Hai loại bằng sau đại học được cấp tại Mỹ là bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ. Văn bằng thạc sỹ có 2 loại là thạc sỹ học thuật và thạc sỹ chuyên ngành. Bằng thạc sỹ học thuật ví dụ như Thạc sỹ Văn khoa (MA) hoặc Thạc sỹ Khoa học (MSc) được trao thường là sau hai năm kết hợp học các môn trên lớp và nghiên cứu. Các môn học trên lớp cần thiết có thể từ 30 đến 60 tín chỉ và một luận văn và / hoặc một bài thi vấn đáp. Các môn học này có thể giúp vào thẳng các chương trình bậc tiến sỹ.
Bằng thạc sỹ chuyên ngành thường dẫn đến một nghề nghiệp cụ thể và không dẫn đến nghiên cứu tiến sỹ. Các văn bằng này bao gồm MBA (Thạc sỹ Quản trị kinh doanh), MEd (Thạc sỹ Giáo dục), MSW (Thạc sỹ Công tác Xã hội), MFA (Thạc sỹ Mỹ thuật), .v.v... Những văn bằng này thường yêu cầu phải có từ 36 đến 48 tín chỉ học tập và không đòi hỏi luận văn.
Văn bằng tiến sỹ khoa học là bằng tiến sỹ phổ biến nhất, đòi hỏi sinh viên có đề tài nghiên cứu lớn, độc đáo, viết luận án và bảo vệ thành công luận án của mình trước một hội đồng phản biện. Chu trình hoàn thành luận án tiến sỹ có thể mất từ 5 đến 8 năm. Bằng tiến sỹ chuyên ngành, bao gồm EdD (Tiến sỹ Giáo dục) hoặc DBA (Tiến sỹ Quản trị kinh doanh) kết hợp vừa học các môn trên lớp vừa nghiên cứu.
Sinh viên phải hoàn thành một văn bằng cử nhân và điểm học 2 năm cuối đại học phải đạt tương đương 3.0, khoảng 7.5 theo thang điểm Việt Nam, để hội đủ điều kiện học chương trình thạc sỹ. Ở cấp độ thạc sỹ và tiến sỹ, một số khoa có thể yêu cầu bạn phải làm một trong hai bài kiểm tra GRE (thi tuyển vào các chương trình cao học ngành khoa học và kỹ thuật) hoặc GMAT (thi tuyển vào các chương trình cao học về Quản lý và Kinh doanh).
Các bài thi khác như MAT (Bài kiểm tra ngoại suy theo phương pháp Miller) đối với lĩnh vực giáo dục hoặc tâm lý học có thể được yêu cầu. Các bài thi cụ thể về từng môn có thể được yêu cầu, ví dụ vào ngành y học, pháp luật, nha khoa. Kiểm tra với trường bạn định theo học xem họ yêu cầu bài thi nào. Bạn cũng sẽ phải chứng minh bạn có khả năng ngôn ngữ tiếng Anh thoả đáng bằng cách cung cấp điểm số TOEFL/ IELTS của bạn hoặc điểm các bài thi tiếng Anh được chấp thuận khác.
Bạn nên bắt đầu quá trình nộp hồ sơ từ 12 đến 18 tháng trước ngày dự định học của mình để nghiên cứu các trường khác nhau và hoàn tất các bài thi cần thiết cũng như để tìm hiểu cơ hội tài trợ và học bổng. Ngay sau khi bạn đã lựa chọn được một vài trường muốn dự tuyển, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh của mình.
Mỗi trường ấn định hạn chót nộp hồ sơ riêng của mình, nếu bạn chọn nhập học mùa Thu thì hạn chót nộp đơn thường là từ tháng 11 năm trước đến tháng Ba năm nhập học. Bạn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt vì sẽ có nhiều ưu tiên & lợi thế hơn. Hồ sơ tuyển sinh gửi thẳng tới trường, và thường bao gồm:
- Đơn xin nhập học.
- Lệ phí tuyển sinh.
- Bản sao có chứng thực các văn bằng và bảng điểm đại học.
- Điểm các bài thi chuẩn hóa (GRE, GMAT, SAT, TOEFL).
- Bản tự luận (Personal statement), trong đó bạn phải nêu rõ các mục tiêu và thành tựu học tập đầy tham vọng của bản thân
- Thư giới thiệu, thường là từ giáo viên hoặc cấp quản lý công ty bạn từng làm việc, những người có thể nhận xét chính xác về công việc và tiềm năng của bạn.
- Bằng chứng xác nhận bạn có đủ kinh phí để trang trải cho chương trình học.
- Một số trường đại học, đặc biệt là các trường danh tiếng, sẽ phỏng vấn các sinh viên quốc tế trước khi quyết định tuyển sinh.
Hồ sơ nhập học của sinh viên chương trình sau đại học thường được xét duyệt bởi hội đồng tuyển sinh, thư mời nhập học thường được gửi cho sinh viên vào tháng Năm cho khóa học mùa Thu bắt đầu vào tháng Chín.
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Các học sinh trung học có kết quả học tập tốt có thể tham gia hai chương trình học nâng cao với những cái tên viết tắt: AP (Advanced Placement test) tức là học và thi các môn của trình độ đại học, còn IB là Chương trình học bằng Tú tài Quốc tế. AP và IB khác nhau ở một số điểm nhưng cả hai đều đòi hỏi học sinh phải tham dự các khóa học cấp độ cao, giúp họ đạt được kết quả cạnh tranh hơn khi học tập tại trường đại học.
Chương trình AP được xây dựng năm 1955, do Hiệp hội các trường đại học Mỹ (College board) điều hành. Hiệp hội này có hơn 5.200 trường trung học, đại học và các tổ chức giáo dục khác. Thông qua AP, Hiệp hội xây dựng các khóa học cấp đại học với hơn 30 môn mà học sinh có thể theo học khi đang học trung học. Học sinh tham gia AP đạt các tín chỉ của các môn thuộc chương trình đại học ở Mỹ và hơn 40 quốc gia khác với điều kiện là các bài thi AP trong thời gian học trung học (lớp 11 và 12) phải đạt mức điểm yêu cầu. Theo Bộ Giáo dục Mỹ, hơn 60% các trường trung học Mỹ có các khóa học AP. Các bài thi phổ biến nhất gồm tính toán, văn học Anh và lịch sử. Năm 2006, hơn 24% học sinh trung học Mỹ tham gia các kỳ thi của AP, tăng lên so với 16% vào năm 2000.
Chương trình học Tú tài Quốc tế (IB) do Tổ chức Tú tài Quốc tế (IBO) tại Thụy Sĩ điều hành với mục tiêu xây dựng một chương trình giảng dạy chung và hệ thống tín chỉ được các trường đại học và cao đẳng ở các quốc gia khác công nhận. Tổ chức Tú tài Quốc tế gồm hơn 2.000 trường ở 125 quốc gia, trong đó gần 800 trường ở Mỹ. Học sinh phải theo một chương trình học tập rất nghiêm ngặt gồm 6 môn: tiếng Anh, ngoại ngữ, khoa học, toán học, khoa học xã hội và nghệ thuật.Học sinh còn phải dành 200 giờ phục vụ cộng đồng và viết một bài luận 4.000 từ dựa trên nghiên cứu độc lập, học sử dụng vi tính trong một lớp học dành cho người lớn.
Chương trình tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate) và các khóa học xếp lớp nâng cao AP (Advanced Placement) đều mang lại nhiều lợi ích cho chương trình giảng dạy phổ thông, giúp học sinh hiểu hơn về sự khắt khe cũng như những lợi thế khi bước vào giảng đường đại học. Cả hai chương trình được thiết kế nhằm giúp học sinh Trung học tiếp cận với một trình độ giáo dục cao cấp hơn, những kiến thức mà các em chưa được học ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự khác biệt giữa cấu trúc chương trình và phong cách học tập giữa hai chương trình này.
Chương trình AP cung cấp các khóa học và kỳ thi chứng chỉ trình độ đại học ở từng môn học cụ thể. Năm 2013, đã có hơn 30 môn học và thi từ Hóa học, Latin, Lý thuyết âm nhạc, Ngôn ngữ và Văn hóa Nga đến nghệ thuật Studio. Nhiều trường trung học phổ thông tổ chức các khóa học AP cho học sinh; tuy nhiên, những học sinh tự học tại nhà hoặc không có điều kiện tham gia các khóa học AP vẫn có thể đăng ký dự thi các kỳ thi AP. Bài dự thi sẽ được gửi đến Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service) để chấm điểm. Các khóa học và kỳ thi AP là sự lựa chọn tuyệt vời cho những học sinh muốn đạt được trình độ cao hơn ở một môn học cụ thể nào đó.
Chương trình tú tài quốc tế IB là một chương trình đào tạo hai năm dành cho những học sinh muốn tiếp cận một nền giáo dục toàn diện. Chương trình được thiết kế sâu rộng với 6 nhóm môn học: Ngôn ngữ và Văn học, Ngôn ngữ thứ hai, Cá nhân và xã hội, Khoa học, Toán học và Nghệ thuật. Vì chương trình IB được công nhận trên toàn cầu nên học sinh có thể học và tham dự các kỳ thi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Kết quả thi sẽ được công nhận trên toàn thế giới
Chương trình IB được thiết kế sâu rộng và toàn diện. Mỗi học sinh sẽ chọn 6 môn học, 5 môn đầu tiên chọn từ nhóm 1 đến nhóm 5, trừ nhóm môn học nghệ thuật. Môn thứ 6 là môn tự chọn, có thể chọn môn ở nhóm 6 hoặc bất kỳ môn nào khác thuộc 5 nhóm đầu tiên. Ngoài ra, để nhận được bằng IB, học sinh phải hoàn thành khóa học Lý thuyết của nhận thức (Theory of Knowledge - TOK), một bài luận văn chuyên sâu dài 4.000 từ (extended essay - EE) và chương trình Sáng tạo - Hành động - Phục vụ (Creativity, Action and Service - CAS) trong 150 giờ. Với thời gian đào tạo hai năm, các khóa học IB có tiến độ chậm hơn các khóa học AP nhằm mang đến cho học sinh những tri thức chuyên sâu. Các khóa học AP được đào tạo nhanh hơn giúp học sinh có được kiến thức bao quát về một môn học cụ thể. Nhiều khóa học của cả AP và IB đòi hỏi khả năng đọc hiểu và tư duy phân tích cao. Chương trình IB đặc biệt nhấn mạnh các kỹ năng viết, tất cả các kỳ thi IB đều là thi viết. Trong khi kết quả của kỳ thi IB là sự kết hợp giữa kết quả thi viết và thành tích học tập của học sinh trong khóa học, thì điểm số của kỳ thi AP chỉ dựa vào kết quả thi.
Chuẩn bị cho con đường đại học Về cơ bản, bằng IB và chứng chỉ AP đều có giá trị riêng và học sinh của cả hai chương trình đều có được sự tự tin cao trên con đường chinh phục ngưỡng cửa đại học danh tiếng. Tuy nhiên, những học sinh nào muốn theo học tại một trường đại học nằm ngoài Mỹ và Canada, thì bằng IB sẽ phù hợp hơn do được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vì chương trình IB tập trung nhiều vào các kỹ năng viết và tư duy phân tích, nên nhiều giáo sư cho rằng bằng IB sẽ chuẩn bị tốt hơn cho học sinh khi thi vào các trường đại học. Ngược lại, những học sinh muốn theo đuổi một chuyên ngành cụ thể ở bậc đại học tại Mỹ hoặc Canada, thì các khóa học và kỳ thi AP của riêng từng môn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lập kế hoạch du học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình. Sau đây là những nét đặc trưng của giáo dục đại học tại Mỹ:
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Lớp học có thể có quy mô lớn với hàng trăm sinh viên hoặc sĩ số nhỏ và hội thảo (thảo luận trong lớp) với chỉ một vài sinh viên. Môi trường lớp học tại trường đại học Mỹ rất năng động. Sinh viên sẽ phải chia sẻ kinh nghiệm, tranh luận, tham gia thảo luận trong lớp và thuyết trình trước lớp. Sinh viên quốc tế sẽ nhận thấy đó là những trải nghiệm thú vị nhất trong hệ thống giáo dục Mỹ.
Hàng tuần, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên đọc sách giáo khoa và các ấn phẩm khác. Giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên cập nhật thông tin qua việc đọc và làm bài tập giúp sinh viên tham gia thảo luận trong lớp và hiểu bài giảng. Một số chương trình cấp bằng cũng yêu cầu sinh viên dành thời gian trong phòng thí nghiệm. Giảng viên là người cho điểm sinh viên tham gia lớp học.
Điểm học được tính dựa trên:
- Mỗi giảng viên sẽ có yêu cầu khác nhau về đóng góp của sinh viên trong lớp học, nhưng giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận trong lớp, đặc biệt là các buổi hội thảo. Đây là một yếu tố quan trọng để cho điểm sinh viên.
- Trong quá trình học thường có bài Kiểm tra giữa kỳ. Ngoài ra, sinh viên còn được yêu cầu nộp một hoặc nhiều bài nghiên cứu hoặc báo cáo, các bài này đều ảnh hưởng đến kết quả học tập cuối kỳ.
- Có thể có bài kiểm tra ngắn hoặc bài đố nhanh. Đôi khi giảng viên sẽ yêu cầu làm bài “đố nhanh” mà không thông báo trước. Các bài kiểm tra dạng này sẽ không chiếm tỷ lệ lớn trong điểm số cuối kỳ, mà chỉ để khuyến khích sinh viên tham gia lớp học và làm bài tập về nhà.
- Bài kiểm tra cuối khóa sẽ được thực hiện trong tuần cuối của kỳ học.
Mỗi một môn sẽ tương đương một số lượng tín chỉ nhất định hoặc số giờ tín chỉ. Số tín chỉ này tương đương với số giờ sinh viên lên lớp cho môn học đó mỗi tuần. Một môn học có khoảng bốn đến năm tín chỉ. Chương trình toàn thời gian ở hầu hết các trường có 12 đến 15 giờ tín chỉ (bốn hoặc năm môn một học kỳ) và sinh viên phải hoàn thành số lượng tín chỉ nhất định trước khi tốt nghiệp. Sinh viên quốc tế phải tham gia khóa học toàn thời gian trong suốt học kỳ.
Giống như sinh viên Mỹ, sinh viên quốc tế sẽ phải nộp bảng điểm trong quá trình nộp đơn vào trường cao đẳng hoặc đại học. Bảng điểm là văn bản chính thức kết quả học tập của sinh viên. Tại Mỹ, bảng điểm bao gồm cả “điểm” và “điểm trung bình” (GPA), là kết quả học tập sinh viên đạt được. Các khóa học thường được tính điểm theo tỷ lệ phần trăm và sau đó được chuyển đổi ra điểm.
Hệ thống điểm và điểm trung bình GPA tại Mỹ có thể không dễ hiểu đặc biệt đối với sinh viên quốc tế. Có nhiều cách giải thích cách tính điểm này. Ví dụ, hai sinh viên học tại hai trường khác nhau cùng nộp bảng điểm cho một trường đại học. Cả hai sinh viên đều có số điểm trung bình là 3.5, nhưng một sinh viên học trường trung học bình thường và sinh viên kia học trường trung học danh tiếng với nhiều áp lực học tập hơn. Trường đại học có thể diễn giải điểm trung bình GPA của hai sinh viên này khác nhau vì hai trường trung học có tiêu chí hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:
- Sinh viên nên lựa chọn trường tại Mỹ phù hợp với trình độ học vấn trong nước tại thời điểm tìm trường.
- Tìm hiểu kỹ yêu cầu tuyển sinh tại trường đại học cũng như từng chương trình học vì có thể có những yêu cầu khác nhau.
- Thường xuyên liên lạc với tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn của trường để cập nhật thông tin tuyển sinh.
Chuyên viên tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn sẽ giúp sinh viên biết liệu có cần học một hoặc hai năm trước khi được tuyển vào đại học hay không.
Nếu sinh viên đăng ký học một trường khác trước khi tốt nghiệp, số tín chỉ mà sinh viên đã học tại trường đại học đầu tiên sẽ được tính vào số điểm tại trường đại học giúp hoàn thành chương trình học. Điều đó có nghĩa là sinh viên có thể chuyển tiếp sang trường khác mà vẫn tốt nghiệp đúng thời gian.
Một đặc điểm riêng của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là sinh viên có thể thay đổi ngành học hoặc trường học bất cứ lúc nào họ muốn. Việc thay đổi ngành học hay trường học là hoàn toàn bình thường đối với sinh viên Mỹ.
Lịch học thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín và tiếp tục vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Phần lớn học sinh bắt đầu học vào mùa thu vì vậy sinh viên quốc tế cũng nên bắt đầu học vào thời điểm này. Có nhiều điều thú vị khi bắt đầu một năm học mới, sinh viên có thể kết bạn với nhau vào lúc này khi tất cả cùng bắt đầu cuộc sống mới trong giảng đường đại học. Ngoài ra, sinh viên có thể học nhiều khóa học, bắt đầu từ tháng Tám và liên tục trong cả năm.
Ở một số trường, năm học gồm có hai kỳ hay còn gọi là “semesters.” (Một vài trường có lịch học ba kỳ, hay còn gọi là “trimester”) Ngoài ra, có một số trường theo hệ thống quý gồm bốn kỳ, bao gồm cả kỳ mùa hè không bắt buộc. Thông thường, nếu không tính kỳ mùa hè, một năm học sẽ gồm có hai semesters hoặc ba quarters.
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Khác với loại trường đại học, ở Mỹ không có bảng xếp hạng giáo dục chính thức cho loại hình trường Cao đẳng cộng đồng. Lý do chính là sứ mệnh của trường cao đẳng cộng đồng nhằm mang lại các chương trình giáo dục đại cương và huấn nghệ với chi phí thấp, nên đội ngũ giảng viên chỉ tập trung vào việc dạy và học, khác với môi trường dạy + học + nghiên cứu + cạnh tranh như môi trường đại học.
Hiện nay toàn nước Mỹ có 1,132 trường cao đẳng cộng đồng, một số trường thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế từ nhiều quốc gia thông qua chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, mức học phí hấp dẫn và dịch vụ sinh viên chu đáo. Dưới đây là danh sách 40 trường cao đẳng có nhiều sinh viên quốc tế nhất Hoa Kỳ năm học 2014-2015 do tổ chức giáo dục www.iie.org thống kê, với danh sách này các bạn có thể lựa chọn điểm đến du học tốt nhất cho mình. Các trường đánh dấu * đã bổ nhiệm Thế Hệ Mới làm đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam.
Hạng | Tên trường | Địa điểm | Số SV quốc tế |
---|---|---|---|
1 | Houston Community College System | Houston, TX | 5,441 |
2 | Santa Monica College* | Santa Monica, CA | 3,562 |
3 | De Anza College | Cupertino, CA | 2,915 |
4 | Seattle Central College* | Seattle, WA | 2,171 |
5 | Lone Star College System | Woodlands, TX | 1,998 |
6 | Diablo Valley College* | Pleasant Hill, CA | 1,954 |
7 | Montgomery College | Rockville, MA | 1,877 |
8 | Johnson County Community College | Overland Park, KS | 1,834 |
9 | Northern Virginia Community College* | Annandale, VA | 1,801 |
10 | Green River College* | Auburn, WA | 1,736 |
11 | Miami-Dade College | Miami, FL | 1,675 |
12 | Edmonds Community College | Lynnwood, WA | 1,620 |
13 | Santa Barbara City College | Santa Barbara, CA | 1,521 |
14 | Foothill College | Los Altos Hills, CA | 1,451 |
15 | Richland College | Dallas, TX | 1,293 |
16 | City College of San Francisco | San Francisco, CA | 1,208 |
17 | Valencia College | Orlando, FL | 1,087 |
18 | Bellevue College* | Bellevue, WA | 1,086 |
18 | Nassau Community College | Garden City, NY | 1,086 |
20 | Orange Coast College | Costa Mesa, CA | 1,052 |
21 | Pasadena City College | Pasadena, CA | 1,038 |
22 | Shoreline Community College* | Shoreline, WA | 1,010 |
23 | North Seattle College* | Seattle, WA | 974 |
24 | CUNY Borough of Manhattan Community College | New York, NY | 852 |
25 | Peralta Community College District | Oakland, CA | 851 |
26 | Collin County Community College District | McKinney, TX | 842 |
27 | Bunker Hill Community College | Boston, MA | 831 |
28 | El Camino College | Torrance, CA | 785 |
29 | San Antonio College | San Antonio, TX | 771 |
30 | East Los Angeles College | Monterey Park, CA | 724 |
30 | Kapiolani Community College | Honolulu, HI | 724 |
32 | Glendale Community College | Glendale, CA | 669 |
33 | Bergen Community College | Paramus, NJ | 668 |
34 | CUNY LaGuardia Community College | Long Island City, NY | 610 |
35 | Georgia Perimeter College | Clarkston, GA | 569 |
36 | Mt. San Antonio College | Walnut, CA | 564 |
37 | Citrus College | Glendora, CA | 556 |
38 | Austin Community College | Austin, TX | 554 |
39 | Tacoma Community College* | Tacoma, WA | 550 |
40 | South Seattle College* | Seattle, WA | 545 |
Nếu bạn dự định du học tại 1 trong số 40 trường trên, hãy liên lạc ngay với công ty tư vấn du học uy tín Thế Hệ Mới nhé:
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Duy nhất tại tiểu bang Washington, học sinh trung học đủ 16 tuổi có thể "học nhảy lớp" đến hai năm bằng cách theo học chương trình "Hoàn tất trung học sớm" tại một trường cao đẳng cộng đồng, phần lớn các học sinh chăm chỉ của chương trình đều nhận được bằng tốt nghiệp trung học và bằng cao đẳng chỉ sau hai năm học. Hiện nay có 34 trường cao đẳng tại tiểu bang Washington và chỉ 20 trường trong số đó cung cấp chương trình học đặc biệt này cho học sinh quốc tế.
Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới là đại diện tuyển sinh chính thức của nhiều trường cao đẳng tại Mỹ có cấp học bổng.
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.
"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.
Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).
Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà.
Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể.
Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.
Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.
Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp. Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết.
Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp. Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti.
Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.
Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học.
Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh.
Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, "không thể hiện các giá trị truyền thống", "gây phản cảm" đối với con gái bà.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương.
Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề "ngôn ngữ dung tục" của cuốn sách "Of Mice and Men" khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại "Of Mice and Men" cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.
Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.
Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: Học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài.
Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.
Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật... Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 - 12 năm!
Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10,000 USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35,000 USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.5.
Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.
Nguồn: Tác giả Ngô Tự Lập
Có khoảng 13 triệu sinh viên đang học tại 1,132 trường cao đẳng cộng đồng trên khắp nước Mỹ. Gần 45% sinh viên tốt nghiệp đại học đã từng học tại cao đẳng cộng đồng trước khi chuyển tiếp lên đại học. Những người nổi tiếng cũng đã từng học tại cao đẳng cộng đồng như chính trị gia Sarah Palin và Arnold Schwarzenegger; doanh nhân Steve Jobs và Walt Disney; diễn viên James Dean, Eddie Murphy, Tom Hanks, Halle Berry...
Ngày càng nhiều sinh viên quốc tế học cao đẳng cộng đồng, nơi đem đến cơ hội phổ biến giúp sinh viên hoàn thành hai năm đầu chương trình cấp bằng cử nhân. Sinh viên coi trường cao đẳng cộng đồng như điểm khởi đầu trong nỗ lực học tập lấy bằng đại học bốn năm hoặc bằng cao học tại một trường đại học Mỹ. Hai năm học đầu tiên này được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên trước khi bắt đầu tập trung học môn chính.
Trong thực tế, nhiều chuyên gia tư vấn đại học cho rằng sinh viên nên học chương trình “chuyển tiếp lên đại học” tại trường cao đẳng cộng đồng trước, sau đó chuyển tiếp lên đại học trong hai năm cuối. Sinh viên chuyển điểm hoặc sử dụng tín chỉ từ trường cao đẳng cộng đồng để lấy bằng đại học hệ bốn năm.
Nhiều trường cao đẳng cộng đồng và trường đại học hệ bốn năm ký hợp đồng liên kết giúp cho việc chuyển tiếp được dễ dàng hơn. Ví dụ, khi sinh viên nộp đơn vào Cao đẳng Cộng đồng Seattle, sinh viên có thể được cấp thư Đảm Bảo Chuyển Tiếp từ Trường Đại Học Johns Hopkins - Carey Bussiness School. Ngoài ra, trường cao đẳng cộng đồng thường tổ chức các buổi “triển lãm chuyển tiếp” và mời các trường đại học hệ bốn năm tham gia và tuyển sinh viên.
Ngoài chương trình chuyển tiếp lên đại học, trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ còn có các chương trình đào tạo hàng trăm ngành nghề như: quản trị kinh doanh, khoa học máy tính, điều dưỡng, thiết kế thời trang, quản lý khách sạn và nhà hàng, công nghệ nano, nhiếp ảnh, nghệ thuật quảng cáo, công nghệ hàng không. Sinh viên quốc tế hoàn thành 1 văn bằng cao đẳng có đủ điều kiện tham gia Chương Trình Thực Tập Tùy Chọn (OPT) và được phép làm việc có nhận lương trong lĩnh vực đã học trong thời gian từ 1 đến 3 năm.
Đặc biệt các trường cao đẳng tại tiểu bang Washington có chương trình Hoàn Tất Trung Học Sớm, với chương trình này các sinh viên năng động từ 16 tuổi có thể tham gia học để tốt nghiệp cả bằng trung học và bằng cao đẳng chỉ trong phòng 2 năm.
Cao đẳng Cộng đồng khác trường đại học hệ bốn năm ở những điểm sau:
- Nhập học dễ dàng hơn: Điểm TOEFL (Test of English as a Foreign Language) và các yêu cầu tuyến sinh đối với trường cao đẳng cộng đồng thường thấp hơn so với trường đại học hệ bốn năm. Nhiều trường cao đẳng cộng đồng có chương trình ESL (Tiếng Anh Toàn Thời Gian) hoặc bồi dưỡng Toán cho các sinh viên có điểm quá thấp trước khi bắt đầu học chương trình học thuật.
- Chi phí thấp hơn: Học phí tại trường cao đẳng cộng đồng có thể thấp hơn từ 20% đến 80% so với trường cao đẳng và đại học hệ bốn năm của Mỹ. Điều này giúp sinh viên tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong hai năm đầu lấy bằng cử nhân.
- Sĩ số lớp học nhỏ: Số lượng sinh viên trong lớp hoặc trong trường thường ít hơn so với trường đại học hệ bốn năm. Giảng viên và chuyên gia tư vấn có thể dành nhiều thời gian cho từng sinh viên hơn. Nhiều sinh viên quốc tế và Mỹ cho rằng học tập tại trường có quy mô nhỏ trong hai năm đầu giúp sinh viên dễ dàng hòa nhập với trường đại học hệ bốn năm quy mô lớn trong hai năm cuối đại học.
- Môi trường lớp học thân thiện: Trong môi trường giáo dục Mỹ, sinh viên thường cạnh tranh nhau về điểm số. Sinh viên quốc tế không nói tiếng Anh tốt thường bị hạn chế. Thông thường, sinh viên quốc tế sẽ cảm thấy tốt và thoải mái hơn trong lớp học quy mô nhỏ nơi có ít sự cạnh tranh hơn. Ngoài ra, trường cao đẳng cộng đồng có hỗ trợ dạy kèm miễn phí cho sinh viên để đạt thành công.
- Thích nghi dễ dàng hơn: Hai năm tại trường cao đẳng cộng đồng giúp sinh viên quốc tế nâng cao kỹ năng tiếng Anh và làm quen với hệ thống giáo dục và văn hóa Mỹ, đây là các yếu tố quan trọng để sinh viên đạt thành công trong học tập khi chuyển tiếp đến các trường đại học.
- Nội trú: học sinh học tập và sinh hoạt tại ký túc xá của trường.
- Bán trú: học sinh ở cùng với người thân hoặc gia đình bản xứ (homestay).
- Thuê căn hộ: chia sẻ phòng ở cùng các sinh viên khác đủ 18 tuổi trở lên.
- Mùa Đông nhập học tháng 1.
- Mùa Xuân nhập học tháng 4.
- Mùa Hè nhập học tháng 6.
- Mùa Thu nhập học tháng 9.
- Học sinh từ 16 tuổi và hoàn tất 1 năm học lớp 10 ở trường trung học phổ thông.
- Kết quả học tập 2 năm gần nhất từ 6.0 trở lên.
- Một số trường yêu cầu học sinh phải thông thạo Anh Văn đạt điểm thi IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 61.
- Các học sinh chưa đạt yêu cầu về Anh Văn nên chọn trường có khóa Anh ngữ tăng cường (ESL).
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Nếu bạn chuẩn bị xin visa du học Mỹ, hẳn là bạn đã nghe nhiều lời đồn về việc xét cấp thị thực và phần lớn những gì bạn nghe đều không phải là sự thật. Hãy đọc kỹ 10 nhận định sai lầm về thị thực du học Mỹ dưới đây để thoải mái tâm lý và chuẩn bị chu đáo cho hồ sơ xin visa du học của bạn.
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới
Ngay sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, nếu đương đơn không được cấp thị thực thì viên chức lãnh sự Mỹ luôn cung cấp thư từ chối bằng song ngữ Anh - Việt trình bày trên 2 mặt của 1 tờ giấy khổ A4, nội dung thư ghi rõ lý do từ chối cấp thị thực chiếu theo các điều khoản của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) như sau:
Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. “Những mối ràng buộc chặt chẽ” là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản.
Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào chứng minh được những ràng buộc này. Mỗi đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và súc tích.
Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Những ràng buộc cụ thể có đủ thuyết phục để được cấp thị thực hay không khác nhau tuỳ thuộc vào từng quốc gia, vào từng nền văn hoá, và tuỳ từng cá nhân. Tất cả các viên chức Lãnh Sự đều có kiến thức về tình hình địa phương và luật di trú Hoa Kỳ để giúp họ đưa ra quyết định này.
Điều khoản 214(b) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Nếu đương đơn đã bị từ chối cấp thị thực trước đây nhưng hiện tại đương đơn có thêm các thông tin mới, hoặc nếu hoàn cảnh chung của đương đơn đã thay đổi đáng kể, hoặc có các hồ sơ quan trọng chưa được xem xét trong lần phỏng vấn trước, thì đương đơn có thể nộp đơn xin phỏng vấn lại để được xử lý bởi một viên chức Lãnh Sự khác. Khi bị từ chối cấp thị thực, đương đơn không thể khiếu nại về quyết định của viên chức Lãnh Sự, nộp đơn tái phỏng vấn là cách duy nhất để hồ sơ của đương đơn được xem xét lại.
Một quan niệm sai lầm phổ biến về điều khoản 214(b) khi cho rằng chỉ cần bổ sung thêm hồ sơ là có thể hội đủ điều kiện được cấp thị thực. Tuy nhiên, quyết định về thị thực không đơn thuần chỉ dựa trên giấy tờ. Đúng hơn, viên chức lãnh sự luôn xem xét toàn bộ hoàn cảnh chung của đương đơn để quyết định xem trường hợp của đương đơn có nằm ngoài giả định của luật pháp Hoa Kỳ khi cho rằng đương đơn có ý định định cư hay không. Các giấy tờ cần thiết có thể giúp viên chức Lãnh Sự có những quyết định đúng đắn, tuy nhiên, không một giấy tờ riêng lẻ hay một thông tin đơn thuần nào bảo đảm việc được cấp thị thực.
Hầu hết các trường hợp bị từ chối theo điều khoản 212(g) chỉ cần thực hiện đúng các hướng dẫn trong thư từ chối để được xét cấp thị thực và không cần phải đóng lại phí phỏng vấn hoặc tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp với viên chức lãnh sự. Các đương đơn sẽ có 12 tháng để gửi các giấy tờ được yêu cầu kể từ ngày nộp đơn mà không phải trả phí xét đơn xin visa mới. Sau 12 tháng, tình trạng bị từ chối theo điều khoản 221(g) sẽ hết hạn theo quy định của điều khoản 203(e) và khi đó đương đơn phải thực hiện hồ sơ xin thị thực lại từ đầu.
Điều khoản 214(a)(4) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Để vượt qua sự từ chối thị thực vì lý do "Gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ", đương đơn phải chứng minh rằng họ sẽ có đủ nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian họ dự định lưu trú tại Hoa Kỳ. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét các bằng chứng bổ sung mà đương đơn nộp để xác định xem những bằng chứng đó có đủ để khắc phục tình trạng bị từ chối theo điều 214(a)(4) hay không.
Bạn sẽ được tư vấn bởi các viên chức lãnh sự nếu bạn ở trong trường hợp có thể nộp đơn xin miễn trừ tình trạng không đủ điều kiện cấp thị thực này.
Điều khoản từ chối cấp thị thực 212(a)(6)(C)(i) của Bộ Di Trú và Nhập tịch áp dụng hình phạt nghiêm trọng đối với các đương đơn xin thị thực cố tình nộp bằng chứng giả mạo hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến luật Nhập Tịch. Nếu đơn xin thị thực của đương đơn đã bị từ chối theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i) vì lý do cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo cho viên chức Lãnh sự trong cuộc phỏng vấn, thì đương đơn sẽ VĨNH VIỄN không hội đủ điều kiện để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Xin hiểu rằng điều này có nghĩa rằng, không những hồ sơ hiện tại của đương đơn sẽ bị từ chối, mà tất cả các đơn xin thị thực trong tương lai của đương đơn cũng sẽ bị từ chối, bất kể mục đích đến Hoa Kỳ của đương đơn, vị trí của đương đơn trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà nước hay tuổi tác của đương đơn tại thời điểm nộp đơn xin thị thực sau này. Việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo trong buổi phỏng vấn xin thị thực là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và sẽ tác động lâu dài đến cơ hội kinh doanh, học tập hoặc du lịch thăm viếng bạn bè thân nhân của đương đơn tại Hoa Kỳ trong tương lai. Xin vui lòng hết sức thận trọng vấn đề này khi chuẩn bị đơn xin thị thực.
Nếu quý vị từng bị từ chối cấp thị thực theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i), trong một số trường hợp đặc biệt, Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới có thể giúp quý vị nộp đơn xin miễn trừ trường hợp này, tuy nhiên mỗi đương đơn đều có hoàn cảnh khác nhau nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn dịch vụ đặc biệt này trực tiếp với quý vị theo lịch hẹn trước.
Thông tin chi tiết và dịch vụ visa du học, du lịch, định cư xin vui lòng liên hệ Công Ty Thế Hệ Mới