Công dân 8 nước Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Philipin, Indonexia, Myanmar, Campuchia và Lào muốn xin visa Đài Loan qua mạng phải phù hợp với những điều kiện dưới đây:
- Hộ chiếu còn hạn 6 tháng trở lên (tính từ ngày nhập cảnh Đài Loan, không phải ngày xin qua mạng).
- Có vé máy bay hoặc vé tàu chiều về, hoặc vé máy bay, vé tàu của điểm đến tiếp theo.
- Người chưa từng đi lao động ở Đài Loan.
Công dân có một trong các giấy tờ dưới đây của một trong các quốc gia Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Schengen châu Âu.
(1) Thẻ cư trú hoặc thẻ cư trú vĩnh viễn; hoặc
(2) Visa còn hiệu lực (bao gồm cả visa điện tử); hoặc
(3) Thẻ cư trú hoặc visa hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây. (Khi nhập cảnh buộc phải xuất trình được giấy tờ để kiểm tra, nếu không xuất trình được sẽ bị từ chối nhập cảnh).
Chú ý: Thời gian hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây là chỉ ngày hết hạn của thẻ tạm trú hoặc visa (nếu không có ngày hết hạn thì lấy ngày cấp) với ngày nhập cảnh Đài Loan cách nhau không quá 10 năm.
- Truy cập link: https://niaspeedy.immigration.gov.tw/nia_southeast/
- Nhập chính xác các thông tin cần thiết.
- Biết kết quả ngay sau khi hoàn tất mẫu đơn trực tuyến.
- Thời gian lưu trú tại Đài Loan là 30 ngày, giấy phép được cấp có thời hạn 90 ngày, 7 ngày trước khi hết hạn có thể xin lại, trong thời gian còn hiệu lực có thể sử dụng nhiều lần.
- Trường hợp điền sai thông tin có thể lập tức đăng ký lại.
- Chỉ chấp nhận người có hộ chiếu thông thường, không chấp nhận hộ chiếu tạm thời, hộ chiếu khẩn cấp, hộ chiếu phi chính thức hoặc giấy tờ thông hành khác.
- Chỉ chấp nhận người có visa chính thức, không chấp nhận giấy phép lao động hoặc giấy tờ tương tự khác.
- Người có thẻ cư trú vĩnh viễn không ghi ngày hết hạn , khi nhập thời hạn của thẻ này xin nhập ngày 31 tháng 12 năm「9999」 để thay thế.
- Nên sử dụng máy in Laser để in giấy chứng nhận miễn thị thực.
Ngành kinh tế có nhiều công việc đem lại thu nhập tốt, nhưng tính chất công việc khác nhau. Hàng năm cứ vào khoảng thời gian này các bạn đang học lớp 12 lại tất bật với các kỳ thi và băn khoăn trong việc chọn trường, chọn ngành. Độc giả Phan Ngọc Tường Thư đã chia sẻ bài viết trên trang vnexpress về sự khác nhau giữa các ngành quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán. Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới xin đăng lại bài viết này mong là sẽ giúp ích cho các bạn học sinh - sinh viên trong việc quyết định tương lai của mình.
Ngành này đào tạo các nhà quản trị cho tương lai, do đó các bạn sẽ có được kiến thức rất rộng. Bạn sẽ biết được những kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định để phát triển một cách đúng đắn. Và cũng do kiến thức rất rộng nên bạn sẽ không thể nguyên cứu chuyên sâu bất cứ phòng ban nào. Đó cũng là lý do vì sao các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này thường có nhận xét chung là khó kiếm việc làm. Những người tôi từng quen biết khi học ngành này có người làm trái với ngành học nhưng cũng có người lại rất thành công với các vị trí then chốt trong công ty.
Học ngành này các bạn sẽ có được kiến thức trong việc quản lý tài chính và cả kiến thức cơ bản về kế toán. Bạn sẽ tính toán được khả năng sinh lợi của dự án và đưa ra quyết định trong việc đầu tư; nhìn được hướng đi của dòng tiền trong tương lai và khả năng phân tích thị trường. Bạn có thể làm việc ở các công ty tài chính, bảo hiểm hoặc ngân hàng hoặc phòng tài chính kế toán của các công ty.
Trong ngân hàng thì có rất nhiều bộ phận. Nhưng tiêu biểu là bộ phận giao dịch viên và tín dụng. Giao dịch viên là những nhân viên ngồi ở quầy giao dịch, do bản chất của công việc này là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên các bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Đối với vị trí này các bạn sẽ được đào tạo lại khi vào làm việc nên ngoài sinh viên ngân hàng thì các ngành học khác như tài chính, kinh tế, marketing, quản trị kinh doanh đều có thể làm được. Tín dụng cũng tương tư giao dịch viên, công việc này các bạn thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên kỹ năng giao tiếp là cần thiết. Bạn phải có kiến thức về tài chính, ngân hàng khi lựa chọn công việc này.
Học ngành này bạn sẽ làm việc ở phòng kế toán. Công việc chủ yếu làm việc trên sổ sách, số liệu và báo cáo, ít tiếp xúc với khách hàng. Do tính chất công việc nên các bạn muốn làm ngành này phải có tính cẩn thận, kiên nhẫn.
Cũng tương tự kế toán, kiểm toán cũng làm việc trên sổ sách, số liệu và báo cáo. Nhưng kiểm toán là người kiểm tra lại số liệu của phòng kế toán. Do đó các bạn phải thường xuyên cập nhật thông tư, nghị định của cơ quan thuế để có thể tư vấn kịp thời cho phòng kế toán. Học ngành này, bạn thường sẽ làm ở các công ty dịch vụ kiểm toán và có thể đi công tác thường xuyên.
Các văn phòng của Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới nghỉ lễ quốc khánh 2016 từ thứ Sáu 02/09 đến hết ngày 04/09 và sẽ làm việc lại vào thứ Hai 05/09.
Trong thời gian nghỉ lễ, quý khách vẫn có thể liên lạc với các nhân viên công ty qua email hoặc điện thoại di động. Các trường hợp khẩn cấp xin vui lòng gọi (08) 6683 4976.
Thân chúc quý khách cùng tập thể nhân viên tận hưởng những ngày nghỉ thoải mái và vui vẻ.
Khi vào đại học, là sinh viên năm thứ nhất, bạn bắt đầu một “chương mới” trong đời nơi bạn có thể xác định tương lai của bạn, chọn bạn bè, làm điều bạn muốn, và thay đổi bản thân bạn.Trước đó, mọi sự thường được quyết định bởi cha mẹ về mọi thứ, kể cả việc chọn trường, chọn bạn v.v. Tuy nhiên, với sự độc lập mới này, bạn cần phải có kỷ luật tự giác và chịu trách nhiệm về hành động của bạn nữa. Có tự do nghĩa là phải có trách nhiệm cho chính mình, cho gia đình, cho xã hội, bởi vì với khả năng kiểm soát đời bạn, bạn có thể thay đổi nó tốt hơn hay xấu hơn.
Điều đầu tiên bạn phải học là quản lí thời gian. Bạn chỉ có thời gian giới hạn ở đại học để làm nhiều thứ, cho nên bạn phải đặt ưu tiên riêng cho bạn. Khi người khác đi dự tiệc, chơi videogames, hay dành thời gian với bạn trai mới hay bạn gái mới v.v Bạn phải tạo kỉ luật để học vì bạn vào đại học để được giáo dục và bạn chỉ có vài năm để hoàn thành. Việc học phải là ưu tiên hàng đầu vì mọi thứ khác có thể đợi. Bất kì gì bạn làm trong năm đầu sẽ xác định phần còn lại trong đại học. Khó thay đổi được sau khi bạn phạm sai lầm trong năm thứ nhất cho nên bạn phải quản lí thời gian của bạn một cách cẩn thận.
Khi vào đại học, bất kì gì xảy ra trong trường phổ thông đều là quá khứ, cho nên đừng nhìn lại điều đã qua. Bạn có thể chỉ là một “học sinh trung bình” ở trường phổ thông nhưng nếu đưa nỗ lực vào, bạn có thể là sinh viên hàng đầu ở đại học. Bạn có thể là người “nổi tiếng” ở trung học nhưng vào đại học, có hàng trăm người cũng rất “nổi tiếng” nữa. Xin nhớ rằng bạn không còn ở trường phổ thông và điều đã xảy ra ở trường phổ thông không có nghĩa gì ở đại học. Về căn bản, mọi người sẽ có cơ hội bắt đầu từ đầu vì đại học là một “chương mới” trong cuốn sách cuộc đời. Trong chương mới này, các sinh viên khác chỉ biết tới bạn từ lúc này vì họ không biết quá khứ của bạn và điều bạn đã làm. Bạn hãy quên đi quá khứ, dù tốt hay xấu, vì cuộc đời sinh viên của bạn bắt đầu từ bây giờ . Bạn có cơ hội để bắt đầu với một “chương” hoàn toàn mới cho đợi sống sinh viên.
Ở trường phổ thông, thầy giáo kiểm tra việc dự lớp; nếu bạn bỏ lớp, thầy hiệu trưởng sẽ được báo và cha mẹ bạn sẽ biết. Ở đại học, phần lớn các giáo sư không kiểm tra việc dự lớp; nếu bạn bỏ lớp đó là vấn đề của bạn. Có lẽ kỉ luật đầu tiên mà bạn phải phát triển ở đại học là dự lớp. Bạn phải dự mọi lớp, mọi ngày và không bao giờ bỏ buổi nào. Bạn có lẽ ngạc nhiên vì rất nhiều sinh viên thường bỏ lớp tại đại học. Nếu bạn nhiễm thói xấu này, bạn sẽ không học tốt và nếu bạn không thu nhận được những kiến thức căn bản cần thiết trong năm thứ nhất, còn cơ hội nào để bạn sẽ học tốt trong ba năm tới? Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên bỏ học hay bị đuổi.
Phần lớn giáo sư đại học không dạy theo sách giáo khoa vì họ thường dùng thông tin mới, cách mới để giải thích mọi thứ. Nếu bạn đến lớp mọi ngày, bạn có được mọi thông tin, mọi cách để học các thứ mới. Bạn biết các giáo sư và điều họ muốn. Bạn đến lớp để học từ người khác vì bạn KHÔNG giới hạn việc học bằng việc đọc sách giáo khoa. Bạn đến lớp để nghe và hỏi; bạn đến lớp để thảo luận và tương tác với người khác và đó là cách học ở đại học . Khi đến lớp, bạn phải chăm chú vào bài giảng và mọi thứ được thảo luận. Chăm chú nghĩa là không ngủ trong lớp; không đọc email hay gửi tin nhắn cho bạn bè; hay xem YouTube trên laptop. Bạn đến lớp để học nên bạn phải làm điều đó một cách nghiêm chỉnh, nếu KHÔNG thì tại sao bạn vào đại học?
Sau mỗi giờ đến lớp, bạn phải tìm một chỗ yên tĩnh để kiểm lại điều bạn đã học bằng việc xem lại những điều bạn đã ghi trong lớp và so sánh nó với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác. Tôi khuyên sinh viên nên tìm một chỗ trong thư viện rồi tới đó mọi ngày cho tới khi nó trở thành thói quen. Bạn vào đại học để học nhưng nếu bạn trì hoãn rồi học nhồi nhét vào những phút cuối thì bạn chả học được gì. Nhồi nhét vài ngày trước khi thi có thể cho bạn qua được bài thi nhưng bạn sẽ không có tri thức để phát triển kĩ năng cho tương lai của bạn. Nếu bạn chép bài của ai đó để qua được kì kiểm tra thì bạn lừa dối chinh bạn và phủ nhận bản thân bạn về cơ hội học cho đời bạn. Bạn có thể lừa bip hay mua bằng cấp nhưng bạn sẽ không có khả năng kiếm được việc làm nếu không có kĩ năng. Tại sao bạn bỏ ra nhiều thời gian quý báu và tiền bạc để có được một “mẩu giấy vô dụng”?
Ngày nay đa số sinh viên đại học không thích đọc. Họ ưa xem ti vi hay “đoạn trích ngắn” trên YouTube. Đọc là thói quen nên có, bất kể vệc bạn làm, bạn sẽ thấy rằng bạn phải đọc nhiều và viết nhiều hơn bạn nghĩ. Tất nhiên, ở đại học bạn phải đọc sách giáo khoa và các tài liệu được phân công nhưng bạn cũng phải đọc thêm báo, tạp chí, blog trực tuyến và website kĩ thuật. Ngoài những điều đó, bạn nên đọc thêm tiểu thuyết, sách khoa học, sách lịch sử vv. Đọc bất kì cái gì, đọc để học, đọc để làm giầu cho tâm trí, đọc để giải trí vì bạn biết nhiều qua việc đọc. Một ích lợi khác của việc đọc là bạn càng đọc nhiều, bạn sẽ càng viết tốt hơn và việc đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng nhất trong mọi công ty. Bằng việc phát triển thói quen đọc nó sẽ làm việc học dễ dàng hơn.
Đại học không phải là chỉ học tập, bạn phải đặt thời gian cho các hoạt động khác giúp bạn thảnh thơi và duy trì sức khoẻ. Tôi thường khuyên sinh viên dành thời gian quãng nửa giờ mỗi ngày đi ra công viên và bước chậm rãi để thảnh thơi hay tap thể dục nhẹ để giảm căng thẳng. Bạn không là một cái máy cho nên bạn cần duy trì sức khoẻ trong thời gian ở đại học.
Đại học cũng là thời gian để bạn phát triển và để trưởng thành. Khi trưởng thành, bạn phải nhận trách nhiệm về mọi thứ bạn làm cũng như mọi thứ xảy cho bạn. Chỉ bằng việc là người có trách nhiệm cho bản thân bạn thì bạn mới có thể là người có trách nhiệm cho gia đình bạn, xã hội bạn, và đất nước bạn.
Tác giả: John Vu
Director, MS program Biotechnology Innovation and Computation at Carnegie Mellon University.
Kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2015, chính phủ Úc đã áp dụng thị thực điện tử du học úc thay cho việc dán nhãn thị thực vào hộ chiếu như thời gian trước. Du học sinh đã được cấp thị thực có thể tra cứu thông tin về thị thực của mình từ hệ thống dịch vụ miễn phí Visa Entitlement Verification Online – VEVO trên trang mạng của Bộ di trú và bảo vệ biên giới Úc, hoặc thông qua chương trình ứng dụng myVEVO mobile app chạy trên nền hệ điều hành iOS và Android.
Với hệ thống thị thực điện tử của Úc như hiện nay, du học sinh không cần có nhãn thị thực trong hộ chiếu để xác nhận tình trạng nhập cư và các quyền lợi khác trong thời gian du học ở Úc. Khi làm thủ tục kiểm tra an ninh để lên máy bay đến Úc du học, nhân viên của các hãng hàng không sẽ dùng thông tin hộ chiếu của du học sinh để kiểm tra trên hệ thống visa điện tử việc học sinh có được cấp phép đến Úc hay không.
Nếu học sinh có visa du học Úc còn hiệu lực đã được cấp bằng thông tin của cuốn hộ chiếu cũ, thì chỉ cần nộp đơn 929 Change of address and/or passport details trước chuyến đi để được nhập cảnh mà không cần phải xin visa mới.
Ảnh: Mẫu thị thực điện tử du học Úc.
Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du học Úc nhanh chóng và hiệu quả.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, được viết bởi Thomas Jefferson và tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.
Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu, quyền sở hữu được Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
Có tổng cộng 56 người đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, trong đó có Benjamin Franklin, John Adams và Thomas Jefferson. Trong nhóm “bộ ngũ” soạn thảo bản tuyên ngôn này, Thomas Jefferson là người chấp bút nhiều nhất và viết gần như toàn bộ, bởi ông được coi là tay viết mạnh mẽ nhất và thuyết phục nhất.
Ông John Hancock, Chủ tịch Đệ nhị Quốc hội Lục địa là người đầu tiên đặt bút ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập này. Ông ký vào phần trống nhất ở bên trái phía dưới của văn kiện, biến nó thành chữ ký nổi bật nhất, đáng chú ý nhất trong bản tuyên ngôn. Ngày nay, người Mỹ vẫn thường dùng thuật ngữ “John Hancock” để ám chỉ chữ ký trên 1 văn bản quan trọng, “Please help us out and put your John Hancock on our petition.” có nghĩa là "Bạn hãy vui lòng ký tên lên bản kiến nghị này.".
Bản dịch Tiếng Việt do Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát hành: http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/transdoc/constitution.pdf
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khi một dân tộc nào đó cần thiết phải xóa bỏ những mối liên kết chính trị giữa họ với một dân tộc khác và khẳng định trước các lực lượng trên toàn trái đất vị thế độc lập và bình đẳng mà các qui luật của tự nhiên và thượng đế đã ban cho họ, thì sự tôn trọng đầy đủ đối với các quan điểm của nhân loại đòi hỏi họ phải tuyên bố những nguyên do dẫn họ đến sự biệt lập đó.
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ.
Thật vậy, sự thận trọng sẽ buộc người ta hiểu rõ rằng một chính quyền đã được thiết lập qua một thời gian dài thì không nên thay đổi chỉ vì những lý do đơn giản, nhất thời. Mọi kinh nghiệm đều đã chứng tỏ điều đó, rằng khi cái xấu còn trong chừng mực chịu đựng nổi, thì nhân loại dễ cam chịu nó, hơn là dám tự trao cho mình quyền loại bỏ những thể chế mà họ đã quen thuộc. Nhưng khi hàng loạt các hành vi lạm quyền và chiếm đoạt theo đuổi những mục tiêu giống nhau, lộ rõ ý đồ áp chế họ dưới ách chuyên quyền độc đoán, thì họ có quyền và có bổn phận phải lật đổ chính quyền đó và bổ nhiệm những chiến sĩ mới để bảo vệ nền an ninh của họ trong tương lai.
Những thuộc địa này đã từng phải cắn răng chịu đựng, nhưng bây giờ đã đến lúc buộc họ phải xóa bỏ thể chế chính quyền cũ. Lịch sử của vua nước Anh hiện nay là lịch sử của những nỗi đau thương và sự tước đoạt triền miên, tất cả đều nhằm mục đích trực tiếp là thiết lập ách chuyên chế bạo ngược ở những bang này.
Để chứng minh cho điều này, ta hãy để cho các sự việc tự nó lên tiếng với cả thế gian ngay thẳng. Ông ta đã từ chối không phê chuẩn một số đạo luật, tốt đẹp và cần thiết nhất đối với lợi ích của công chúng. Ông ta đã cấm đoán không cho các viên thống đốc thông qua những đạo luật mang tính cấp bách và bức xúc, hoặc đình chỉ việc thực thi những đạo luật này để chờ được ông phê chuẩn và trong khi đình chỉ như vậy, ông đã hoàn toàn bỏ mặc, không còn bận tâm về chúng nữa.
Ông ta đã từ chối không thông qua những đạo luật về cư trú của những vùng dân cư lớn, trừ phi đám dân này từ bỏ quyền đại diện trong cơ quan lập pháp, một quyền vô cùng quí giá đối với họ nhưng lại rất đáng sợ đối với những tên bạo chúa. Ông ta đã triệu họp các cơ quan lập pháp ở những địa điểm không bình thường, không tiện nghi, cách xa những kho lưu giữ hồ sơ công cộng và chỉ nhằm mục đích duy nhất là làm cho họ do mệt mỏi mà phải tuân theo các chủ trương của ông ta. Ông ta đã nhiều lần giải tán các hạ nghị viện vì đã cương quyết chống lại sự xâm phạm của ông đối với các quyền của nhân dân. Rồi sau khi giải tán, một thời gian dài ông ta đã từ chối không cho bầu lại những cơ quan này, do đó những quyền lập pháp không gì xóa bỏ được đã được trao lại cho dân chúng thực thi.
Cùng lúc đó, nhà nước đứng trước các nguy cơ về ngoại xâm và nội loạn. Ông ta đã ra sức ngăn cản việc tăng dân số ở các bang này. Với mục đích đó, ông ngăn cản việc thực hiện luật nhập quốc tịch cho người nước ngoài, từ chối không thông qua những đạo luật khác khuyến khích nhập cư và tăng thêm các điều kiện đối với quyền sở hữu đất đai. Ông ta đã ngăn cản việc thực thi công lý bằng cách từ chối không thông qua những đạo luật thiết lập các cơ quan tư pháp. Ông ta đã buộc các quan tòa phải lệ thuộc vào ý chí của ông bằng những qui định về nhiệm kỳ cũng như các khoản lương bổng trả cho họ.
Ông ta đã lập ra rất nhiều cơ quan mới và bổ nhiệm vào đó vô số những quan lại mới để xách nhiễu dân chúng và vơ vét tài sản của họ. Trong những thời kỳ hòa bình ông ta vẫn duy trì những đội quân thường trực trên đất nước ta mà không được sự đồng ý của các cơ quan lập pháp của chúng ta. Ông ta đã tác động để cho ngành quân sự độc lập và vượt lên trên quyền lực dân sự. Ông ta đã cùng với một số đối tượng khác buộc chúng ta phải tuân theo nền pháp quyền xa lạ với hiến pháp của chúng ta và không được luật pháp của chúng ta công nhận. Rồi ông ta phê chuẩn những đạo luật giả dối sau đây:
- Cho phép những đội quân có võ trang đông đảo đồn trú trên đất nước ta.
- Qua những phiên tòa giả hiệu, che chở cho chúng khỏi bị trừng phạt trước hậu quả của những vụ sát hại dân cư ở các bang này.
- Cắt đứt những quan hệ thương mại giữa chúng ta với các khu vực khác trên thế giới. áp đặt các khoản thuế khóa mà không được chúng ta đồng ý. Trong nhiều trường hợp, tước đoạt của chúng ta quyền được xét xử trước đoàn hội thẩm.
- Đưa chúng ta sang phía bên kia đại dương để xét xử về các tội trạng không có thật.
- Xóa bỏ thể chế tự do của luật pháp nước Anh ở một tỉnh lân cận và thiết lập ở đó một chính quyền độc đoán; rồi mở rộng ranh giới, coi đó là mẫu mực và công cụ thích hợp để du nhập ách cai trị chuyên chế vào các thuộc địa này.
- Tước đoạt hiến chương của chúng ta, huỷ bỏ những bộ luật giá trị của chúng ta và thay đổi một cách căn bản những thể chế chính quyền của chúng ta.
- Đình chỉ các cơ quan lập pháp của chúng ta rồi tự tuyên bố là có quyền lập pháp cho chúng ta trong mọi trường hợp.
- Ông ta đã từ bỏ chính phủ ở đây và tuyên bố rằng chúng ta không còn được ông che chở và bảo vệ, rồi tiến hành cuộc chiến tranh chống lại chúng ta.
- Ông ta đã vơ vét biển cả, tàn phá các bờ biển, thiêu đốt các thị trấn, huỷ hoại sinh mạng của chúng ta.
- Trong thời gian này, ông ta đang đưa sang những đội quân lớn gồm các lính đánh thuê nước ngoài để thực thi các công việc giết chóc, tàn phá và bạo ngược đã được bắt đầu với những cảnh tượng tàn ác và xảo trá mà ngay cả trong thời đại dã man nhất cũng khó mà sánh được, ông ta hoàn toàn không xứng đáng với người đứng đầu của một quốc gia văn minh.
- Ông ta đã cưỡng ép các công dân của chúng ta bị bắt ngoài biển khơi phải cầm súng chống lại đất nước mình, trở thành những đao phủ giết hại bạn bè và anh em mình, hoặc buộc họ phải tự giết hại mình.
- Ông ta đã kích động những cuộc phiến loạn trong nội bộ chúng ta và cố công đưa vào vùng dân cư ở các miền biên cương nước ta sự man rợ tàn bạo kiểu Indian mà các hình thức chiến trận khét tiếng của nó chính là sự huỷ diệt không phân biệt lứa tuổi, giới tính và điều kiện sinh sống.
Trong các giai đoạn xảy ra tình trạng áp bức như vậy, chúng ta đều có kiến nghị yêu cầu bồi thường với lời lẽ hết sức khiêm nhường, nhưng những kiến nghị lặp đi lặp lại của chúng ta chỉ được đáp lại bằng những nỗi đau xót liên tiếp. Một ông hoàng với tính cách được thể hiện qua các hành vi mà ta chỉ có thể gọi đúng tên là bạo chúa, thì không xứng đáng là người cai trị của một dân tộc tự do.
Không phải chúng ta không muốn lưu ý các bạn của chúng ta ở nước Anh. Đã nhiều lần chúng ta cảnh báo họ về những ý đồ của các cơ quan lập pháp của họ muốn bành trướng quyền tài phán không thích hợp sang đất nước chúng ta. Chúng ta đã nhắc nhở họ về tình trạng nhập cư và cư trú của chúng ta ở nơi đây. Chúng ta đã dựa vào ý thức công bằng, lòng hào hiệp và cả những mối liên hệ ruột thịt giữa đôi bên để kêu gọi họ từ bỏ những cuộc chiếm đoạt đã gây cản trở cho mối quan hệ và giao tiếp giữa hai phía. Họ đã không thèm lắng nghe tiếng nói của chính nghĩa lẫn tình máu mủ.Vì vậy, chúng ta phải đi tới đối xử với họ giống như mọi người khác trong nhân loại: trong hoà bình là bè bạn, trong chiến tranh là kẻ thù.
Vì vậy, chúng ta, những đại biểu dự Đại hội của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ yêu cầu các trọng tài tối cao của thế giới hãy công nhận những ý đồ chính đáng của chúng ta trong việc nhân danh và thực thi quyền lực của nhân dân có thiện chí ở các thuộc địa này, trịnh trọng công khai và tuyên bố rằng các thuộc địa liên minh với nhau này đã và có quyền phải là Quốc gia Tự do và Độc lập, rằng họ từ bỏ mọi sự trung thành đối với vương miện của Anh Quốc, rằng những liên hệ chính trị giữa họ với nước Anh đã và phải hoàn toàn bị xóa bỏ, rằng với tư cách là Quốc gia Tự do và Độc lập, họ hoàn toàn có quyền tiến hành chiến tranh, ký kết hiệp ước hòa bình, xây dựng liên minh, thiết lập quan hệ thương mại và thực thi mọi công việc thuộc quyền của những Quốc gia Độc lập. Vững tin vào sự bảo hộ thiêng liêng của thượng đế, chúng ta nguyện cùng hiến dâng tính mạng, tài sản và danh dự thiêng liêng của mình để bảo đảm cho bản tuyên ngôn này.
Trích đoạn hào hùng về hoàn bối cảnh bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được ra đời trong bộ phim truyền hình Sons Of Liberty, phát hành năm 2015. (Đoạn cuối tập 3 có tên The Independence).
Tại Hoa Kỳ, ngày Quốc khánh còn được gọi ngày Độc lập, (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Ngày Độc lập được chào đón với những biểu hiện yêu nước. Nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Các gia đình thường làm cuộc liên hoan ngoài trời, thường tụ họp với những người thân ở xa, vì được nghỉ nhiều ngày cuối tuần hơn. Các cuộc diễu hành được diễn ra sáng ngày 4, vào buổi tối thường có pháo hoa ngoạn mục. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng. Trong một số tiểu bang, dân thường được phép mua pháo hoa nhỏ hơn để đốt. Vì lý do an toàn, một số tiểu bang cấm điều này hay hạn chế cỡ của pháo hoa, nhưng có nhiều người đem pháo hoa lậu từ những tiểu bang ít hạn chế hơn.
Tuy ngày 4 tháng 7 đã được kỷ niệm từ lâu, nhiều người cho rằng ngày này không chính xác. Trong cuộc Chiến tranh Cách mạng, những người thuộc địa ở vùng New England đã đấu tranh với Anh từ tháng 4 năm 1775. Kiến nghị đầu tiên trong Quốc hội Lục địa để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6. Sau khi có nhiều bàn cãi, Hội nghị đã bí mật nhất trí bầu đòi độc lập từ Đế quốc Anh trong ngày 2 tháng 7. Hội nghị sau đó sửa đổi văn bản tuyên ngôn cho đến sau 11 giờ ngày 4 tháng 7, khi 12 thuộc địa bầu chấp nhận và đưa ra một phiên bản chưa ký cho các nhà in. New York không bầu trong cả hai cuộc họp. Philadelphia đón mừng Tuyên ngôn độc lập bằng cách đọc nó với công chúng và đốt lửa mừng trong ngày 8 tháng 7. Mãi đến ngày 2 tháng 8 thì một phiên bản mới được các thành viên trong hội nghị ký, nhưng vẫn giữ bí mật để họ khỏi bị quân Anh đánh trả đũa.
John Adams, được Thomas Jefferson cho là một trong những người quan trọng nhất trong phía đòi độc lập, viết thư cho vợ Abigail trong ngày 3 tháng 7 rằng ông tin rằng ngày 2 tháng 7 sẽ được kỷ niệm làm ngày độc lập trong các thế hệ tới. Ông đã sai hai ngày. Tuy biểu quyết trong ngày 2 tháng 7 là việc quyết định, ngày 4 tháng 7 là ngày được viết trong bản tuyên ngôn. Văn bản của Jefferson, sau khi được Hội nghị hiệu đính, được chấp nhận trong ngày 4. Đó cũng là ngày đầu tiên dân chúng Philadelphia nghe được tin về việc đòi độc lập chính thức này.
Trong lịch sử, có 3 trong số 5 tổng thống đầu tiên của Mỹ qua đời đúng vào ngày Quốc khánh. John Adams, tổng thống thứ 2 và Thomas Jefferson, tổng thống thứ 3 là những đối thủ trong suốt sự nghiệp chính trị nhưng lại mất cách nhau vài giờ đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày quốc khánh. John Adams qua đời ở tuổi 90 tại nhà riêng ở Quinc, Massachusett còn Jefferson qua đời ở tuổi 83 tại Virginia. Sau đó, James Monroe, tổng thống thứ 5 cũng qua đời vào đúng ngày 4/7 kỷ niệm 55 ngày quốc khánh Mỹ.
Chúng ta hãy cùng xem lại màn bắn pháo hoa đẹp mắt kéo dài gần 20 phút tại The National Mall vào ngày 04/07/2015.
Xem thêm về bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ:
http://www.thm.vn/du-hoc/du-hoc-my/gioi-thieu-my/ban-tuyen-ngon-doc-lap-cua-hoa-ky
Nước Úc không phải là đất nước rộng lớn nhất thế giới nhưng lại là nơi có hệ sinh thái đa dạng nhất. Không chỉ có những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, những hoang mạc khô cằn và những trang trại ngút ngàn, đến nước Úc bạn còn có cơ hội được chiêm ngưỡng cánh đồng hoa oải hương rộng ngút ngàn ở Tasmania.
Tasmania là một bang hải đảo ở Úc. Trang trại trồng hoa oải hương ở đây được gọi với cái tên cánh đồng oải hương Bridestowe, nằm cách thành phố Lauceston khoảng 50 km, phía đông bắc của Tasmania. Lịch sử cánh đồng oải hương Bridestowe bắt đầu khi ông C.K Denny – một nhà sản xuất nước hoa nổi tiếng người Anh cùng gia đình chuyển tới định cư ở Lilydale, Tasmania – nơi cách cánh đồng hoa hiện giờ khoảng 17 km. Là một nhà sản xuất nước hoa, ông Denny đã ấp ủ từ lâu dự định biến nơi này thành một cánh đồng hoa giống như ở Alps – Pháp và họ bắt tay vào thực hiện. Tên của cánh đồng hoa được đặt là Bridestowe theo tên quê hương của bà Denny ở Anh.
Cánh đồng hoa của ông bà Denny có thổ nhưỡng và điều kiện tương tự như ở Pháp. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp sản xuất dầu oải hương và nước hoa đang rất phát triển, nhu cầu tăng cực cao trong khi nguồn nguyên liệu lại có hạn. Năm 1924, sau khi thu hoạch và trưng cất thành công mẻ dầu oải hương đầu tiên, ông Denny đã gửi những mẫu thử tới London để kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy chất lượng tinh dầu oải hương ở Tasmania không hề thua kém chất lượng tinh dầu ở Pháp. Gia đình ông tiếp tục canh tác và đến năm 1947 thì mở rộng gieo trồng oải hương trên quy mô lớn.
Năm 1989, khi ông Denny nghỉ hưu và cánh đồng oải hương được bán lại cho gia đình Ravens với cam kết vẫn phải duy trì sản phẩm và chất lượng oải hương như dưới thời kì nhà Denny quản lí. Vì vậy, cho tới nay, cánh đồng oải hương Bridestowe đã tồn tại được hơn 90 năm.
Hoa oải hương thường bắt đầu tháng 12 và thu hoạch vào những tuần đầu tiên của tháng 1 tùy vào điều kiện thời tiết. Phải mất 4 năm sau khi gieo trồng hoa oải hương mới cho chất lượng tinh dầu tốt nhất và có thể duy trì chất lượng ấy đến 20 năm sau nếu như được chăm sóc kĩ lưỡng. Suốt thời Trung cổ, nó được coi là thứ thảo dược của tình yêu do có mùi thơm dễ chịu. Oải hương còn có tính đuổi côn trùng nên thường được ứng dụng rộng rãi, từng được dùng như một loại thảo dược sát trùng vết thương trong chiến tranh. Nó còn được dùng để lưu giữ hương thơm cho quần áo hay pha trà chống đau nửa đầu, suy nhược, cảm nắng rất hiệu nghiệm. Oải hương cũng có nhiều loại khác nhau, loại thường thấy có màu tía, thấp nhưng cũng có những loại có thể cao tới 1 m.
Cánh đồng hoa oải hương Bridestowe rộng tới 260 ha, là nơi trồng oải hương lớn nhất thế giới và được khắp nơi biết đến. Đây không chỉ là nơi cung cấp số lượng lớn tinh dầu oải hương cho ngành sản xuất nước hoa, dầu trị liệu chất lượng cao mà còn là địa điểm thú vị cho du khách tham quan khi đến Tasmania. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được đắm mình trong sắc tím biếc bạt ngàn kéo dài đến tít tắp chân trời cùng hương thơm ngào ngạt của hoa oải hương? Đây là địa điểm lý tưởng để bạn lưu lại những bức hình kỉ niệm lung linh, cũng có khá nhiều người lấy đây là địa điểm chụp ảnh cưới. Khi ra về, bạn cũng có thể ghé những xưởng sản xuất tinh dầu và mua về một lọ nhỏ.
Đến Tasmania, không chỉ có cánh đồng hoa oải hương khổng lồ mà còn có những địa điểm lý thú khác như: vườn quốc gia The Hartz Mountains với những đồng hoang núi cao đáng kinh ngạc; bán đảo Tasman- chứng nhân của thời kì lịch sử nước Úc còn là thuộc địa hay công viên quốc gia Ben Lomond và Mount Mawson. Thiên nhiên hoang dã cùng những cảnh đẹp hút hồn chắc chắn sẽ khiến du khách yêu mến vùng đất hải đảo Tasmania của nước Úc xinh đẹp.
Thành phố Sydney là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Sydney cũng là thủ phủ của tiểu bang New South Wales. Dân số của Sydney năm 2015 là gần chạm mốc 5 triệu người. Nằm ở bờ biển phía đông của Úc, thành phố được thiết lập vào năm 1788 tại Sydney Cove bởi Arthur Phillip người dẫn đầu Đoàn tàu Thứ nhất (First Fleet) đến từ Anh.
Được xây dựng xung quanh cảng Jackson với cảnh đẹp nổi tiếng, thành phố Sydney được gọi là "Thành phố Cảng". Đây là trung tâm tài chính lớn nhất của Úc và cũng là một địa điểm du lịch của khách quốc tế, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và kiến trúc đôi: Nhà hát opera Sydney (Sydney Opera House) và Cầu Cảng (Harbour Bridge).
Sydney tọa lạc trên một vùng đồng bằng trầm tích ven biển giữa Thái Bình Dương về phía đông và Blue Mountains về phía tây. Thành phố có vịnh biển tự nhiên lớn nhất thế giới, cảng biển Jackson, và hơn 70 vịnh và bãi biển, bao gồm cả bãi biển Bondi nổi tiếng. Khu vực nội thành của Sydney có diện tích 1687 km² (651 mi²) và giống như London mở rộng. Khu vực đô thị (Theo Sở thống kê Sydney) là 12.145 km² (4.689 mi²); một phần lớn của khu vực này là công viên quốc gia và các vùng đất chưa bị đô thị hóa.
Sydney chiếm hai khu vực địa lý: đồng bằng Cumberland, một vùng đồi thoai thoải tương đối bằng phẳng nằm về phía nam và tây của vịnh biển, và đồng bằng Hornsby, một đồng bằng về phía bắc của vịnh, cao trên 389 mét (1276 ft), được chia cắt bởi các thung lũng với các cánh rừng. Phần xưa nhất của thành phố nằm ở khu vực bằng phẳng; đồng bằng Hornsby, được gọi là North Shore, phát triển chậm hơn bởi vì địa hình nhiều đồi của nó, và là một vùng khá im lặng cho đến khi cầu cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge) được xây vào năm 1932, nối nó với phần còn lại của thành phố.
Khu vực Sydney đã được sinh sống bởi thổ dân Úc ít nhất là khoảng 30.000 năm, và vào thời điểm Đoàn tàu Thứ nhất cập bến vào năm 1788, 4000-8000 người đang sinh sống tại khu vực này. Có ba nhóm thổ dân với ngôn ngữ khác nhau tại khu vực Sydney; những ngôn ngữ này lại trở thành những thổ ngữ bởi các bộ lạc nhỏ hơn. Ngôn ngữ chính là Darug, (Cadigal, những thổ dân nguyên thủy của thành phố Sydney sử dụng thổ ngữ vùng biển Darug), Dharawal và Guringai. Mỗi bộ lạc có một lãnh địa riêng; vị trí của lãnh địa được xác định bởi các nguyên vật liệu có sẵn nơi đó. Mặc dù sự đô thị hóa đã tiêu diệt hầu hết các chứng cớ của các vùng dân cư đó, các bản khắc trên đá vẫn tồn tại ở một số nơi.
Người châu Âu để ý đến Úc từ khi Đô đốc James Cook nhìn thấy Vịnh Botany vào năm 1770. Dưới chỉ thị của chính quyền Anh, một khu di dân cho những người tội phạm được thiết lập bởi Arthur Phillip vào năm 1788. Phillip thành lập khu dân cư tại Sydney Cove trên cảng Jackson. Ông ta đặt tên nơi đó theo tên của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Lord Thomas Townshend của Sydney, để công nhận vai trò của Lord Sydney trong việc giúp cho Phillip có giấy phép thành lập khu thuộc địa. Vào tháng 4 năm 1789 một dịch bệnh, được nghĩ là đậu mùa, đã làm giảm dân số thổ dân ở Sydney; một ước tính khiêm tốn là vào khoảng 500 đến 1000 thổ dân chết do nhiễm bệnh trong khu vực Broken và Botany Bay.
Có một sự nổi dậy vũ trang chống lại dân Anh, bởi những chiến binh Pemulwuy trong khu vực xung quanh Vịnh Botany, và những trận đánh nhỏ xảy ra khá phổ biến ở khu vực quanh sông Hawkesbury. Đến 1820 chỉ còn lại vài trăm thổ dân và Thống đốc Macquarie đã bắt đầu những hoạt động "văn minh hóa và giáo dục" thổ dân bằng cách đuổi họ đi khỏi bộ lạc.
Nhiệm kì mà Macquarie là Thống đốc của bang New South Wales là giai đoạn mà Sydney được nâng cấp từ buổi ban đầu sơ khai. Đường sá, cầu cống, các bến phà và các tòa nhà chính phủ được xây dựng lên bởi những phạm nhân, và đến năm 1822 thành phố đã có ngân hàng, các chợ, các đường phố lớn và sở cảnh sát có tổ chức. Những năm của thập kỉ 1830 và thập kỉ 1840 là giai đoạn phát triển đô thị, bao gồm sự phát triển của các khu ngoại thành đầu tiên, vì thành phố phát triển nhanh chóng khi những đoàn tàu từ eo biển Anh bắt đầu đến với những di dân tìm cách bắt đầu một đời sống mới ở một đất nước mới. Những cuộc đổ xô đi tìm vàng đầu tiên bắt đầu vào 1851, và cảng Sydney từ đó đã chứng kiến nhiều làn sóng người nhập cư từ khắp các nơi trên thế giới. Sự phát triển của các khu ngoại thành bắt đầu phát triển vào phần tư cuối cùng của thế kỉ 19 với sự phát minh của các xe lửa và xe điện chạy bằng động cơ hơi nước. Với sự công nghiệp hoá, Sydney mở rộng một cách nhanh chóng, và vào đầu thế kỉ 20 thành phố đã có dân số trên 1 triệu người. Khủng hoảng lớn Great Depression đã tác động đến Sydney một cách tồi tệ. Tuy nhiên, một trong những điểm sáng của thời Khủng hoảng là sự hoàn thành của cầu cảng Sydney Sydney Harbour Bridge vào năm 1932.
Trong suốt thế kỉ 20 Sydney tiếp tục mở rộng với nhiều làn sóng di cư khác nhau từ châu Âu và sau đó là từ châu Á, kết quả là thành phố có một không khí quốc tế. Phần đông dân Sydney có nguồn gốc Anh hoặc là Ireland. Những người mới đến sau này bao gồm từ các nước Ý, Hy Lạp, Israel, Liban, Cộng hoà Nam Phi, Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan), Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Croatia, Serbia, Nam Mỹ (Brasil, Chile, Argentina), Armenia, Đông Âu (Cộng hoà Séc,Ba Lan, Nga, Ukraina, Hungary) và Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam).
Sydney có khí hậu cận nhiệt đới với những mùa hè ấm áp và với mùa đông mát mẻ, với lượng mưa trải đều trong năm. Thời tiết ôn hòa bởi ở gần đại dương, và các nhiệt độ khắc nghiệt hơn được ghi lại ở các vùng ngoại ô phía tây sâu trong lục địa. Tháng ấm nhất là tháng giêng, với nhiệt độ không khí trung bình trên bờ biển là 18,6–25,8°C và trung bình có 14.6 ngày trong năm nhiệt độ bên trên 30 °C. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 45,3 °C vào ngày 14 tháng 1 năm 1939 vào cuối của một làn sóng nhiệt 4 ngày trên toàn quốc. Mùa đông hơi mát, với nhiệt độ ít khi nào xuống thấp hơn 5 °C trong các khu vực ven biển. Tháng lạnh nhất là tháng 7, với trung bình xê xích 8,0–16,2 °C. Nhiệt độ thấp nhất được ghi lại là 2,1 °C.
Lượng mưa được chia khá đều giữa mùa hè và mùa đông, nhưng cao hơn một ít trong suốt nửa đầu của năm, khi gió phía tây thổi nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm, điều hòa ít biến động, là 1217.0 mm, rơi trên trung bình là 138,0 ngày trong 1 năm. Tuyết rơi lần cuối cùng ở khu vực thành phố Sydney là vào thập niên 1830.
Mặc dù thành phố không chịu bão nhiệt đới hay các trận động đất lớn, hiệu ứng El Niño đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khuôn mẫu thời tiết của Sydney: hạn hán và cháy rừng một mùa, và mưa bão và lụt lội mùa còn lại, liên hệ với các pha trái ngược nhau của sự dao động. Rất nhiều khu vực của thành phố giáp với các khu rừng bụi rậm đã bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, đáng kể nhất là trong năm 1994 và 2002 – những lần này thường xảy ra vào mùa xuân hay mùa hè. Thành phố cũng thường bị mưa đá và bão lớn. Một cơn bão như vậy xảy ra ở các vùng ngoại vi phía đông Sydney vào buổi tối 14 tháng 4 năm 1999, tạo ra các hạt mưa đá lớn với các hạt đường kính ít nhất 9 cm và kết quả là bảo hiểm tốn khoảng $1,5 tỉ trong dưới 1 giờ.
Khu vực rộng lớn bao phủ bởi nội thành Sydney chính thức được chia ra thành hơn 300 khu vực (cho mục đích địa chỉ và bưu điện), và được quản lý như là 38 khu vực hành chính địa phương (thêm vào nhiều trách nhiệm của Bang New South Wales và các sở). Bản thân Thành phố Sydney bao phủ một khu vực khá nhỏ bao gồm khu thương mại trung tâm và các khu vực trong thành phố. Thêm vào đó, có một số miêu tả từng vùng được sử dụng không chính thức để chỉ một phần lớn của khu đô thị. Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều khu vực không được bao phủ bởi cách chia vùng không chính thức bên dưới đây. Những vùng này là: Eastern Suburbs, Hills District, Inner West, Lower North Shore, Northern Beaches, North Shore, Southern Sydney, South-eastern Sydney, South-western Sydney, Sutherland Shire và Western Sydney.
Khu thương mại trung tâm Sydney (Sydney CBD) mở rộng về phía nam vào khoảng 2 kilômét (1.25 mi) từ Sydney Cove, địa điểm cư trú đầu tiên của di dân châu Âu. Các tòa nhà cao ốc tập trung dày đặc và các tòa nhà khác bao gồm những tòa nhà lịch sử như Sydney Town Hall và Queen Victoria Building được xen kẽ bởi các công viên như Wynyard và Hyde Park. Khu Sydney CBD được bao bọc phía đông bởi một dãy các công viên kéo dài từ Hyde Park cho đến the Domain và Royal Botanic Gardens đến Farm Cove trên vịnh biển. Phía tây được bao bởi Darling Harbour, một nơi thu hút nhiều khách du lịch và các hộp đêm trong khi Nhà ga trung tâm đánh dấu đầu cuối phía nam của CBD. George Street được xem là đường chính chạy dọc bắc-nam của khu Sydney CBD.
Mặc dù CBD chiếm hầu hết thương mại và đời sống văn hóa của thành phố trong các năm về trước, các khu thương mại/văn hóa khác đã phát triển theo theo kiểu nở rộng ra từ Thế chiến thứ hai. Kết quả là, tỷ lệ các công việc cổ trắng nằm ở khu CBD đã giảm từ 60% vào cuối Thế chiến thứ hai đến dưới 30% in 2004. Cùng với khu thương mại ở North Sydney, liên kết với CBD bởi Harbour Bridge, khu thương mại lớn nhất ở bên ngoài là Parramatta ở vùng trung-tây, Blacktown phía tây, Bondi Junction phía đông, Liverpool ở tây nam, Chatswood về phía bắc và Hurstville về phía nam.
Sydney là một trung tâm tài chính và thương mại lớn nhất ở Úc và cũng là một trung tâm tài chính quan trọng ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Thị trường chứng khoán Úc và Ngân hàng trung ương Úc tọa lạc ở Sydney, cũng như là tổng hành dinh của 90 ngân hàng và trên phân nửa các công ty hàng đầu của Úc, và các trụ sở trong khu vực của khoảng 500 công ty đa quốc gia. 20th Century Fox cũng có những phim trường lớn ở Sydney.
Sydney là nơi tọa lạc của một số trường đại học nổi tiếng nhất của nước Úc, và là nơi của trường đại học đầu tiên trên nước Úc, Đại học Sydney, thiết lập vào năm 1850. Có năm trường đại học công khác hoạt động chủ yếu ở Sydney: Đại học New South Wales, Đại học Macquarie, Đại học Kỹ thuật Sydney, Đại học Tây Sydney và Đại học Catholic Úc (2 trong số 6 campus). Các đại học khác có campus thứ hai ở Sydney bao gồm Đại học Notre Dame Úc và Đại học Wollongong.
Có 4 trường dạy nghề (Technical and Further Education - TAFE) đa campus được nhà nước tài trợ ở Sydney cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp ở bậc cao đẳng: Viện kỹ thuật Sydney, Học viện TAFE Bắc Sydney, Học viện TAFE Tây Sydney và Học viện TAFE Tây Nam Sydney.
Công viên Luna Park nằm ở cực phía bắc của Cầu Cảng Sydney. Công viên mở cửa suốt cả năm nhưng giờ mở cửa thay đổi thường xuyên. Du khách có thể đến thăm Luna Park bằng xe lửa có trạm dừng ngay gần công viên hoặc đến bằng xe hơi và đậu xe có thu phí trong công viên. Từ Circular Quay, du khách có thể bắt chuyến phà ngắn ngang qua cảng có bến đỗ ngay bên ngoài cổng vào. Công viên giải trí được bảo tồn tuyệt vời từ năm 1930 này vẫn duy trì những đoàn tàu lượn từ ngày xưa và là nơi vui nhất ở Sydney!
Khi Công viên Luna được xây dựng bên bờ biển Milsons Point vào năm 1935, nó đã thu hút được rất nhiều dân địa phương. Trải qua nhiều thập kỷ, sức hấp dẫn của công viên đã giảm xuống cho đến khi được cải tạo lớn vào năm 2004. Nhiều tòa nhà và đường trượt của công viên này có tên trong Sổ đăng ký Di sản Bang và cổng vào nổi tiếng của công viên, giống như miệng một chú hề khổng lồ, thường được sử dụng làm nền cho các bộ phim và chương trình truyền hình.
Quay vòng trên tàu lượn siêu tốc Chuột Hoang (Wild Mouse) hoặc bay lượn trong không gian trên Đĩa Bay (Flying Saucer). Con bọ Nhún nhảy (Tumble Bug), với các cánh tay quay tròn và Người Bảo vệ Mặt trăng (Moon Ranger) sẽ nâng du khách lên độ cao 20 mét (65 foot) so với mặt đất, không dành cho những người yếu tim. Kiểm tra kỹ năng lái xe trên những chiếc xe húc nhau và đừng bỏ lỡ Rotor thách thức trọng lực, một trò chơi được yêu thích tại Công viên Luna trong hơn 50 năm. Với du khách thích sự nhẹ nhàng, vòng quay ngựa gỗ xinh đẹp của những năm 1930 chính là lựa chọn dành cho họ.
Công viên Luna có một khu tàu lượn dành riêng cho trẻ em, từ Tàu con thoi Vũ trụ (Space Shuttle), nơi các phi công thực tập có thể bay vào bầu trời, đến Lâu đài Ma thuật (Magic Castle) và Bánh xe Xoay tít (Whirly Wheel). Cả gia đình sẽ thích thú khi đến đảo Đảo Coney, một ngôi nhà vui nhộn từ những năm 1930 với cầu trượt, mê cung gương và Bánh xe Vui vẻ (Joy Wheel) quay tròn.
Nghỉ giải lao giữa những lần bay lượn và giải trí tại các quán ăn trong công viên như The Lighthouse Café và Coney Island Café. Công viên Luna tổ chức chương trình âm nhạc trực tiếp và các sự kiện khác suốt cả năm (Xem trang web để biết lịch). Công viên Luna miễn phí vào cửa nhưng các trò tàu lượn, trò chơi lễ hội và các điểm tham quan có thu phí riêng. Vé đi tàu lượn và gói vui chơi gia đình cũng như bản đồ được bán tại quầy vé ở cổng chính.
Ở Úc có 2 công viên Luna Park được xây dựng ở Melbourne và Sydney, mỗi cái đều có những nét rất riêng và du khách vẫn không ngừng tranh cãi là cái nào tuyệt vời hơn cái còn lại. Nếu đến Úc 1 lần, du khách hãy tham quan cả 2 nơi để tự trải nghiệm và cảm nhận cho riêng mình.