Khác với sinh viên bản xứ, sinh viên quốc tế học tập tại Hoa Kỳ phải tuân thủ các luật di trú để duy trì tình trạng du học sinh hợp pháp (Maintain status). Nếu bạn là sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ và bạn đang lập kế hoạch cho 1 kỳ nghỉ, cho dù bạn không rời khỏi Hoa Kỳ trong kỳ nghỉ đó, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các điều sau để tránh các rắc rối về di trú.
Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy thảo luận với viên chức trường (Designated School Official - DSO) hoặc chuyên viên tư vấn (Advisor), những viên chức này làm việc trong bộ phận hỗ trợ sinh viên quốc tế. DSO của bạn sẽ cho bạn biết nếu bạn đủ điều kiện cho một kỳ nghỉ. Đừng nghỉ học hoặc đi du lịch mà không thông báo cho DSO của bạn.
Các trường học tại Mỹ có thể hoạt động theo Học kỳ (Semester) hoặc Mùa (Quarter) nên Luật di trú về kỳ nghỉ cũng khác nhau tùy theo hệ phương thức hoạt động của từng trường cụ thể:
Một năm học được tính bằng 2 học kỳ (Semester) là học kỳ mùa Xuân từ tháng 1 đến tháng 5 và học kỳ mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 12.
Mùa Hè bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 và các trường thường không hoạt động giảng dạy chính khóa. Trong khoảng thời gian này học sinh được nghỉ nhưng vẫn phải thông báo trước với DSO về kế hoạch nghỉ hoặc kế hoạch chuyển trường sau kỳ nghỉ.
Ví dụ: Nếu học sinh A nhập học từ học kỳ mùa Xuân 2017 (từ tháng 1 đến tháng 5), thì có thể được nghỉ vào mùa Hè 2017 (từ tháng 6 đến tháng 8), trong khoảng thời gian này học sinh có thể rời khỏi Hoa kỳ để về thăm gia đình.
Các trường loại này hoạt động suốt 4 mùa. Mùa Đông từ tháng 1 đến tháng 3, mùa Xuân từ tháng 3 đến tháng 6, mùa Hè từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa Thu từ tháng 9 đến tháng 12.
Học sinh quốc tế theo học tại các trường loại này phải hoàn tất 3 mùa học liên tục trước khi được nghỉ một mùa, và mỗi mùa phải hoàn thành tối thiểu 12 tín chỉ. Trước khi nghỉ học sinh vẫn phải thông báo với DSO về kế hoạch nghỉ hoặc kế hoạch chuyển trường sau kỳ nghỉ.
Ví dụ: Nếu học sinh A nhập học từ mùa Đông 2017 và muốn nhận 1 kỳ nghỉ thì phải hoàn tất đủ 3 mùa học liên tục là mùa Đông 2017 (Tháng 1 đến tháng 3), Xuân 2017 (Tháng 4 đến tháng 6), và Hè 2017 (Tháng 6 đến tháng 8).
Trong các khoảng thời gian mà trường học của bạn không hoạt động, chẳng hạn như trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các kỳ học hoặc các kỳ nghỉ lễ, thì học sinh quốc tế có thể nghỉ mà không cần phải thông báo với DSO.
Nếu bạn sẽ rời Hoa Kỳ trong kỳ nghỉ của bạn, ví dụ như trở về thăm gia đình tại Việt nam, thì bạn cần chuẩn bị trước các hồ sơ dưới đây. Khi trở lại Hoa Kỳ bạn phải mang theo những giấy tờ cần thiết đó trong hành lý xách tay để hoàn tất thủ tục tái nhập cảnh.
1. Hộ chiếu của bạn phải còn nguyên vẹn và có giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh Hoa Kỳ.
2. Visa phải còn nguyên vẹn và trong thời hạn hiệu lực. Nếu visa đã hết hạn chưa quá 12 tháng thì bạn có thể gia hạn visa tại Việt Nam không cần phỏng vấn. Nếu visa đã hết hạn nhiều hơn 12 tháng thì bạn phải tham dự buổi phỏng vấn như lần đầu tiên xin visa du học Mỹ.
3. Mẫu đơn I-20 đã được viên chức nhà trường ký duyệt cho 1 kỳ nghỉ hợp lệ. Nếu bạn chuyển trường học, bạn cần có I-20 của trường mới cùng với I-20 của trường cũ.
4. Bảng điểm toàn bộ quá trình học tập của bạn tại Hoa Kỳ.
5. Bằng chứng bạn đã thanh toán học phí cho các học kỳ đã qua.
6. Bản xác nhận bạn đã đăng ký các môn học cho học kỳ kế tiếp.
7. Ngoài 6 mục nêu trên, Bộ An Ninh Hoa Kỳ cũng đề nghị rằng sinh viên nên mang theo bản xác nhận thanh toán lệ phí SEVIS (I-901), thông tin liên lạc với viên chức nhà trường (DSO), và các bằng chứng bạn có đủ khả năng thanh toán chi phí cho mùa học kế tiếp như tiền mặt hoặc thẻ tín dụng còn hiệu lực thanh toán.
Nguồn thông tin:
https://www.ice.gov/sevis/schools/reg#f
https://studyinthestates.dhs.gov/2012/06/international-students-and-vacations
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
I-94 là hệ thống quản lý xuất nhập cảnh Hoa Kỳ trực tuyến, áp dụng cho người nước ngoài đến Mỹ bằng các loại thị thực không định cư, mẫu đơn này cung cấp thông tin các ngày xuất nhập cảnh của ngoại kiều do hệ thống máy tính của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (DHS) ghi nhận. Kể từ ngày 26/04/2013 Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã không còn sử dụng mẫu đơn I-94 bằng giấy bìa cứng bấm vào hộ chiếu của ngoại kiều như thời gian trước đó, quá trình ghi nhận thông tin xuất nhập cảnh của ngoại kiều đã được tự động hoá. Trong một số trường hợp cần thiết như thi bằng lái xe, xin SSN, xin gia hạn lưu trú, xin đổi tình trạng thị thực... đương đơn được yêu cầu phải cung cấp mẫu đơn I-94 thì chúng ta có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập link https://i94.cbp.dhs.gov và chọn "Get Most Recent I-94" hoặc "View Travel History" tùy theo mục đích sử dụng
- Get Most Recent i-94: Hiển thị i-94 bao gồm các dữ liệu của lần nhập cảnh Mỹ gần nhất. Lựa chọn này đáp ứng yêu cầu làm bằng lái xe, hoặc điền các loại đơn theo yêu cầu của sở di trú Hoa Kỳ cho các mục đích gia hạn lưu trú hoặc thay đổi tình trạng visa.
- View Travel History: Hiển thị các lần xuất nhập cảnh Mỹ trong 5 năm gần nhất. Lựa chọn này đáp ứng mục đích khai đơn xin visa.
Bước 2: Nhập thông tin theo đúng hướng dẫn như sau, trong ví dụ này tên khách là TRẦN ANH TUẤN
- First (Given) Name: Tên đệm và Tên (Ví dụ: ANH TUAN)
- Last (Family)/Surname: Họ (Ví dụ: TRAN)
- Các vùng dữ liệu khác nhập đúng thông tin in trên hộ chiếu sau đó click NEXT để đến trang nhận kết quả i-94.
Bước 3: Kết quả được hiển thị dưới dạng mẫu báo cáo đơn giản
- Bấm nút "Print" để lưu tập tin dạng PDF hoặc in ra giấy tùy theo mục đích sử dụng.
Ghi chú:
1. Hoa Kỳ đã thay đổi quy chuẩn in tên trên visa kể từ 08/04/2016, thông tin chi tiết tại link bên dưới.
http://www.thm.vn/tin-tuc/tin-moi/hoa-ky-thay-doi-quy-chuan-in-ten-tren-visa-tu-thang-04-2016
2. Nếu I-94 thể hiện sai thông tin về họ tên hoặc các ngày xuất nhập cảnh Mỹ, các em hãy liên lạc ngay với các văn phòng công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới để được hướng dẫn cách điều chỉnh.
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
Nếu một sinh viên quốc tế đã đến học tập tại Hoa Kỳ theo loại visa F hay M nhưng không duy trì tình trạng thị thực du học thì viên chức trường được chỉ định (DSO) sẽ hủy bỏ trình trạng thị thực du học của họ trong Hệ thống quản lý học sinh quốc tế (SEVIS). Khi đó học sinh có 2 lựa chọn để phục hồi tình trạng visa du học của mình như sau:
1. Rời khỏi Hoa Kỳ, xin nhập học để được cấp đơn I-20 mới với tình trạng INITIAL ATTENDANCE và mã số SEVIS hoàn toàn khác với I-20 cũ, sau đó nộp đơn đăng ký tham dự buổi phỏng vấn xin cấp thị thực du học mới.
2. Ở lại Hoa Kỳ, nộp đơn i-539 với Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để xin phục hồi tình trạng thị thực sinh viên. Sự lựa chọn này chỉ áp dụng cho các sinh viên chưa bị out of status quá 5 tháng. Nếu sở di trú không cho phép phục hồi tình trạng visa du học thì học sinh phải rời khỏi Hoa Kỳ để thực hiện bước 1 như trên.
Nếu học sinh lựa chọn ở lại Hoa Kỳ để nộp đơn xin phục hồi tình trạng thì học sinh cần phải thực hiện đúng trình tự các bước như sau:
1. Thảo luận về nộp đơn xin phục hồi tình trạng với viên chức của trường được chỉ định (DSO), họ sẽ cấp mới cho bạn một mẫu I-20 và ghi chú "Reinstatement Request" vào mục lý do cấp I-20 (Issue Reason).
2. Viên chức DSO cũng đồng thời gửi một yêu cầu phục hồi tình trạng visa cho học sinh từ trong hệ thống quản lý sinh viên quốc tế (SEVIS).
3. Học sinh phải nộp mẫu đơn I-539, đóng lệ phí duyệt đơn và nộp kèm với các tài liệu hỗ trợ cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) theo đường bưu điện và chờ kết quả duyệt hồ sơ. Nếu chương trình học nằm trong học kỳ mà học sinh đã đăng ký phục hồi tình trạng thì học sinh phải tiếp tục đi học cho đến khi nhận được kết quả xử lý hồ sơ từ Sở Di Trú (USCIS).
4. Sau khi nhận được đơn I-539 từ học sinh, USCIS sẽ xét duyệt và quyết định chấp nhận hay từ chối cấp phép phục hồi tình trạng thị thực sinh viên, thời gian hoàn tất việc xét duyệt có thể kéo dài từ 3 đến 8 tháng, tùy số lượng hồ sơ đang chờ USCIS giải quyết trong cùng thời điểm, và tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi đương đơn.
5. Trong thời gian chờ xử lý đơn I-539, học sinh được phép ở lại Hoa Kỳ hợp pháp để hoàn tất chương trình đang học, nếu học sinh rời khỏi Hoa Kỳ trong thời gian này thì coi như đã tự nguyện rút đơn.
Các thông tin quan trọng:
1. Duy trì tình trạng visa du học sinh tại Mỹ: http://www.thm.vn/du-hoc/du-hoc-my/kinh-nghiem-du-hoc-my/duy-tri-tinh-trang-du-hoc-sinh-tai-my
2. Hướng dẫn chung về phục hồi tình trạng du học sinh: https://studyinthestates.dhs.gov/2016/07/how-should-an-f-or-m-student-file-for-reinstatement
3. Đơn I-539 và các hướng dẫn: https://www.uscis.gov/i-539
4. Kiểm tra thời gian xử lý đơn i-539 để quyết định chọn hướng giải quyết phù hợp: https://egov.uscis.gov/processing-times/
5. Kiểm tra tình trạng hồ sơ i-539 đã nộp: https://egov.uscis.gov/casestatus/landing.do
Đây là vấn đề cần được thực hiện bởi chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, vì mọi sai sót đều gây ra hậu quả nghiêm trọng và khó giải quyết. Do đó, nếu quý khách cần hỗ trợ về vấn đề phục hồi tình trạng du học sinh tại Mỹ, xin vui lòng liên hệ ngay với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
Nếu bạn đã đến Hoa Kỳ một cách hợp pháp theo diện thị thực không định cư, bạn có thể xin chuyển đổi tình trạng từ một loại thị thực không định cư này qua một loại thị thực không định cư khác, chẳng hạn như từ visa du lịch loại B chuyển qua visa du học loại F, hoặc từ visa trao đổi văn hóa loại J qua visa du học loại F. Để được Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận chuyển đổi tình trạng visa một cách hợp pháp, bạn cần phải thực hiện đúng trình tự các bước sau:
1. Nộp đơn xin nhập học và được trường cấp đơn I-20.
2. Thông báo cho viên chức cấp đơn I-20 (DSO) biết tình trạng visa hiện tại để viên chức DSO ghi chú “Change of status” tại mục lý do cấp I-20 ”Issue Reason”.
3. Thanh toán $200 USD lệ phí an ninh SEVIS I-901.
4. Nộp đơn I-539, "Đơn xin gia hạn hoặc thay đổi tình trạng không di dân," với sở di trú Hoa Kỳ (USCIS). Hãy đọc kỹ hướng dẫn nộp đơn I-539 để đảm bảo rằng bạn hội đủ điều kiện và nộp kèm tất cả các hồ sơ được yêu cầu cho hoàn cảnh của bạn.
5. Chờ kết quả xử lý đơn I-539 từ USCIS trong vòng từ 30 đến 45 ngày làm việc.
Lưu ý:
1. Nếu bạn đang xin thay đổi tình trạng visa loại B sang loại F hoặc M thì bạn không được nhập học cho tới khi USCIS đã chấp thuận cho bạn thay đổi tình trạng.
2. Nếu USCIS không kịp xử lý đơn xin thay đổi tình trạng 15 ngày trước ngày bắt đầu nhập học thể hiện trên đơn I-20 của bạn, thì bạn phải liên hệ với DSO để xin hoãn ngày nhập học.
3. Bạn chỉ có thể được phép bắt đầu nhập học trong khi chờ xử lý đơn xin thay đổi tình trạng I-539 nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Bạn hội đủ điều kiện để được thay đổi trạng thái như nội dung hướng dẫn của mẫu đơn I-539.
- Bạn đã xin thay đổi tình trạng qua thị thực du học loại F hay M.
- Bạn đã không đến Hoa Kỳ theo một chương trình miễn thị thực hoặc loại thị thực B-1 / B-2. C, D, K, S hoặc V.
4. Nếu bạn là một sinh viên F-1 quan tâm trong việc thay đổi để tình trạng H-1B cho mục đích tuyển dụng, người tuyển dụng bạn phải tài trợ cho bạn và nộp đơn thay bạn. Xem trang trên Status H-1B và Cap Gap để biết chi tiết.
5. Nếu bạn là một sinh viên M-1, bạn không thể thay đổi đến một tình trạng không định cư khác trong khi bạn đang ở Hoa Kỳ. Nếu bạn muốn đi học như một sinh viên loại visa F-1, bạn sẽ cần phải rời khỏi Hoa Kỳ và nộp đơn xin visa du học.
6. Nếu đơn I-539 của bạn được chấp thuận, USCIS sẽ gửi cho bạn một mẫu thông báo I-797A có tiêu đề là "Notice of Action", trong đó thông báo về tình trạng visa mới của bạn mới của bạn và thời gian bạn được lưu trú tại Hoa kỳ.
7. Nếu USCIS từ chối đơn I-539 của bạn, bạn phải chuẩn bị để rời khỏi Hoa Kỳ khi tình trạng thị thực hiện tại của bạn hết hạn.
Các thông tin quan trọng:
1. Hướng dẫn chung: https://studyinthestates.dhs.gov/change-of-status
2. Đơn I-539 và hướng dẫn thực hiện: https://www.uscis.gov/i-539
3. Kiểm tra tình trạng hồ sơ: https://egov.uscis.gov/casestatus/landing.do
Nếu quý khách có yêu cầu hỗ trợ về vấn đề thay đổi tình trạng visa tại Mỹ, xin vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:
Trong những năm vừa qua, du học Mỹ là điểm đến du học hàng đầu của học sinh Việt Nam. Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới đã biên soạn và liên tục cập nhật nội dung bài hướng dẫn chuẩn bị lên đường du học Mỹ này, hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn học sinh sắp lên đường chinh phục đỉnh cao giáo dục Mỹ.
- Học cách tự nấu những món ăn đơn giản.
- Chủng ngừa theo yêu cầu riêng của từng trường.
- Kiểm tra sức khỏe và khám răng, mắt trước khi đi để tránh phí cao ở Mỹ.
- Nếu cận thị, bạn nên có 2 cặp kính dự phòng và bảo quản kính trong hộp cứng. (1 gọng kim loại, 1 gọng nhựa).
- Mua các thuốc dự phòng căn bản như thuốc nhức đầu, chống nôn, ho, sổ mũi, tiêu chảy hoặc các loại thuốc đặc trị.
- Nếu có những bệnh đặc tính, phải mang theo thuốc kèm với toa bác sĩ.
- Chuẩn bị mua sắm những vật dụng cá nhân cần thiết.
- Đăng ký thẻ tín dụng, nên dùng thẻ tín dụng của Eximbank hoặc Vietcombank vì được chấp nhận thanh toán rộng rãi tại Mỹ.
- Chuẩn bị hành lý, vali, túi xách (có dán tên, địa chỉ email và địa chỉ cư trú tại Mỹ lên từng kiện).
- Tham khảo thật kỹ các loại thực phẩm được phép nhập cảnh Mỹ. Nếu cố tình mang theo các loại thực phẩm bị cấm đến Mỹ, bạn sẽ bị phạt từ $300 USD đến $10,000 USD và bị lưu hồ sơ vào hệ thống kiểm soát nhập cảnh, các lần đến Mỹ trong 10 năm kế tiếp đều bị kiểm tra hành lý chặt chẽ hơn.
- Chú ý chọn mua trang phục phù hợp với thời tiết nơi đến.
- Mua quà truyền thống Việt Nam cho gia đình bản xứ, giáo viên hoặc người thân.
- Bạn được mang theo tiền mặt không quá 5.000 USD khi xuất cảnh, nên chuẩn bị một số tiền USD lẻ để dễ sử dụng trong chuyến đi.
- Hướng dẫn cha mẹ sử dụng các hình thức liên lạc qua mạng Internet miễn phí (Facebook, Facetime, iMess, Viber, Skype, Zalo).
- Tìm hiểu thông tin và in ra bản đồ của các sân bay mình sẽ đến.
- Luôn mang theo điạ chỉ, số điện thoại liên lạc của nhà host hay trường bạn đến học.
- Học lái xe ô tô để nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống mới.
- Scan lại tất cả giấy tờ quan trọng như bằng cấp, học bạ, hộ chiếu, visa, I-20, khai sinh, CMND, hồ sơ cá nhân và hồ sơ nhập học, ảnh thẻ khổ 5x5 và 4x6 sau đó tải file lên các dịch vụ lưu trữ online miễn phí như Mediafire.com, Dropbox.com hoặc Box.net để sử dụng khi cần.
- Mua máy tính cầm tay loại Casio Fx.
- Mang theo điện thoại thông minh có thể kết nối Internet qua Wifi để liên lạc với người thân thuận tiện hơn, tất cả các sân bay quốc tế đều cung cấp Wifi miễn phí. Điện thoại nên cài sẵn các phần mềm từ điển, dịch thuật và bản đồ Google Maps.
- Các thiết bị điện tại Mỹ đều sử dụng điện 110v với chấu cắm loại 2 chân dẹp, hãy chú ý điều này để mua sẵn đầu chuyển đổi nếu cần thiết.
- Mua pin sạc dự phòng dung lượng từ 10,000 mAh đến tối đa 20,000mAh, pin dự phòng sẽ giúp các bạn luôn có đủ nguồn năng lượng dự trữ cho cuộc sống năng động.
- Học cách sử dụng bản đồ Google Maps để tìm đường đi, thời gian đến và phương tiện vận chuyển.
- Mua bảo hiểm du lịch & du học tại Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới để tránh các rủi ro về chi phí điều trị y tế khi không còn ở Việt Nam.
- Điền sẵn tờ khai hải quan Mỹ, mỗi gia đình chỉ cần điền chung 1 tờ khai duy nhất.
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNH LÝ
1. Hành lý ký gửi: Hạng vé phổ thông chỉ cho hành khách mang theo 2 kiện hành lý ký gửi, tổng kích thước tối đa 3 chiều (D+R+C) là 158 cm mỗi kiện. Trọng lượng hành lý tối đa của mỗi kiện là 23 Kg, nếu lố kí bạn sẽ phải trả tiền thêm từ 70-150 USD/ kiện tùy theo hãng máy bay. Nên dùng thùng carton để giảm trọng lượng hành lý và không tốn diện tích bảo quản. Một vài hãng hàng không bán vé giá rẻ nhưng chỉ cho phép mang theo 1 kiện hành lý ký gửi, bạn phải trả phí thêm từ 80USD nếu mang theo kiện thứ hai. Hãy hỏi thật kỹ quy định hành lý khi bạn mua vé máy bay.
2. Hành lý xách tay: Bạn chỉ được đem theo 1 hành lý xách tay trọng lượng không quá 7 Kg, tổng kích thước tối đa 3 chiều (D+R+C) là 115 cm. Các sân bay ở nước ngoài rất rộng lớn và bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều nên hãy chọn hành lý xách tay dạng balô hoặc valy có bánh xe và tay kéo.
Ảnh minh họa: Chọn mua hành lý có tay kéo và khóa số theo tiêu chuẩn TSA.
CÁCH SẮP XẾP HÀNH LÝ XÁCH TAY
Trong hành lý xách tay, chúng ta nên mang theo những giấy tờ, hành trang quan trọng và gọn nhẹ nhất.
- Hộ chiếu và visa còn hiệu lực, I-20 hoặc DS-2019 bản gốc, hóa đơn đóng lệ phí an ninh SEVIS.
- Điền sẵn tờ khai hải quan Mỹ mẫu 6059B, tờ khai này được phát miễn phí ở công ty Thế Hệ Mới.
Ảnh minh họa: Cách điền tờ khai hải quan Mỹ mẫu 6059B.
- Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng bằng tiếng Anh đủ thanh toán cho 1 năm học đầu tiên.
- Thông tin lịch trình các chuyến bay, vé máy bay điện tử.
- 2 cây viết để điền các mẫu đơn khi cần thiết, 1 cây viết lông nhỏ, 1 cuộn băng keo bản rộng để dùng khi cần.
- Danh bạ thông tin liên lạc của trường, gia đình bản xứ, các anh chị ở Thế Hệ Mới.
- Thẻ tín dụng và tiền mặt: Nên làm thẻ tín dụng tại Việt Nam để sử dụng thuận tiện và an toàn trong những ngày đầu đến Mỹ. Không được phép mang nhiều hơn 5.000 USD nhưng cũng không nên mang ít hơn 1.000 USD (Nên có 100 USD tiền lẻ).
- Máy vi tính, máy chụp ảnh, pin dự phòng, dây cáp sạc điện thoại, dụng cụ học tập ...
- Hồ sơ học vấn như bản sao y công chứng và bảng dịch tiếng Anh của bằng tốt nghiệp, học bạ, bảng điểm, chứng chỉ TOEFL - IELTS.
- Các giấy chứng nhận khám sức khỏe, xác nhận chủng ngừa, các đơn thuốc đặc trị.
- Giấy khai sinh (bản dịch có công chứng tiếng Anh).
- Một số hình thẻ để làm hồ sơ khi cần thiết (8 tấm khổ 4x6, 8 tấm khổ 5x5).
- Các đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, gương, lược.
- Một bộ trang phục dự phòng, áo khoác dài tay nhẹ, nên có găng tay và vớ nếu đến Mỹ vào mùa lạnh.
- Các loại thuốc thông thường và các vật dụng liên quan tới sức khỏe cá nhân.
- Những đồ vật vật sắc nhọn bằng kim loại hoặc chất lỏng trên 100ml không được để trong hành lý xách tay.
- Mang theo 1 chai nhựa loại 350ml dùng hứng nước uống miễn phí tại các máy lọc nước trong sân bay để tiết kiệm chi phí. Khi qua các cổng kiểm tra an ninh tại sân bay, bạn cứ đổ hết nước vào thùng chuyên dụng luôn được đặt bên ngoài cổng, sau đó tiếp tục tái sử dụng chai để hứng nước uống cho các chặng kế tiếp.
Ảnh minh họa: Máy cung cấp nước uống miễn phí tại sân bay.
CÁCH SẮP XẾP HÀNH LÝ KÝ GỬI
- Hành lý ký gửi nếu dạng valy thì nên chọn mua loại có ổ khóa tiêu chuẩn TSA để cơ quan an ninh Mỹ có thể kiểm tra khi cần mà không phải phá hư ổ khóa.
- Dán nhãn có ghi rõ họ tên bạn, email và địa chỉ tại Mỹ trên từng kiện hành lý. Sau khi sắp xếp hành lý xong, cần chụp hình lại tất cả các kiện để nếu bị thất lạc hành lý bạn sẽ có hình ảnh để cung cấp cho bộ phận tìm hành lý thất lạc.
- Nên chia đều vật dụng, quần áo, sách vở cho cả 2 kiện hành lý ký gửi để cân bằng trọng lượng và nếu bị thất lạc 1 kiện bạn vẫn có đủ vật dụng để dùng.
- Nên cuộn tròn quần áo và sử dụng túi hút chân không để tiết kiệm diện tích.
- Tháo pin ra khỏi các thiết bị như bàn chải, tông đơ hay máy cạo râu để tránh thiết bị tự hoạt động khi va chạm mạnh dẫn đến phát cháy. Một thủ thuật khác là dùng băng kéo quấn quanh công tắc điện để đảm bảo nó luôn ở vị trí tắt nguồn.
- Dầu gội đầu, sữa tắm, nước hoa nên dùng băng keo quấn quanh nắp để tránh bị bật nắp khi hành lý bị va đập trong quá trình vận chuyển.
- Sáp khử mùi cơ thể là vật dụng không thể thiếu.
- Pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi vì có thể dẫn đến cháy nổ ngoài tầm kiểm soát.
- Mì gói luôn là bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi du học sinh.
Video minh họa: Cách xếp nhiều vật dụng vào 1 valy.
- Nên mặc quần áo tiện dụng và thoải mái cho chuyến bay dài. Không nên mặc váy, đi giày cao gót hoặc xách tay nhiều túi lỉnh kỉnh. Nên chọn áo thun, quần jean hoặc kaki, giày thể thao và áo khoác nhẹ vì bạn sẽ phải đi bộ nhiều.
- Có mặt tại sân bay trước giờ khởi hành 3 tiếng, hãy xem kỹ giờ bay in trên vé điện tử để tránh nhầm lẫn giờ bay là ban ngày hay ban đêm.
- Sau khi đi qua các cổng kiểm tra an ninh hãy kiểm tra lại xem hành lý của bạn đã nhận lại đầy đủ chưa, nhiều người đã làm mất hộ chiếu hoặc hành trang có giá trị cao sau khi đi qua các máy soi chiếu an ninh.
- Tại các sân bay quá cảnh hãy luôn ở gần cổng (Gate) lên máy bay chặng kế tiếp, chú ý theo dõi thông tin chuyến bay của bạn trên bảng điện tử vì các hãng hàng không thường thay đổi cổng hoặc giờ khởi hành.
- Đừng bao giờ giữ dùm hành lý của người khác trong mọi trường hợp vì bạn không biết rằng nó có chứa những loại hàng cấm hay không.
- Các sân bay quốc tế đều cung cấp Wifi miễn phí tốc độ cao, hãy luôn giữ liên lạc với gia đình ở tất cả các sân bay bạn đến, bố mẹ bạn chỉ ngủ yên khi đã nhận được tin từ bạn.
Nếu quý khách có yêu cầu hỗ trợ về chuẩn bị hành trang lên đường du học Mỹ, xin vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
Đi du học có nghĩa là bạn sẽ bị cách ly với những gì quen thuộc hàng ngày mà bao nhiêu năm qua bạn vẫn thấy thoải mái với nó. Ở môi trường sống mới, mọi thứ đều thay đổi và do đó bạn cũng phải thay đổi theo để phù hợp với môi trường này. Nếu không theo kịp với những khác biệt để thích nghi và hòa nhập với thế giới mới này, bạn sẽ rất dễ bị cảm giác mình là người đứng ngoài xã hội và khi đó mọi chuyện bắt đầu trở nên tệ hơn. Những cú sốc này có thể nhìn thấy qua các biểu hiện tâm lý như buồn bã, cô đơn, nhớ nhà, mệt mỏi hoặc nặng nề hơn như thất vọng, bế tắc, mất phương hướng…
Sốc văn hoá là một thuật ngữ để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc tiêu cực (như ngạc nhiên, mất phương hướng, bối rối, trầm cảm v.v...) mà một cá nhân cảm thấy khi phải sống trong một nền văn hóa hay môi trường xã hội hoàn toàn khác với những gì họ đã quá quen thuộc. Nó nảy sinh từ những khó khăn trong việc hòa nhập với nền văn hoá mới, là nguyên nhân của việc khó lòng nhận thức cái gì là thích hợp và cái gì không. Tình trạng này thường đi đôi với sự căm ghét (vì lý do đạo đức hay mỹ học) đối với một số khía cạnh nhất định của nền văn hoá mới lạ hoặc khác biệt kia. Trong thời gian 6 tháng đầu tiên ở môi trường sống và học tập mới khác biệt hoàn toàn với Việt Nam, các em du học sinh cần phải thích nghi và hòa nhập được với cuộc sống mới vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ, tâm lý và kết quả học tập.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm lý, sốc văn hóa có thể được chia ra các trạng thái biến đổi cảm xúc tâm lý thành 5 giai đoạn:
Tâm lý hưng phấn chuẩn bị lên đường tìm hiểu và khám phá thế giới mới. Có người đã ví von đây là cảm giác của “Tuần trăng mật”.
Sau một thời gian ngắn đối diện với thực tế, các khó khăn bắt đầu hiện ra do những khác biệt về quan điểm, cách sống, ngôn ngữ, văn hoá... Sự cách ly vô hình giữa thế giới xung quanh sẽ làm bạn trở nên bị ức chế. Bạn bị tách biệt với những gì đang diễn ra quanh bạn, nhịp sống bị chậm lại, tâm lý bất ổn và sức khỏe có thể bị giảm sút trong thời gian này.
Ở giai đoạn này bạn sẽ đứng giữa hai lựa chọn, có thể bạn sẽ tiếp tục trung thành với văn hóa cũ vì dễ dàng hơn và không chấp nhận thay đổi. Cũng có thể bạn sẽ chuyển biến để bắt kịp với nhịp sống mới. Với sức ép và những va chạm văn hóa, phản ứng tâm lý sẽ là điều đương nhiên sẽ diễn ra. Để phù hợp với sự khác biệt của môi trường mới, bạn cần phải thay đổi bản thân để phù hợp với môi trường đó.
Chấp nhận và thay đổi để hòa hợp. Qua những bước đầu thay đổi, bạn đã bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn và nhận thấy rằng có thể kiểm soát được tình hình. Đây là những dấu hiệu tốt và cần phát huy để tiến lên giai đoạn mới.
Thời gian trôi qua, bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn với cuộc sống nơi phương trời xa lạ. Sự tự tin cho phép bạn bước lên trạng thái độc lập, bạn đã làm chủ được hoàn toàn và cuộc sống trở nên dễ chịu và cho phép bạn tận hưởng nhiều hơn. Các khác biệt không còn là khó khăn mà đã chuyển thành động lực kích thích hứng thú tìm hiểu.
Có rất nhiều lời khuyên về cách phòng chống và vượt qua cú sốc văn hoá, tuy nhiên bí kíp chính là sự tích cực trong suy nghĩ và hành động của bạn để vượt qua giai đoạn khó khăn này:
- Hãy tin tưởng rằng không chỉ có một mình bạn phải chịu những cảm giác này. Rất nhiều người khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự và họ đã vượt qua được, nhiều người trong số họ nhỏ hơn bạn nhiều tuổi hoặc kém may mắn hơn bạn nhiều lần.
- Bình tĩnh ngồi xuống hoạch định tương lai của mình và tự hỏi rằng đâu là lý do ta đi du học và ta đi du học để làm gì? Trả lời được rõ ràng câu hỏi này sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và chỉ ra được mục tiêu cần phải đạt được.
- Tích cực học tập và rèn luyện ngôn ngữ thứ hai, thông thạo ngôn ngữ luôn là chìa khóa vạn năng để vượt qua mọi vấn đề do khác biệt ngôn ngữ & văn hóa.
- Tích cực tìm hiểu về phương pháp dạy và học, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán và các luật lệ của môi trường mới.
- Tham gia vào các hoạt động thể thao, kịch nghệ, âm nhạc của trường để quen thêm bạn bè và hiểu biết thêm về văn hóa Mỹ. Người bản xứ thường không chủ động làm quen với sinh viên quốc tế, bạn hãy chủ động chào hỏi và giao tiếp với mọi người quanh bạn, bạn sẽ khám phá ra là họ thật tuyệt vời.
- Ăn uống điều độ và sử dụng thời gian hiệu quả, luôn chú trọng rèn luyện thể chất.
- Không nên tốn quá nhiều thời gian cho cuộc sống ảo trên internet. Điều này chỉ đào sâu thêm sự ngăn cách giữa bạn và những người chung quanh và thường là thủ phạm chính gây ra sao nhãng học tập.
Khi vượt qua được giai đoạn sốc văn hoá, cuộc sống sẽ rất dễ chịu và khi đó những khoảnh khắc tệ hại sẽ nhanh chóng được lãng quên.
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
Khi vào đại học, là sinh viên năm thứ nhất, bạn bắt đầu một “chương mới” trong đời nơi bạn có thể xác định tương lai của bạn, chọn bạn bè, làm điều bạn muốn, và thay đổi bản thân bạn.Trước đó, mọi sự thường được quyết định bởi cha mẹ về mọi thứ, kể cả việc chọn trường, chọn bạn v.v. Tuy nhiên, với sự độc lập mới này, bạn cần phải có kỷ luật tự giác và chịu trách nhiệm về hành động của bạn nữa. Có tự do nghĩa là phải có trách nhiệm cho chính mình, cho gia đình, cho xã hội, bởi vì với khả năng kiểm soát đời bạn, bạn có thể thay đổi nó tốt hơn hay xấu hơn.
Điều đầu tiên bạn phải học là quản lí thời gian. Bạn chỉ có thời gian giới hạn ở đại học để làm nhiều thứ, cho nên bạn phải đặt ưu tiên riêng cho bạn. Khi người khác đi dự tiệc, chơi videogames, hay dành thời gian với bạn trai mới hay bạn gái mới v.v Bạn phải tạo kỉ luật để học vì bạn vào đại học để được giáo dục và bạn chỉ có vài năm để hoàn thành. Việc học phải là ưu tiên hàng đầu vì mọi thứ khác có thể đợi. Bất kì gì bạn làm trong năm đầu sẽ xác định phần còn lại trong đại học. Khó thay đổi được sau khi bạn phạm sai lầm trong năm thứ nhất cho nên bạn phải quản lí thời gian của bạn một cách cẩn thận.
Khi vào đại học, bất kì gì xảy ra trong trường phổ thông đều là quá khứ, cho nên đừng nhìn lại điều đã qua. Bạn có thể chỉ là một “học sinh trung bình” ở trường phổ thông nhưng nếu đưa nỗ lực vào, bạn có thể là sinh viên hàng đầu ở đại học. Bạn có thể là người “nổi tiếng” ở trung học nhưng vào đại học, có hàng trăm người cũng rất “nổi tiếng” nữa. Xin nhớ rằng bạn không còn ở trường phổ thông và điều đã xảy ra ở trường phổ thông không có nghĩa gì ở đại học. Về căn bản, mọi người sẽ có cơ hội bắt đầu từ đầu vì đại học là một “chương mới” trong cuốn sách cuộc đời. Trong chương mới này, các sinh viên khác chỉ biết tới bạn từ lúc này vì họ không biết quá khứ của bạn và điều bạn đã làm. Bạn hãy quên đi quá khứ, dù tốt hay xấu, vì cuộc đời sinh viên của bạn bắt đầu từ bây giờ . Bạn có cơ hội để bắt đầu với một “chương” hoàn toàn mới cho đợi sống sinh viên.
Ở trường phổ thông, thầy giáo kiểm tra việc dự lớp; nếu bạn bỏ lớp, thầy hiệu trưởng sẽ được báo và cha mẹ bạn sẽ biết. Ở đại học, phần lớn các giáo sư không kiểm tra việc dự lớp; nếu bạn bỏ lớp đó là vấn đề của bạn. Có lẽ kỉ luật đầu tiên mà bạn phải phát triển ở đại học là dự lớp. Bạn phải dự mọi lớp, mọi ngày và không bao giờ bỏ buổi nào. Bạn có lẽ ngạc nhiên vì rất nhiều sinh viên thường bỏ lớp tại đại học. Nếu bạn nhiễm thói xấu này, bạn sẽ không học tốt và nếu bạn không thu nhận được những kiến thức căn bản cần thiết trong năm thứ nhất, còn cơ hội nào để bạn sẽ học tốt trong ba năm tới? Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên bỏ học hay bị đuổi.
Phần lớn giáo sư đại học không dạy theo sách giáo khoa vì họ thường dùng thông tin mới, cách mới để giải thích mọi thứ. Nếu bạn đến lớp mọi ngày, bạn có được mọi thông tin, mọi cách để học các thứ mới. Bạn biết các giáo sư và điều họ muốn. Bạn đến lớp để học từ người khác vì bạn KHÔNG giới hạn việc học bằng việc đọc sách giáo khoa. Bạn đến lớp để nghe và hỏi; bạn đến lớp để thảo luận và tương tác với người khác và đó là cách học ở đại học . Khi đến lớp, bạn phải chăm chú vào bài giảng và mọi thứ được thảo luận. Chăm chú nghĩa là không ngủ trong lớp; không đọc email hay gửi tin nhắn cho bạn bè; hay xem YouTube trên laptop. Bạn đến lớp để học nên bạn phải làm điều đó một cách nghiêm chỉnh, nếu KHÔNG thì tại sao bạn vào đại học?
Sau mỗi giờ đến lớp, bạn phải tìm một chỗ yên tĩnh để kiểm lại điều bạn đã học bằng việc xem lại những điều bạn đã ghi trong lớp và so sánh nó với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác. Tôi khuyên sinh viên nên tìm một chỗ trong thư viện rồi tới đó mọi ngày cho tới khi nó trở thành thói quen. Bạn vào đại học để học nhưng nếu bạn trì hoãn rồi học nhồi nhét vào những phút cuối thì bạn chả học được gì. Nhồi nhét vài ngày trước khi thi có thể cho bạn qua được bài thi nhưng bạn sẽ không có tri thức để phát triển kĩ năng cho tương lai của bạn. Nếu bạn chép bài của ai đó để qua được kì kiểm tra thì bạn lừa dối chinh bạn và phủ nhận bản thân bạn về cơ hội học cho đời bạn. Bạn có thể lừa bip hay mua bằng cấp nhưng bạn sẽ không có khả năng kiếm được việc làm nếu không có kĩ năng. Tại sao bạn bỏ ra nhiều thời gian quý báu và tiền bạc để có được một “mẩu giấy vô dụng”?
Ngày nay đa số sinh viên đại học không thích đọc. Họ ưa xem ti vi hay “đoạn trích ngắn” trên YouTube. Đọc là thói quen nên có, bất kể vệc bạn làm, bạn sẽ thấy rằng bạn phải đọc nhiều và viết nhiều hơn bạn nghĩ. Tất nhiên, ở đại học bạn phải đọc sách giáo khoa và các tài liệu được phân công nhưng bạn cũng phải đọc thêm báo, tạp chí, blog trực tuyến và website kĩ thuật. Ngoài những điều đó, bạn nên đọc thêm tiểu thuyết, sách khoa học, sách lịch sử vv. Đọc bất kì cái gì, đọc để học, đọc để làm giầu cho tâm trí, đọc để giải trí vì bạn biết nhiều qua việc đọc. Một ích lợi khác của việc đọc là bạn càng đọc nhiều, bạn sẽ càng viết tốt hơn và việc đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng nhất trong mọi công ty. Bằng việc phát triển thói quen đọc nó sẽ làm việc học dễ dàng hơn.
Đại học không phải là chỉ học tập, bạn phải đặt thời gian cho các hoạt động khác giúp bạn thảnh thơi và duy trì sức khoẻ. Tôi thường khuyên sinh viên dành thời gian quãng nửa giờ mỗi ngày đi ra công viên và bước chậm rãi để thảnh thơi hay tap thể dục nhẹ để giảm căng thẳng. Bạn không là một cái máy cho nên bạn cần duy trì sức khoẻ trong thời gian ở đại học.
Đại học cũng là thời gian để bạn phát triển và để trưởng thành. Khi trưởng thành, bạn phải nhận trách nhiệm về mọi thứ bạn làm cũng như mọi thứ xảy cho bạn. Chỉ bằng việc là người có trách nhiệm cho bản thân bạn thì bạn mới có thể là người có trách nhiệm cho gia đình bạn, xã hội bạn, và đất nước bạn.
Tác giả: John Vu
Director, MS program Biotechnology Innovation and Computation at Carnegie Mellon University.
Những trò lừa đảo nhắm đến đối tượng du học sinh ngày càng "quái" với đủ các thể loại biến tướng khác nhau. Cho dù một số trò lừa đã được cảnh tỉnh trên báo chí, các trang web và mạng xã hội… nhưng nhiều em du học sinh do không chú ý nên vẫn “dính bẫy” như thường, có em du học sinh Mỹ đã bị lừa hàng nghìn USD trong vòng chỉ vài chục phút. Công ty tư vấn du học uy tín Thế Hệ Mới điểm qua những chiêu lừa đã khuấy đảo cộng đồng du học sinh Việt trong thời gian gần đây để các em đề cao cảnh giác.
Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Kyle Doan ở bang Washington.
Hello mọi người, hôm qua mình bị lừa mất gần $4,000 vì một người đàn bà giả dạng cảnh sát gọi điện cho mình. Mình biết là cách xử lý vấn đề rất là ngu và non, nên mình lên đây thứ nhất là để chia sẻ cho mọi người tránh, thứ 2 là giúp mình tìm cách giải quyết. Chuyện là thế này, chiều hôm qua thứ 4 mình đang đi trên đường thì có một cuộc điện thoại gọi cho mình, điện thoại mình là Android nên nó có tính năng kiểm tra xem là ai gọi tới. Máy báo là từ "Seattle Police Department East Precinct" và số máy là 206-684-4300.
Nó hỏi tên mình và đang làm gì để nó muốn thực hiện môt cuộc điều tra và sẽ chuyển máy mình tới sếp của nó. Mình kiếm chỗ tấp vào lề rồi nghe máy. Sau khi chào hỏi mình nó kể lể rất dài như là nó là người từ IRS (Sở thuế vụ) và báo cho mình biết là mình khai thuế thu nhập sai và mình chưa đóng số thuế đó chưa chính phủ. Bà đó yêu cầu mình phải làm liền vì hôm nay là hạn chót, mình có hỏi tại sao phải chờ đến hạn chót mới gọi, bả nói là vì phải kiểm tra thông tin của mình và có quá nhiều sinh viên khác đều làm có sai sót trong việc khai thuế như mình. Nếu như không đóng tiền liền bây giờ sẽ bị khép vào tội "Ăn cắp tiền của chính phủ" (hay đoại loại vậy) và sẽ bắt giam mình trong 7 tháng, lưu vào lịch sử tội phạm (hay đại loại gì gì đó) và vì những lý do đó, mình sẽ không được cấp bất cứ bằng cấp nào mình đang học.
Mình thật ra không làm cái này vì toàn nhờ bố mẹ làm dùm nên không rõ. Nó còn đe doạ không nên ngắt máy với nó bây giờ vì nó đang gọi trên "golden line" (chẳng hiểu là gì) nếu như cúp máy thì máy tính của nó sẽ đưa tên mình vào sổ đen vì không chịu hợp tác. Thế là mình tin lấy tin để nghe lời nó không dám cúp máy để gọi cho người thân. Tức là lúc đó ở một mình nên không thể nhờ vả ai chung quanh để gọi điện về tìm hiểu xem sao. Thế là mình bị nó bắt đi mua cái itunes gift card rồi đọc mã số cào qua cho nó. Mình rất là nghi ngờ nhưng vì nỗi sợ bị khép tội nó lấn áp nên không thể tỉnh táo mà dừng cuộc gọi điện.
Nó đòi mình 2 lần, một lần sai khai báo năm ngoái và năm trước đó nữa với lí do pending nên không thể cancel sau khi trả xong năm trước. Mặc dù mình đã hết tiền trong tài khoản, nó bắt phải dùng thêm credit card để trả. Tóm lại là mình đã bị lừa tổng cộng $3,850(lần đầu $1,850 sau đó là $2,000). Sau đó mình gọi về hỏi thăm bố mẹ thì biết cái vụ này chắc chắn là lừa đảo. Bố mẹ mình kêu báo cho ngân hàng và cảnh sát liền.
- Ngân hàng phản ứng: Không thể giúp gì vì mình đã xác thực mua những món hàng đó (Mình đã xuất trình giấy tờ với bấm mã pin để thực hiện thanh toán), khuyên mình báo cảnh sát.
- Cảnh sát phản ứng: Khuyên mình nên chia sẻ chuyện này với mọi người để đề phòng và nói cho mình biết là cảnh sát không có quyền bắt người vào tù nếu không quyết định của toà án. Không thể truy ra ai gọi cho mình và cũng không có cách nào lấy tiền về cho mình (giờ để ý số cảnh sát gọi thì nó không hiện số lên trên phone, biết quá trễ)
- Mình phản ứng: Chạy ra Apple store để hỏi xem có cách nào truy ra máy vạch số cào này trên dữ liệu của họ đc không? Họ từ chối nếu không có yêu cầu từ cảnh sát.
Bài học kinh nghiệm qua trường hợp này là sở thuế hay cảnh sát không bao giờ gọi điện thoại cho bạn yêu cầu nạp thẻ Itunes để đóng phạt cho một vấn đề nào đó, họ lại càng không bao giờ yêu cầu bạn không được cúp máy.
Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Lâm Vị Quân ở bang Texas.
Không phải cứ "certified" là tin được nhé. Nói chung là xém nữa bị lừa các bạn ạ. Cũng may tuy ngu nhưng tính paranoid nổi tiếng nên thoát. Thế nên mình viết bài tường thuật lại để bạn bè mình sau này không ai bị ngu giống mình.
Mình sắp don nhà đi nên rao cho thuê phòng trên Craigslist. Có một bạn, tạm gọi là A, liên lạc qua email, viết thư rõ dài và tha thiết. Bạn ấy nói rằng muốn thuê phòng mình nhưng bị cái đang ở Alaska làm nghiên cứu nên không thể đến xem giao tiền trực tiếp. Mình cũng từng ở trong hoàn cảnh phải thuê nhà lúc đang ở xa nên ok, không vấn đề gì.
Sau đó bạn ấy bảo sẽ gởi check cho mình trước khi dọn vào. Mình thì ngu ngu ít xài Craigslist nên không để ý nó luôn khuyến cáo đừng nhận check. Với cả bạn A bảo check này là certified check, thế nên mình cũng yên tâm.
Khúc này rẽ ngang 1 tí cắt nghĩa cho các bạn chưa rõ. Ở Mỹ (chỗ khác mình không biết, không dám nói) có nhiều loại check. Personal check là check cá nhân, ai dùng check này gởi cho bạn mà trong tài khoản họ không còn tiền thì bạn cũng chả nhận được xu nào. Certified check là check đã được ngân hàng xác nhận, khả năng an toàn cao, v.v. Khi người gởi đến làm certified check, ngân hàng sẽ rút chính xác khoản tiền cần gởi, đảm bảo người gởi không tiêu xài thâm hụt gì vào khoản này và người nhận sẽ nhận đầy đủ.
Ảnh: Thông thường certified check nhìn sẽ giống như thế này.
Kể từ khúc này mình bắt đầu thấy có mùi fishy. Bạn A này bảo bố bạn ấy sẽ gởi check (ơ mày lớn rồi sao không tự gởi?), gởi cho mình số tiền là $3,500 (sao lắm tiền thế? Nhà có bao nhiêu lắm đâu), nhờ mình rút ra $1,600 trong số ấy gởi cho dealer chuyển xe của bạn ấy từ Alaska xuống Texas (what the hell? Sao mày không tự trả?)
Nhưng mình – vì lòng tốt bao la quảng đại, đùa thôi chứ mình cũng chuyển nhà chuyển cửa nhiều nên có tí thông cảm, nghĩ rằng họ có khó khăn này kia – vẫn đồng ý nhận giúp. Trong lòng vẫn thấy ngại ngại vì bạn này viết email rõ dài, luôn nhắn tin hối thúc. Nhưng lại tự nhủ thôi lúc mình cần tìm nhà mình cũng nóng lòng.
Hôm nay tờ check được gửi đến. Lúc ấy mình cũng đang bận làm việc nên không để ý kỹ. Bạn ấy nhắn tin bảo mình deposit tờ check đi, rồi chuyển tiền cho dealer bằng Moneygram. Mình bảo ok, tao sẽ chuyển online nhé, vừa tiện vừa rẻ. Bạn ấy bảo không, mày chuyển in person cho tao.
Thế chuyển online và chuyển trực tiếp khác nhau thế nào? Chuyển online thì Moneygram vẫn có khả năng quản lý số tiền đó, có thể rút lại nếu mình thông báo lên, “Ê, tao thấy kỳ kỳ. Tao gởi nhầm rồi. Rút lại tiền cho tao nha.” Còn nếu chuyển in-person thì tức là mình gởi cash đi và receiver nhận cash ngay. Nhận xong là thôi luôn, Moneygram không can thiệp được nữa.
Cơ mà lúc đó mình vẫn không để ý các bạn ạ. Đang bận làm việc, lại can tội ngu. Mình mang tờ check ra Bank of America nhờ deposit. Bạn teller deposit không được, bảo rằng tao không cash-in được mày ơi, mày đợi cho 1 thời gian nhé. Ừ thì ok, chắc check từ ngân hàng khác nên ko vào ngay được. Mình hồn nhiên thế đấy, nhưng mà, ơn giờ, ông bà phù hộ thế nào đó mình cắc cớ hỏi 1 câu, “Ê mày ơi, check này mày coi giùm tao có legit không?”
Mình thề là lúc ấy mình vẫn chẳng biết gì đâu, chỉ hỏi đơn giản kiểu “Mày coi thử lỡ thằng chủ tài khoản hết tiền thì tao có nhận được không?” Ai ngờ bạn teller dễ thương nói, “Ủa mày không biết đứa nào gởi tiền cho mày hả? Tao nói nè, mày mà deposit check giả á, là tài khoản này sẽ bị khóa, rồi mày không bao giờ được mở cái tài khoản nào ở đây luôn nhá.”
Mình kiểu hết hồn, what the hell, certified check cũng có giả hả? Hỏi lại bạn teller lần nữa. Bạn ấy nhẹ nhàng trả lời:
“Ừ thì tao ko biết đâu, tao ko có verify được. Nhưng mà tao thấy là tao không deposit vô được nè. Mày phải gọi điện hỏi cái ngân hàng issue tờ check này nhé. Rồi giờ mày muốn sao, có deposit không?”
Nói thế thì bố con đứa nào dám deposit nữa. Cun cút cầm tờ check ra về. Cảm ơn bạn teller.
Đến lúc ấy mình vẫn nghĩ thôi cẩn thận, lại đổ oan cho người vô tội. Ngồi ngay trong xe hơi đậu trước ngân hàng, mình Google rồi săm soi tờ check. Tên người gởi của UPS là David Schaffer ở Virginia, tên người ở trên tờ check lại là Comfort Revolution LLC ở New Jersey, mà ngân hàng thì là Apollo Bank ở Florida. Comfort LLC thì bán chăn drap gối nệm, còn Apollo là kiểu ngân hàng địa phương chả ai biết nó là cái gì. Tờ check có chữ ký mà không có printed name của người gởi. Không có logo ngân hàng. Font chữ lỗi lung tung, không cùng format, dùng các loại font khác nhau. Damn, nói chung là fishy hết chỗ nói.
Google một lúc mình mới hiểu rõ cách thức lừa đảo này: đại khái các bạn lừa đảo làm giả 1 tờ certified check rồi nhờ vả người nhận quá trời thứ (gởi tiền cho dealer chẳng hạn). Mình deposit tờ check giả, gởi tiền cho “dealer”, thế là xong. Ngân hàng chỉ túm đầu đứa deposit tờ check giả chứ có biết tụi gởi là thằng nào con nào. Còn bạn “dealer” cầm tiền biến luôn.
Thôi nói chung mình ngu quen rồi nên cũng không cần giấu, viết lên đây cảnh báo nhỡ bạn nào chưa biết. Sau đây là 4 bài học rút ra được:
- Dù là certified check cũng không nên tin. Cứ mang ra check service nào đó nhờ nó verify giùm. Nếu ok thì rút tiền mặt, rồi đem tiền mặt đó deposit vào bank account. Đừng có deposit thằng vào bank account nhỡ có gì thì profile của bạn xong luôn, tài khoản thì bị khoá.
- Giao dịch trên Craigslist thì chỉ có cash hoặc chuyển khoản trực tiếp, không có check hay money order gì ráo. Nếu cash thì nhớ mua cây bút thử tiền. Hoặc tốt nhất là hẹn gặp nhau ngoài ngân hàng, vừa có camera vừa có ATM. Cầm tiền xong dắt tay bạn kia đi deposit ngay và luôn. Tiền vào được tài khoản thì hẳn giao hàng. Mất tí công ra ngân hàng gần nhà còn hơn mất mấy ngàn đô.
- Luôn luôn HỎI, cái gì tưởng biết rồi cũng phải hỏi. Google xong cũng phải túm được đứa nào làm trực tiếp mà hỏi. Các bạn chưa rành tiếng Anh hay ngại. Nhưng mà nói chung mình là khách hàng, mình nói tiếng Anh dở thì tụi nó ráng mà nghe, mà giải thích, chứ đừng sợ làm phiền ai hết. Cái này cứu mình bao nhiêu lần ở Mỹ rồi đó :">
- Check lớn hoặc không rõ nguồn gốc thì nên mang vào cho teller hoặc đại diện, đừng dùng ATM để deposit.
Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Leo Nguyen ở California.
Hồi trước, có người contact mình bằng email hỏi có muốn kiếm thêm tiền bằng cách Wrap car không? Wrap car là người ta sẽ lại dán quảng cáo lên xe của mình, rồi mình chỉ việc chạy đi học chạy đi làm bình thường, rồi mỗi tháng được trả $400-$500 tiền quảng cáo. Mình cũng biết mấy cái vụ này là có thiệt nên đồng ý. Xong thằng đó hỏi mình tên tuổi địa chỉ nhà, không hỏi số an sinh xã hội gì hết. Nó nói sẽ gửi một cái check đến để mình set up.
Mấy ngày sau nhận được nguyên cái certified check đến nhà gửi bằng UPS, nhìn y như thiệt của ngân hàng US Bank. Trên cái check để trị giá $2,000. Nó nói là $800 là tiền của mình trả trước 2 tháng, còn lại $1,200 là tiền wrap xe. Sẽ có một đứa đến để wrap xe mình nên mình deposit tiền vô rồi rút ra $1,200 để đưa cho cái thằng wrap xe. Mình ở Mỹ lâu rồi kinh nghiệm đầy mình. Mình đem cái check ra thẳng US Bank, hỏi thẳng teller kiểm tra dùm cái check coi có thật không? Thằng bank teller check xong nói cái check là thiệt.
Tới lúc này mình thấy bán tín bán nghi, xong rồi cầm vô Bank of America của mình deposit vô. Nói nói là một phần tiền là có sẵn, còn lại phải đợi 3 ngày để kiểm tra bên kia có tiền không. Sau đó có cái thằng khác nhắn tin mình hỏi là có nhận được check chưa. Mà tụi nó khéo léo lắm, chẳng hối thúc hay hỏi gì hết, nói là có người liên lạc mình sau. Rồi có đứa nhắn tin nói sẽ lại dán xe, chuẩn bị tiền sẵn đi để đưa nó. Mình nhắn lại nói tao phải đợi khi tiền vào trong bank tao đã rồi mới đưa được. Thằng này lúc này hỏi mình nói là cuối tuần nay nó bận, phải đến liền để ngày mai nó đi xa... Lúc đầu mình mới nghi nghi, vẫn cứng, nói là ko chịu đưa tiền, mày muốn thì tuần sau lại lấy.
Rồi một thằng khác email thúc giục là phải dán xe hôm nay ko là huỷ hợp đồng. Xong mình tức quá nói tao ko làm nữa, rồi tự nhiên tụi nó im luôn. 3 ngày sau tiền vô nhà bank, nhưng mà ngày hôm sau tiền chạy ngược trở ra, mà mình bị mất $25 tiền phạt. Nhiều khi tụi nó làm cái check giả cực kì giống của mấy chủ tài khoản khác có thiệt, nhưng người ta phát hiện hủy check, nhà bank lấy tiền lại. Bởi vậy các bạn nên để ý, tất cả nên xài tiền mặt hoặc thanh toán qua Paypal là an toàn nhất.
Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Tri Huynh ở California.
Em đây cũng mém bị lừa một lần. Cách đây 4 tháng em đăng lên Craiglist bán 1 cái laptop. Sau đó, có 1 người email em nói là sẽ mua laptop và chuyển khoản bằng Paypal. Vì người ta nói là đang trong quân đội nên không ra ngoài được để kiểm tra laptop nhưng sẵn sàng mua. Sau đó em nhận được email có địa chỉ giống như gửi từ Paypal về khoản tiền và thông báo nếu người mua nhận được món hàng thì tiền sẽ vào ngay tài khoản. Mà lúc đầu nhìn email ấy rất professional nên tưởng thật. Sau đó em lật đật đem ra UPS ship cho người ta. Đem ship rồi thì trong lòng cảm thấy nghi nghi, bèn gọi điện lên paypal kiểm tra. Sự thật là lừa đảo, em liền chạy ra UPS và may mắn là laptop em vẫn còn đó.
Theo các quy định hiện hành, khi xuất cảnh đi du học, công dân Việt Nam được phép mang ngoại tệ để thanh toán học phí và sinh hoạt phí dưới dạng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng như sau:
Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5,000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15,000,000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định trên không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Như vậy, nếu bạn mang nhiều hơn 5,000 USD tiền mặt ra nước ngoài (qua cửa khẩu Quốc tế) để du học thì phải khai báo hải quan, xuất trình cho cơ quan hải quan giấy tờ theo quy định như sau:
- Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền ra nước ngoài do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc
- Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Theo Nghị định 45/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/08/2016, người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số vàng, ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam vượt mức quy định sẽ bị phạt các mức sau:
- 1 đến 3 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 triệu đến dưới 30 triệu đồng.
- 5 đến 15 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30 triệu đến dưới 70 triệu đồng.
- 15 đến 25 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70 triệu đến dưới 100 triệu đồng.
- 30 đến 50 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Một cách thuận tiện hơn để thanh toán học phí và sinh hoạt phí du học là chuyển tiền qua ngân hàng. Phụ huynh cần có các hồ sơ như sau để thực hiện chuyển tiền:
- I-20 còn thời hạn hiệu lực.
- Passport học sinh còn thời hạn hiệu lực.
- Visa du học của học sinh, không cần phải còn thời hạn hiệu lực.
- Hóa đơn yêu cầu đóng học phí.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình giữa người chuyển tiền và người nhận tiền như hộ khẩu, giấy khai sinh, CMND người chuyển tiền.
- Thông tin tài khoản nhận tiền tại Mỹ, phải là tài khoản của trường hoặc tài khoản của chính học sinh.
- Nếu chuyển trọn vẹn học phí và sinh hoạt phí vào tài khoản cá nhân của học sinh thì trong vòng 30 ngày sau khi nhận tiền học sinh phải gửi về chứng từ cho thấy đã dùng 1 phần số tiền để thanh toán học phí cho nhà trường.
Trước đây, pháp luật có quy định về hạn mức chuyển, mang ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài (Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN) hằng năm không quá 5.000 USD cho một người hưởng trợ cấp. Tuy nhiên, theo pháp lệnh ngoại hối hiện hành được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn bởi Nghị định 70/2014/NĐ-CP thì giới hạn chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích hợp pháp đã bị loại bỏ. Quý khách vui lòng tham khảo chi tiết tại Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP:
Điều 7. Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài
1. Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
3. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
4. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.
Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới có dịch vụ chuyển tiền du học nhanh chóng, uy tín và đơn giản. Xin vui lòng liên hệ các văn phòng Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới để được hướng dẫn chi tiết:
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
Hệ thống điểm của Việt Nam dựa trên thang điểm từ 1-10, tương tự như thang điểm của Mỹ là từ 1-4. Thông thường, khi một tổ chức giáo dục của Mỹ yêu cầu điểm số trung bình (GPA) tính trên thang điểm 4, học sinh sẽ phải thực hiện chuyển đổi trực tiếp theo công thức toán học, vậy nên 10 trở thành 4, 7.5 trở thành 3.0, .v.v. Theo lý thuyết thì điều này có vẻ như đúng, tuy nhiên trên phương diện thực tế thì cách tính như vậy hoàn toàn không chính xác.
Đối với hệ thống điểm của Việt Nam, điểm 10 là rất hiếm, ngay cả đối với các học sinh xuất sắc nhất. Ngược lại, điểm 4.0 của một học sinh tại Mỹ lại không phải là điều lạ thường, kể cả đối với học sinh có tổng điểm GPA là 4.0. Theo Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo nghề, Kỹ thuật và Giáo dục sau đại học của Bộ Giáo Dục Việt Nam, một học sinh với GPA ở mức 7.5 thường sẽ thuộc top đầu chiếm 10-15% lớp học của mình. Vì vậy, các trường cao đẳng và đại học của Mỹ cần tập trung xem xét nhiều hơn vào thứ hạng trong lớp và một số kỹ năng khác được phản ánh trong hồ sơ xin nhập học hơn là điểm số GPA đã được quy đổi.
Ảnh: Bảng điểm đạt tuyệt đối 4.0 chương trình học Thạc sĩ của chị Huỳnh Xuân Vy - Giám đốc văn phòng Thế Hệ Mới tại TP.HCM.
Xin lưu ý là thực tế hầu hết các trường học của Việt Nam thì không gửi bảng điểm gốc cho các trường khác theo yêu cầu của học sinh. Do đó, học sinh có thể yêu cầu trường cấp bảng điểm đã có chữ ký xác nhận của hiệu trưởng hoặc viên chức trường được ủy quyền, đóng dấu mộc đỏ của trường, sau đó làm thành những bản sao đã được chứng thực tại ủy ban nhân dân phường.
Để biết thêm các thông tin về quy đổi thang điểm và bằng cấp giáo dục quốc tế, vui lòng tham khảo tổ chức giáo dục WES www.wes.org hay hiệp hội NACES https://www.naces.org/members
Hệ thống điểm Việt Nam | Tương đương hệ thống điểm Mỹ | Diễn giải theo tiếng Việt | Diễn giải theo tiếng Anh | Tỷ lệ học sinh đạt mức điểm này |
---|---|---|---|---|
9 - 10 | A+ / 4.0 | Xuất sắc | Outstanding | Ít hơn 5% |
8 - 9 | A / 3.5 | Giỏi | Excellent / Very Good | 5% - 10% |
7 - 8 | B+ / 3.0 | Khá | Good | 20% - 25% |
6 - 7 | B / 2.5 | Trung bình | Average | 40% - 50% |
5 - 6 | C / 2.0 | Đạt | Pass | Khoảng 10% |
< 5 | D+ / =< 1.0 | Không đạt / Trượt | Fail | Cho những môn bị trượt |
Nguồn thông tin:
- http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8621/pdf-forms/VN-Grading-System.pdf
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.