiếp lên đại học hoặc cao đẳng tại Mỹ, và nhiều trường có địa điểm trong hoặc gần khuôn viên trường. Một số trường có lớp học tại tòa cao ốc văn phòng ngay trung tâm thành phố hoặc trung tâm mua bán, chỉ một vài trường dạy tiếng Anh tư có khu nội trú hoặc giúp bố trí nhà ở cho sinh viên dạng ở cùng gia đình người Mỹ.

Tại một vài trường tư đào tạo tiếng Anh chuyên sâu, sinh viên ở trình độ nâng cao có thể học một hoặc hai khóa học dành cho chương trình đại học tại các trường cao đẳng hoặc đại học liền kề. Nhiều trường còn có chương trình tiếng Anh kết hợp kỳ nghỉ qua đó sinh viên có thể học tiếng Anh khi đi du lịch hoặc tham gia vào các hoạt động khác. Ở các trường tư, lịch học có thể linh hoạt hơn so với các trường cao đẳng và đại học, các khóa học mới được mở mỗi tháng một vài lần, điều này thuận lợi cho sinh viên với kế hoạch học tập trong thời gian ngắn.

 

Các tổ chức kiểm định và hiệp hội Anh ngữ chuyên nghiệp

Một chương trình dạy Anh ngữ chuyên sâu chất lượng phải được kiểm định bởi các tổ chức hoặc phải là thành viên của các hiệp hội đào tạo tiếng Anh chuyên nghiệp. Trường đào tạo tiếng Anh do trường đại học hoặc cao đẳng “quản lý” hoặc “thành lập” được tổ chức kiểm định cấp khu vực cùng với các chương trình của trường. Một số tổ chức kiểm định và hiệp hội Anh ngữ chuyên nghiệp như sau:

- Ủy Ban Kiểm Định Chương Trình Ngôn Ngữ Tiếng Anh (CEA - www.cea-accredit.org) kiểm định các chương trình đáp ứng các tiêu chí về Học thuật.

- Hội Đồng Kiểm Định Giáo Dục và Đào Tạo Thường Xuyên (ACCET - www.accet.org) kiểm định các tổ chức có chương trình đào tạo và giáo dục thường xuyên. 

- Hiệp hội Các Chương Trình Tiếng Anh Chuyên Sâu Thuộc Trường Cao Đẳng và Đại Học (UCIEP - www.uciep.org) đánh giá nghiêm ngặt các tổ chức thành viên.

- Hiệp hội Chương Trình Tiếng Anh Chuyên Sâu Mỹ (AAIEP - www.aaiep.org) có tiêu chuẩn cho chương trình tiếng Anh và đánh giá nghiêm ngặt các tổ chức thành viên.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Ở cùng người dân bản xứ (Homestay) là một lựa chọn đặc biệt để bạn có thể trải nghiệm cuộc sống của người Mỹ với một mức phí chỉ khoảng $675/tháng bao gồm các bữa ăn. Bạn càng nhiệt tình tham gia các hoạt động của chủ nhà thì bạn càng học được nhiều về văn hoá Mỹ cũng như cải thiện các kỹ năng Anh ngữ của bạn trong một thời gian ngắn.

Hãy nhớ rằng cũng giống như bạn, gia đình chủ nhà nhận nuôi học sinh quốc tế bởi vì họ muốn tìm hiểu về các nền văn hoá khác. Để giúp bạn có được trải nghiệm tuyệt vời khi ở cùng người dân bản xứ, chúng tôi gửi đến bạn một số kinh nghiệm như sau:

 

1. Luật lệ của chủ nhà

Mặc dù bạn đang chi trả cho phòng ở của bạn, hãy nhớ rằng các gia đình bản xứ không phải là khách sạn hay ký túc xá. Chủ nhà sẽ đối xử với bạn như một thành viên trong gia đình, như một người khách và một người thuê phòng của họ. Mỗi gia đình bản xứ có những đặc trưng riêng, vì thế bạn sẽ phải cần tìm hiểu những quy tắc của chủ nhà ngay khi bạn chuyển vào sinh sống. Đây là vài câu hỏi thông thường mà bạn có thể hỏi như:

- Thời gian ăn tối của gia đình là mấy giờ? Tôi có thể giúp để chuẩn bị buổi tối hoặc dọn dẹp sau bữa ăn tối không?

- Bữa ăn nào thì tôi sẽ phải cần chuẩn bị riêng cho bản thân mình?

- Thời gian nào hầu hết những thành viên trong gia đình đi ngủ và khi nào tôi cần phải giữ yên lặng?

- Ai có thể hỗ trợ tôi để làm bài tập về nhà?

- Tôi có thể mở tiếng nhạc, âm thanh hay truyền hình với âm lượng cỡ nào?

- Tôi có thể mời bạn của tôi đến thăm viếng sau khi tan đi học hoặc trong những ngày cuối tuần được không?

- Thời gian giới hạn trong mỗi lần đi tắm hoặc sử dụng nhà vệ sinh là bao lâu?

Bạn có thể nghĩ ra nhiều câu hỏi cụ thể hơn và trao đổi một cách trực tiếp với chủ nhà của bạn.

 

2. Sự hướng dẫn

Trong tuần đầu tiên, chủ nhà của bạn sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết những việc như mở tài khoản ngân hàng, làm thẻ chứng minh của tiểu bang, thuê bao điện thoại hoặc lắp đặt internet cho riêng bạn... Tất nhiên, chủ nhà của bạn sẽ giao cho bạn một chìa khóa nhà và họ cũng hướng dẫn bạn các phương tiện giao thông để đến trường học.

 

3. Giao tiếp và đặt câu hỏi cần thiết

Đừng ngại ngùng về trình độ tiếng Anh giới hạn của bản thân mình. Một trong những mục tiêu của bạn đến Mỹ là để học tiếng Anh! Bạn không thể cải thiện kỹ năng nghe nói tiếng Anh của mình nếu bạn suốt ngày chỉ ở trong phòng riêng. Hãy chắc chắn rằng nói chuyện với tất cả những thành viên trong gia đình chủ nhà của bạn.

 

4. Những hoạt động của gia đình chủ nhà

Bạn sẽ được mời tham gia những hoạt động và những buổi dạo chơi của gia đình. Đây là một trong những lý do chính tại sao bạn trở thành một phần của gia đình họ, vì vậy hãy cố gắng tham gia vào những hoạt động đó bất cứ khi nào có thể. Luôn lịch sự khi bạn hỏi họ về những chi phí phát sinh khi bạn tham gia vào những hoạt động đó. Bạn có thể hỏi “How much shall I pay?” hoặc “How much spending money will I need to bring?”.

 

5. Minh bạch các khoản chi phí

Bạn có trách nhiệm chi trả chi phí thuê nhà cho chủ nhà của bạn đúng với giá tiền đã được giao kết và đúng thời hạn thanh toán. Sau đây là những loại phí bạn cần thương lượng trước với chủ nhà:

- Bột giặt, giấy vệ sinh.

- Các bữa ăn trong tuần.

- Tiền điện & nước.

- Chi phí đưa đón đi học.

- Cước phí internet.

 

6. Giúp đỡ chủ nhà

Trong hầu hết các hộ gia đình, các thành viên mong chờ để giúp đỡ những công việc nhà. Trong xã hội Mỹ người mẹ thường không ở nhà toàn thời gian, vì vậy trẻ em học cách để tự phục vụ mình từ khi còn nhỏ.

- Luôn luôn giữ giường và phòng của bạn sạch sẽ và dọn dẹp nó hằng tuần bằng cách loại bỏ rác thải, hút bụi và giặt tấm ga giường của bạn. Hỏi nơi nào để vứt rác và tái chế rác.

- Hãy ngỏ ý giúp đỡ để sắp xếp và dọn dẹp bàn ăn chung, và đặt dĩa đã dùng trong máy rửa chén dĩa.

- Hãy chắc chắn bạn biết cách vận hành nhà bếp, những thứ gì có thể cho đi xuống bồn rửa hoặc phải qua xử lý rác thải, những gì có thể được vứt và những gì được tái chế. Quan sát nơi đặt đồ dùng, chén dĩa phải được giữ gìn cẩn thận, và luôn luôn làm sạch sau khi bạn sử dụng.

- Hỏi cách vận hành máy giặt và máy sấy và thời gian nào trong ngày bạn có thể sử dụng những thiết bị đó (vì những thiết bị đó có thể tạo ra tiếng ồn và làm ảnh hưởng đến người khác).

- Giữ cho phòng tắm sạch sẽ và ngăn nắp, quan sát vòi sen và phòng tắm như thế nào. Và những gì không nên đặt xuống nhà vệ sinh, cũng như làm thế nào để khi tắm nước không rơi ra khỏi bức màn chắn trong phòng tắm (nhà Mỹ không có hệ thống thoát nước trong sàn phòng tắm). Lau bồn rửa và những khu vực dơ sau khi bạn đã tắm xong.

- Tình nguyện cho một việc vặt bạn có thể làm như chia sẻ của công việc nhà.

- Thể hiện tinh thần tiết kiệm cho gia đình chủ nhà.

 

7. Cảm ơn & xin lỗi

Hãy nói “Thank you” khi bạn nhận được sự giúp đỡ hoặc chăm sóc và đừng quên nói "I'm sorry" ngay khi bạn có lỗi.

 

8. Thông báo cho chủ nhà về lịch trình của bạn

Chủ nhà cần biết nếu bạn sẽ về nhà muộn hoặc nếu vì lý do nào đó bạn sẽ không về nhà đúng giờ như thường lệ. Xin vui lòng gọi về nhà và nói với họ hoặc để lại một tin nhắn để họ không phải lo lắng về bạn. Điều này không có nghĩa là bạn không được tự do. Bạn đang là một người trưởng thành và có trách nhiệm làm cho mọi người yên tâm về sự vắng mặt của bạn.

 

9. Vai trò của người cha, người mẹ và trẻ em trong gia đình

Vai trò của phụ nữ và nam giới ở Mỹ có thể khác so với ở đất nước của bạn. Đừng ngạc nhiên nếu người cha trong gia đình nấu ăn, lau nhà hoặc rửa bát. Trẻ em ở Mỹ có thể nói chuyện rất thẳng thắn, tuổi tác không quan trọng ở Mỹ trong cách họ nói chuyện với nhau.

Gia đình của người Mỹ hy vọng bạn nói chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình với sự tôn trọng như nhau. Tuy nhiên nếu trẻ em làm phiền đến bạn, bạn có thể nói với đứa trẻ đó với (một cách lịch sự) mà bạn không muốn bị quấy rầy. Nếu đứa trẻ tiếp tục làm phiền bạn, hãy nói chuyện với người cha hoặc mẹ của đứa trẻ để họ giúp bạn.

 

10. Nặng mùi

Xin lưu ý là việc nặng mùi (mùi cơ thể, mùi nước hoa, tỏi và khói, mùi thức ăn truyền thống của quê hương bạn) có thể rất khó chịu đối với người Mỹ. Như ở nhiều nước trên thế giới, người Mỹ tắm mỗi ngày, sử dụng chất khử mùi sau khi tắm, và mặc quần áo sạch sẽ mỗi ngày. Họ cũng đánh răng ít nhất hai lần một ngày sau khi ăn.

 

11. Lái xe

Nếu bạn muốn lái xe ô tô, hãy chắc chắn rằng bạn có bằng lái xe hợp lệ của chính phủ Mỹ và bạn cũng phải có bảo hiểm ô tô. Hỏi chủ nhà của bạn để được giúp đỡ tìm kiếm các cơ quan cấp phép và giới thiệu một công ty bảo hiểm tốt. Không nên hỏi để mượn xe của chủ nhà hoặc người khác.

 

12. Hút thuốc

Luật Mỹ chỉ cho người đủ 18 tuổi hút thuốc, bạn cần trao đổi với chủ nhà nếu bạn có thói quen hút thuốc để được hướng dẫn vị trí được phép hút thuốc. Không có chủ nhà nào cho phép hút thuốc trong nhà, nếu bạn bị phát hiện hút thuốc trong nhà bạn có thể được yêu cầu dọn ra khỏi nhà ngay lập tức. Khi bạn hút thuốc bên ngoài, xin vui lòng dọn dẹp tàn thuốc lá sạch sẽ.

 

13. Uống rượu

Bạn phải trên 21 tuổi mới có thể mua hoặc dùng thức uống có cồn. Trong mọi trường hợp, không được mang bất kỳ loại rượu nào vào nhà mà không được sự cho phép của chủ nhà của bạn. Người Mỹ rất chặt chẽ với sự nguy hiểm của rượu và uống rượu quá mức sẽ không được chấp nhận. Đừng bao giờ uống rượu trước hoặc trong khi bạn đang lái xe hoặc trong phòng của bạn.

 

14. Chất kích thích

Không được sử dụng chất kích thích (ma túy) bất hợp pháp dưới mọi hình thức. Nếu bạn bị cảnh sát bắt vì sử dụng chất kích thích (ma túy), bạn sẽ phải đi tù.

 

15. Chăm sóc y tế

Chi phí điều trị y tế tại Mỹ rất đắt, bạn cần phải mua bảo hiểm y tế và luôn mang theo đầy đủ các thông tin về bảo hiểm của bạn mọi lúc. Đừng quên trình bày thẻ bảo hiểm của bạn cho chủ nhà, để nếu bạn bị bệnh, chủ nhà sẽ đưa bạn đi đến bác sĩ phù hợp với loại bảo hiểm của bạn. Nếu bạn gặp tình trạng cần chăm sóc y tế khẩn cấp thì chủ nhà cũng sẽ giúp bạn bằng cách gọi cha mẹ của bạn, trường học hoặc các cơ quan ủy quyền thích hợp khác. Nếu bạn đang được điều trị bằng thuốc, xin vui lòng chia sẻ thông tin với chủ nhà của bạn. Họ cần phải biết trong trường hợp bạn bị một trường hợp khẩn cấp nào đó xảy ra.

 

16. Thời gian sống thử

Tháng đầu tiên của bạn trong ở trong nhà bản xứ là một thời gian cho chủ nhà và bạn cố gắng chung sống. Nếu bạn cảm thấy không phù hợp với chủ nhà vì những lý do như quá ồn ào, quá yên tĩnh, quá bẩn, quá sạch sẽ, hoặc cá tính của bạn không nhận chủ nhà đó.. hãy vui lòng liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ nhà ở của bạn ngay lập tức. Họ có thể thay mặt bạn để thương lượng với chủ nhà hoặc sắp xếp để bạn di chuyển đến một nhà bản xứ khác phù hợp hơn.

 

17. Thông báo trước hai tuần

Bạn phải cam kết ở cùng người bản xứ trong một thời gian tối thiểu (thường là 1 đến 3 tháng). Sau đó, nếu bạn muốn chuyển nhà, bạn phải thông báo ít nhất là hai tuần cho gia đình chủ nhà. Điều này có nghĩa rằng bạn cần thanh toán tiền thuê nhà cho chủ nhà hai tuần kể từ ngày bạn thông báo với họ đến khi bạn chuyển đi. Ngay cả khi bạn chọn để chuyển đi ra trước khi kết thúc hai tuần, bạn cũng phải chi trả cho chủ nhà của bạn trong hai tuần đó đầy đủ. Đừng chờ đợi để nói cho họ biết kế hoạch của bạn chuyển đi; chủ cần phải biết trước những gì đang xảy ra trong gia đình của họ.

 

18. Chuyển nhà

Khi bạn rời khỏi nhà dân bản xứ, xin vui lòng nhớ phải chịu trách nhiệm về các điều sau đây:

- Trả lại chìa khóa nhà cho chủ nhà của bạn.

- Đưa cho chủ nhà cũ của bạn địa chỉ nhà mới và số điện thoại, trong trường hợp có thư tín hoặc tin tức quan trọng nào đó dành cho bạn sau khi bạn chuyển đi.

- Luôn đăng ký đổi địa chỉ với bưu điện, trường học, nhà cung cấp dịch vụ internet, và ngân hàng ngay sau khi bạn chuyển đến địa chỉ mới.

- Dọn dẹp phòng của bạn kỹ lưỡng, loại bỏ tất cả rác thải và vật dụng cá nhân.

 

19. Liên hệ với đơn vị cung cấp nhà ở khi cần trợ giúp

Bạn nên thảo luận trực tiếp với gia đình chủ nhà của bạn, họ luôn thực sự muốn giúp đỡ bạn nhưng họ sẽ cho rằng bạn hiểu hoặc đồng ý nếu bạn không lên tiếng. Nếu bạn đang gặp vấn đề với gia đình chủ nhà của bạn nhưng vẫn không được giải quyết sau khi thảo luận với gia đình chủ nhà, bạn hãy liên lạc ngay với đơn vị cung cấp dịch vụ nhà ở của bạn để được hỗ trợ chu đáo.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Thị thực du học của bạn chỉ được cấp cho mục đích học tập tại Mỹ, bạn phải chú ý duy trì tình trạng hợp pháp. Bạn lưu ý rằng sau khi bạn đã đến Mỹ nhập học, tình trạng hợp pháp của bạn luôn được cập nhật trong hệ thống quản lý du học sinh gọi là SEVIS, chứ không chỉ là các thông tin đã được in trên giấy như đơn I-20 và VISA.

 

I. Nhập cảnh

1. Các du học sinh F-1 lần đầu đến Mỹ không được nhập cảnh sớm hơn 30 ngày trước ngày bắt đầu chương trình học được in trên I-20.

2. Nhập học đúng trường mà bạn đã nộp đơn xin cấp visa du học (đọc hướng dẫn ở trang thứ 2 của I-20).

3. Ngay lập tức liên hệ với viên chức chỉ định của trường (DSO) khi nhập cảnh Mỹ, DSO là người ký tên trên đơn I-20 của bạn. Khi đến Mỹ, bạn cần trình diện với DSO trước ngày nhập học ghi trên I-20 để được ghi nhận vào hệ thống SEVIS là bạn đã đến Mỹ nhập học.

 

II. Học tập

1. Tham dự và hoàn tất thành công các lớp học của bạn. Nếu chương trình học quá khó đối với bạn, hãy nói chuyện với DSO ngay lập tức.

2. Nếu bạn tin rằng bạn sẽ không thể hoàn tất chương trình của bạn trước ngày kết thúc khoá học được in trên mẫu I-20, hãy nói chuyện với DSO của bạn để yêu cầu gia tăng thời gian.

3. Bạn phải tham gia khóa học đầy đủ của chương trình học; nếu bạn không thể học toàn thời gian, liên hệ với DSO của bạn ngay lập tức.

4. Không tự bỏ học một lớp mà không thảo luận trước với DSO của bạn.

 

III. Làm việc

1. Du học sinh chỉ được làm việc sau khi đã được cấp phép.

2. Nếu bạn muốn làm việc tại Hoa Kỳ thì điều trước tiên hãy nói chuyện với DSO của bạn.

3. DSO của bạn có thể cấp phép cho một số công việc nhất định; một số loại hình làm việc có thể yêu cầu được cấp phép bởi DSO và cơ quan USCIS.

4. Nếu bạn làm việc mà không được cấp phép, bạn sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ ngay và bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong một thời gian dài sau đó.

 

IV. Sau khi chương trình học kết thúc

1. Hãy hành động để duy trì tình trạng pháp lý sau khi hoàn thành chương trình học tập của bạn.

2. Kể từ ngày kết thúc khoá học, bạn có một khoảng thời gian 60 ngày gọi là Grace Period để làm các việc sau:

- Hoàn tất thủ tục chuyển sang trường khác.

- Thay đổi cấp độ học vấn của bạn (ví dụ: từ cử nhân học lên thạc sĩ).

- Đăng ký để thay đổi loại thị thực.

- Du lịch giải trí.

- Rời khỏi Hoa Kỳ.

Nếu bạn cư trú tại Mỹ quá thời hạn nói trên mà không được cấp phép, bạn sẽ bị buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ ngay lập tức và bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ một thời gian từ 3 đến 10 năm tuỳ mức độ vi phạm.

 

V. Hãy thảo luận với DSO của bạn

DSO của bạn nên là người đầu tiên nói chuyện với bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi liên quan đến các yêu cầu pháp lý của của bạn ở Hoa Kỳ. DSO của bạn có thể hỗ trợ trong việc trả lời câu hỏi của bạn hoặc giúp bạn tìm một người có thể giúp đỡ. Hãy nói chuyện với DSO của bạn nếu bạn đang có kế hoạch để thực hiện một trong những điều sau đây:

1. Thay đổi lớn về chương trình, hoặc cấp độ học vấn.

2. Thay đổi cấp độ chương trình.

3. Chuyển đến trường mới.

4. Nghỉ học một thời gian.

5. Đi du lịch bên ngoài nước Mỹ.

6. Làm việc tại Mỹ.

7. Di chuyển đến một địa chỉ mới.

8. Yêu cầu gia hạn thời gian để hoàn tất chương trình học.

 

Nguồn thông tin: http://studyinthestates.dhs.gov/maintaining-your-status

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Bằng thạc sỹ của Mỹ có giá trị nổi bật hơn bất cứ bằng cấp từ một quốc gia nào khác nhờ chất lượng đào tạo xuất sắc, tập trung vào thực hành, luôn cập nhật các kiến thức mới và quan trọng hơn hết là tạo cho sinh viên 1 tư duy thịnh vượng. Các chương trình đào tạo thạc sỹ uy tín tại Mỹ đều yêu cầu sinh viên hội đủ các điều kiện tuyển sinh như sau:

- Tốt nghiệp 1 bằng đại học chuyên ngành có liên quan đến chương trình thạc sỹ.

- Điểm trung bình tốt nghiệp đại học phải đạt 3.0.

- Trình độ lưu loát tiếng Anh đạt IELTS 7.0 hoặc TOEFL 92.

- Điểm bài thi GMAT hoặc GRE theo yêu cầu của khoa.

Nếu sinh viên chưa hội đủ các điều kiện trên, hãy chọn học chương trình dự bị thạc sĩ (Pre-Master, Pre-MBA) thay vì chọn học lại từ đầu chương trình đại học tốn kém thời gian, chi phí và công sức.

Chương trình dự bị thạc sỹ cung cấp cho các du học sinh một bước đệm vững chắc trước khi được chấp nhận nhập học thạc sĩ chính thức. Chương trình này sẽ giúp cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu chuyên sâu của chương trình thạc sỹ, ví dụ như luyện thi GMAT & GRE, kỹ năng về viết văn bản học thuật, giao tiếp thuyết trình, kiến thức cơ bản về các thuật ngữ chuyên ngành và những kỹ năng cần thiết khác.

Các chương trình dự bị thạc sỹ thường được chia làm 3 mảng chính: Các môn chuyên ngành, kỹ năng nghiên cứu và các khóa đào tạo tiếng Anh. Khóa học tiếng Anh được lập nên nhằm mục đích hỗ trợ các sinh viên quốc tế về mặt ngôn ngữ. Việc tiếp cận với một môi trường học tập mới, có thời gian để làm quen với các phương pháp học tập và thậm chí cuộc sống mới sẽ giúp du học sinh quốc tế có một hành trang đầy đủ và tự tin trước khi bước vào giai đoạn học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Chương trình dự bị thạc sỹ thường kéo dài tương đương 1 đến 2 học kỳ, tùy theo trình độ khởi điểm của sinh viên.

 

Yêu cầu đầu vào

Để được nhập học chương trình dự bị thạc sỹ, bạn cần đạt được một số yêu cầu đầu vào bắt buộc. Tất nhiên những yêu cầu này khác nhau tùy theo trường bạn đăng ký, tuy nhiên sau đây là một số yêu cầu phổ biến của các trường đại học đối với các chương trình dự bị thạc sỹ:

- Bằng tốt nghiệp đại học loại khá/giỏi trong các ngành học liên quan.

- Đối với chương trình dự bị đại học 2 mảng chương trình (không bao gồm tiếng Anh), sinh viên cần phải có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5,5.

- Đối với chương trình dự bị đại học 3 mảng chương trình, sinh viên cần phải có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5,0.

 

Thông tin chi phí

Ước tính cho 1 học kỳ 8 tuần
Học phí: $6,840/học kỳ
Sinh hoạt phí: $3,860/học kỳ
Các phí khác: $185/học kỳ
Bảo hiểm: $400/học kỳ

 

Tại sao nên chọn chương trình dự bị thạc sỹ?

Chương trình dự bị thạc sỹ bao gồm các khóa học kỹ năng về nền tảng học thuật, ví dụ như kỹ năng viết văn bản học thuật (bao gồm viết luận, viết các chủ đề mang tính sáng tạo và thảo luận). Hình thức học tập tại nước ngoài có thể khác với các trường đại học tại Việt Nam, do đó việc làm quen với cách thức học tập là một bước đệm rất quan trọng trước khi bạn tham gia các khóa học thạc sỹ.

Hơn thế nữa những khóa học dự bị thạc sỹ sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chủ đề mà bạn sẽ học trong các khóa học thạc sỹ. Ví dụ, nếu bạn có ý định học thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh, giai đoạn dự bị thạc sỹ sẽ giới thiệu về những vấn đề liên quan đến chuyên ngành này như giao tiếp trong thương mại hay marketing. Điều này sẽ giúp cho bạn bớt bỡ ngỡ khi bước vào giai đoạn học chính thức. Tại sao nên học dự bị thạc sỹ? Lợi ích của việc theo học các chương trình dự bị thạc sỹ là bạn sẽ có một kiến thức vững chắc về các chủ đề liên quan và làm quen với hình thức học tập tại đất nước bạn theo học.

Nếu bạn không theo học các chương trình dự bị thạc sỹ trước khi tham gia quá trình học tập và nghiên cứu, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách khi bước vào giai đoạn học chính thức. Bạn sẽ phải tìm hiểu và nghiên cứu những từ ngữ và kiến thức học thuật hoàn toàn mới, cùng lúc đó bạn cũng sẽ phải phân bổ và tập làm quen với một hình thức học hoàn toàn mới cùng với rất nhiều các bài tiểu luận và kiểm tra đến dồn dập. Hơn thế nữa, trong quá trình học tập dự bị thạc sỹ, bạn sẽ có thời gian làm quen với cuộc sống ở nước ngoài . Điều này sẽ giúp bạn đối phó với cú sốc văn hóa và dần hội nhập với nền văn hóa mới, do đó bạn có thể hoàn toàn tập trung học tập và nghiên cứu khi bước vào khóa học thạc sỹ.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Hai loại bằng sau đại học được cấp tại Mỹ là bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ. Văn bằng thạc sỹ có 2 loại là thạc sỹ học thuật và thạc sỹ chuyên ngành. Bằng thạc sỹ học thuật ví dụ như Thạc sỹ Văn khoa (MA) hoặc Thạc sỹ Khoa học (MSc) được trao thường là sau hai năm kết hợp học các môn trên lớp và nghiên cứu. Các môn học trên lớp cần thiết có thể từ 30 đến 60 tín chỉ và một luận văn và / hoặc một bài thi vấn đáp. Các môn học này có thể giúp vào thẳng các chương trình bậc tiến sỹ.

Bằng thạc sỹ chuyên ngành thường dẫn đến một nghề nghiệp cụ thể và không dẫn đến nghiên cứu tiến sỹ. Các văn bằng này bao gồm MBA (Thạc sỹ Quản trị kinh doanh), MEd (Thạc sỹ Giáo dục), MSW (Thạc sỹ Công tác Xã hội), MFA (Thạc sỹ Mỹ thuật), .v.v... Những văn bằng này thường yêu cầu phải có từ 36 đến 48 tín chỉ học tập và không đòi hỏi luận văn.

Văn bằng tiến sỹ khoa học là bằng tiến sỹ phổ biến nhất, đòi hỏi sinh viên có đề tài nghiên cứu lớn, độc đáo, viết luận án và bảo vệ thành công luận án của mình trước một hội đồng phản biện. Chu trình hoàn thành luận án tiến sỹ có thể mất từ 5 đến 8 năm. Bằng tiến sỹ chuyên ngành, bao gồm EdD (Tiến sỹ Giáo dục) hoặc DBA (Tiến sỹ Quản trị kinh doanh) kết hợp vừa học các môn trên lớp vừa nghiên cứu.

 

Tiêu chí tuyển sinh

Sinh viên phải hoàn thành một văn bằng cử nhân và điểm học 2 năm cuối đại học phải đạt tương đương 3.0, khoảng 7.5 theo thang điểm Việt Nam, để hội đủ điều kiện học chương trình thạc sỹ. Ở cấp độ thạc sỹ và tiến sỹ, một số khoa có thể yêu cầu bạn phải làm một trong hai bài kiểm tra GRE (thi tuyển vào các chương trình cao học ngành khoa học và kỹ thuật) hoặc GMAT (thi tuyển vào các chương trình cao học về Quản lý và Kinh doanh).

Các bài thi khác như MAT (Bài kiểm tra ngoại suy theo phương pháp Miller) đối với lĩnh vực giáo dục hoặc tâm lý học có thể được yêu cầu. Các bài thi cụ thể về từng môn có thể được yêu cầu, ví dụ vào ngành y học, pháp luật, nha khoa. Kiểm tra với trường bạn định theo học xem họ yêu cầu bài thi nào. Bạn cũng sẽ phải chứng minh bạn có khả năng ngôn ngữ tiếng Anh thoả đáng bằng cách cung cấp điểm số TOEFL/ IELTS của bạn hoặc điểm các bài thi tiếng Anh được chấp thuận khác.

 

Quy trình nộp hồ sơ nhập học bậc sau đại học

Bạn nên bắt đầu quá trình nộp hồ sơ từ 12 đến 18 tháng trước ngày dự định học của mình để nghiên cứu các trường khác nhau và hoàn tất các bài thi cần thiết cũng như để tìm hiểu cơ hội tài trợ và học bổng. Ngay sau khi bạn đã lựa chọn được một vài trường muốn dự tuyển, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh của mình.

Mỗi trường ấn định hạn chót nộp hồ sơ riêng của mình, nếu bạn chọn nhập học mùa Thu thì hạn chót nộp đơn thường là từ tháng 11 năm trước đến tháng Ba năm nhập học. Bạn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt vì sẽ có nhiều ưu tiên & lợi thế hơn. Hồ sơ tuyển sinh gửi thẳng tới trường, và thường bao gồm:

- Đơn xin nhập học.

- Lệ phí tuyển sinh.

- Bản sao có chứng thực các văn bằng và bảng điểm đại học.

- Điểm các bài thi chuẩn hóa (GRE, GMAT, SAT, TOEFL).

- Bản tự luận (Personal statement), trong đó bạn phải nêu rõ các mục tiêu và thành tựu học tập đầy tham vọng của bản thân

- Thư giới thiệu, thường là từ giáo viên hoặc cấp quản lý công ty bạn từng làm việc, những người có thể nhận xét chính xác về công việc và tiềm năng của bạn.

- Bằng chứng xác nhận bạn có đủ kinh phí để trang trải cho chương trình học.

- Một số trường đại học, đặc biệt là các trường danh tiếng, sẽ phỏng vấn các sinh viên quốc tế trước khi quyết định tuyển sinh. 

Hồ sơ nhập học của sinh viên chương trình sau đại học thường được xét duyệt bởi hội đồng tuyển sinh, thư mời nhập học thường được gửi cho sinh viên vào tháng Năm cho khóa học mùa Thu bắt đầu vào tháng Chín.

 

Thông tin chi phí

Ước tính cho 1 năm/24 tín chỉ
Học phí: $13,767/năm
Sinh hoạt phí: $6,300/năm
Sách vở: $1,557/năm
Các phí khác: $4,500/năm
Bảo hiểm: $1,022/năm

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Các học sinh trung học có kết quả học tập tốt có thể tham gia hai chương trình học nâng cao với những cái tên viết tắt: AP (Advanced Placement test) tức là học và thi các môn của trình độ đại học, còn IB là Chương trình học bằng Tú tài Quốc tế. AP và IB khác nhau ở một số điểm nhưng cả hai đều đòi hỏi học sinh phải tham dự các khóa học cấp độ cao, giúp họ đạt được kết quả cạnh tranh hơn khi học tập tại trường đại học.

Chương trình AP được xây dựng năm 1955, do Hiệp hội các trường đại học Mỹ (College board) điều hành. Hiệp hội này có hơn 5.200 trường trung học, đại học và các tổ chức giáo dục khác. Thông qua AP, Hiệp hội xây dựng các khóa học cấp đại học với hơn 30 môn mà học sinh có thể theo học khi đang học trung học. Học sinh tham gia AP đạt các tín chỉ của các môn thuộc chương trình đại học ở Mỹ và hơn 40 quốc gia khác với điều kiện là các bài thi AP trong thời gian học trung học (lớp 11 và 12) phải đạt mức điểm yêu cầu. Theo Bộ Giáo dục Mỹ, hơn 60% các trường trung học Mỹ có các khóa học AP. Các bài thi phổ biến nhất gồm tính toán, văn học Anh và lịch sử. Năm 2006, hơn 24% học sinh trung học Mỹ tham gia các kỳ thi của AP, tăng lên so với 16% vào năm 2000.

Chương trình học Tú tài Quốc tế (IB) do Tổ chức Tú tài Quốc tế (IBO) tại Thụy Sĩ điều hành với mục tiêu xây dựng một chương trình giảng dạy chung và hệ thống tín chỉ được các trường đại học và cao đẳng ở các quốc gia khác công nhận. Tổ chức Tú tài Quốc tế gồm hơn 2.000 trường ở 125 quốc gia, trong đó gần 800 trường ở Mỹ. Học sinh phải theo một chương trình học tập rất nghiêm ngặt gồm 6 môn: tiếng Anh, ngoại ngữ, khoa học, toán học, khoa học xã hội và nghệ thuật.Học sinh còn phải dành 200 giờ phục vụ cộng đồng và viết một bài luận 4.000 từ dựa trên nghiên cứu độc lập, học sử dụng vi tính trong một lớp học dành cho người lớn.

Chương trình tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate) và các khóa học xếp lớp nâng cao AP (Advanced Placement) đều mang lại nhiều lợi ích cho chương trình giảng dạy phổ thông, giúp học sinh hiểu hơn về sự khắt khe cũng như những lợi thế khi bước vào giảng đường đại học. Cả hai chương trình được thiết kế nhằm giúp học sinh Trung học tiếp cận với một trình độ giáo dục cao cấp hơn, những kiến thức mà các em chưa được học ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự khác biệt giữa cấu trúc chương trình và phong cách học tập giữa hai chương trình này.

 

Cấu trúc của chương trình AP

Chương trình AP cung cấp các khóa học và kỳ thi chứng chỉ trình độ đại học ở từng môn học cụ thể. Năm 2013, đã có hơn 30 môn học và thi từ Hóa học, Latin, Lý thuyết âm nhạc, Ngôn ngữ và Văn hóa Nga đến nghệ thuật Studio. Nhiều trường trung học phổ thông tổ chức các khóa học AP cho học sinh; tuy nhiên, những học sinh tự học tại nhà hoặc không có điều kiện tham gia các khóa học AP vẫn có thể đăng ký dự thi các kỳ thi AP. Bài dự thi sẽ được gửi đến Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service) để chấm điểm. Các khóa học và kỳ thi AP là sự lựa chọn tuyệt vời cho những học sinh muốn đạt được trình độ cao hơn ở một môn học cụ thể nào đó.

 

Cấu trúc của chương trình IB

Chương trình tú tài quốc tế IB là một chương trình đào tạo hai năm dành cho những học sinh muốn tiếp cận một nền giáo dục toàn diện. Chương trình được thiết kế sâu rộng với 6 nhóm môn học: Ngôn ngữ và Văn học, Ngôn ngữ thứ hai, Cá nhân và xã hội, Khoa học, Toán học và Nghệ thuật. Vì chương trình IB được công nhận trên toàn cầu nên học sinh có thể học và tham dự các kỳ thi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Kết quả thi sẽ được công nhận trên toàn thế giới

 

Chương trình giảng dạy

Chương trình IB được thiết kế sâu rộng và toàn diện. Mỗi học sinh sẽ chọn 6 môn học, 5 môn đầu tiên chọn từ nhóm 1 đến nhóm 5, trừ nhóm môn học nghệ thuật. Môn thứ 6 là môn tự chọn, có thể chọn môn ở nhóm 6 hoặc bất kỳ môn nào khác thuộc 5 nhóm đầu tiên. Ngoài ra, để nhận được bằng IB, học sinh phải hoàn thành khóa học Lý thuyết của nhận thức (Theory of Knowledge - TOK), một bài luận văn chuyên sâu dài 4.000 từ (extended essay - EE) và chương trình Sáng tạo - Hành động - Phục vụ (Creativity, Action and Service - CAS) trong 150 giờ. Với thời gian đào tạo hai năm, các khóa học IB có tiến độ chậm hơn các khóa học AP nhằm mang đến cho học sinh những tri thức chuyên sâu. Các khóa học AP được đào tạo nhanh hơn giúp học sinh có được kiến thức bao quát về một môn học cụ thể. Nhiều khóa học của cả AP và IB đòi hỏi khả năng đọc hiểu và tư duy phân tích cao. Chương trình IB đặc biệt nhấn mạnh các kỹ năng viết, tất cả các kỳ thi IB đều là thi viết. Trong khi kết quả của kỳ thi IB là sự kết hợp giữa kết quả thi viết và thành tích học tập của học sinh trong khóa học, thì điểm số của kỳ thi AP chỉ dựa vào kết quả thi.

Chuẩn bị cho con đường đại học Về cơ bản, bằng IB và chứng chỉ AP đều có giá trị riêng và học sinh của cả hai chương trình đều có được sự tự tin cao trên con đường chinh phục ngưỡng cửa đại học danh tiếng. Tuy nhiên, những học sinh nào muốn theo học tại một trường đại học nằm ngoài Mỹ và Canada, thì bằng IB sẽ phù hợp hơn do được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vì chương trình IB tập trung nhiều vào các kỹ năng viết và tư duy phân tích, nên nhiều giáo sư cho rằng bằng IB sẽ chuẩn bị tốt hơn cho học sinh khi thi vào các trường đại học. Ngược lại, những học sinh muốn theo đuổi một chuyên ngành cụ thể ở bậc đại học tại Mỹ hoặc Canada, thì các khóa học và kỳ thi AP của riêng từng môn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

 

Đối tác tiêu biểu

Trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới tự hào là đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam của hàng trăm trường và tổ chức giáo dục uy tín ở Mỹ, Canada, Úc, Singapore.