Thị thực du lịch Úc

Melbourne nằm ở góc đông-nam lục địa châu Úc, và là thành phố nằm ở cực nam lục địa. Về mặt địa chất, thành phố được xây dựng trên nơi hợp dòng của dòng dung nham Quaternary chảy về hướng tây và vùng trầm tích cát Holocene theo hướng đông-nam dọc cảng Phillip. Vùng ngoại ô của thành phố vươn ra theo hướng đông, hướng con sông Yarra đến dãy núi Yarra và dãy Dandenong phía đông-nam của cửa vịnh và dọc theo sông Maribyrnong và các nhánh sông hướng tây và hướng bắc của nó đến các vùng đồng bằng. Khu trung tâm kinh doanh (thành phố gốc ban đầu) thì nằm trên khu nổi tiếng Hoddle Grid, bờ phía nam của nó đối diện với Yarra.

Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc sau Sydney, với dân số khoảng 4.8 triệu theo thống kê năm 2012 bao gồm cả ngoại ô và trong trung tâm nội ô. Khẩu hiệu thành phố là "Vires acquirit eundo" nghĩa là "chúng ta mạnh hơn khi chúng ta đi tới". Ít người biết được Melbourne đã từng là thủ đô của Úc từ 1901 đến 1927. Thành phố được đặt tên theo Thủ tướng Anh, William Lamb, Tử tước Melbourne, người sống gần Melbourne ở Derbyshire, Anh. Melbourne có gốc từ Mylla Burne trong tiếng Anh cổ và có nghĩa là "Mill Stream".

Melbourne đã hai lần được bầu chọn bởi The Economist là "Thành phố dễ sống nhất thế giới" dựa vào các tiêu chí như văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt, điều kiện xã hội, lần đầu vào năm 2002 và lần sau đó vào năm 2004. Năm 2005, Melbourne tuột xuống hạng thứ 2, sau Vancouver của Canada. Tạp chí Utne Reader viết: "Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu".

Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New York và Paris.

Melbourne được thành lập vào năm 1835 bởi những người khai hoang đến từ vùng Van Diemen (Tasmania). Nó được xây dựng trên đất của người Kulin, cư dân bản địa của vùng đất này. Melbourne là thủ phủ đầu tiên của quận Port Phillip, New South Wales và sau đó là thuộc địa tách biệt của bang Victoria. Việc tìm thấy vàng ở Victoria vào thập niên 1850 đã dẫn đến một làn sóng tìm vàng ở Victoria, Melbourne nhanh chóng trở thành một trung tâm cảng biển và dịch vụ. Sau đó, nó trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu của Úc. Suốt thập niên 1880, Melbourne là thành phố lớn thứ hai của Đế quốc Anh, và được biết đến với cái tên "Melbourne kỳ diệu" (Marvellous Melbourne). Kiến trúc thời Victoria hiện diện khắp nơi ở Melbourne và ngày nay thành phố này là nơi có nhiều nhất những kiến trúc thời đại Vitoria còn tồn tại so với các thành phố khác trên khắp thế giới ngoại trừ Luân Đôn.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, Melbourne đã trở thành Thủ đô của Liên bang Úc. Quốc hội Liên bang đầu tiên được thành lập vào ngày 9 tháng 5 ở Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia. Trụ sở chính phủ và thủ đô của quốc gia được đặt ở Melbourne cho đến năm 1927, khi nó được chuyển đến Canberra. Melbourne tiếp tục phát triển trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, đặc biệt với các dân di cư sau Thế chiến thứ hai và uy tín trong việc tổ chức Thế vận hội mùa hè 1956 vào năm 1956. Ngay cả sau khi thủ đô chính trị được dời đến Canberra, Melbourne vẫn tiếp tục là trung tâm kinh doanh và tài chính cho đến thập niên 1970, khi nó bắt đầu đánh mất vị trí dẫn đầu vào tay Sydney. Thêm vào đó, Melbourne cũng là một trung tâm phát triển của các loại hình nghệ thuật.

Melbourne là một trung tâm công nghiệp và thương mại rộng lớn. Nhiều công ty lớn của Úc, và nhiều liên doanh đa quốc gia đã đặt trụ sở tại đây, khoảng một phần ba các công ty đa quốc gia lớn nhất tại Úc vào năm 1992, cơ quan đầu não đại diện cho công nhân Úc cũng đặt trụ sở tại Melbourne.

Melbourne là nơi có hải cảng lớn nhất của Úc và có nhiều ngành công nghiệp tự động, kể cả nhà máy sản xuất động cơ Holden, Ford, Toyota, và nhiều ngành công nghệ sản xuất khác. Các đại hội thể thao cũng mang lại nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.

Melbourne được trang bị một hệ thống giao thông công cộng. Nó có một hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. Giống như bất cứ thành phố lớn khác trên thế giới, Melbourne có một hệ thống giao thông hoà nhập, tuy nhiên những vùng ngoại ô vẫn gặp khó khăn về đi lại. Cảng Melbourne là hải cảng vận chuyển hàng hoá lớn nhất nước Úc. Sân bay Melbourne đứng thứ hai của quốc gia về số lượng khách.

Melbourne là nhà của Balê Úc và là ngôi nhà thứ hai của Opera Úc. Nhà hát Giao hưởng Melbourne được cả quê nhà và thế giới đánh giá rất cao. Melbourne cũng là nơi sinh của nghệ thuật phương Tây tại Úc qua trường phái Heidelberg (đang tranh cãi). Viện bảo tàng quốc gia Victoria có những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất nước Úc, đạc biệt là những tác phẩm Úc thời kỳ đầu mang truyền thống phương Tây. Một số đoàn hát chuyên nghiệp hoạt động tại Melbourne, trong đó Đoàn hát Melbourne là đoàn được tổ chức quy mô nhất, và một hệ thống những đoàn hát nhỏ khác.

Melbourne thu hút một số đông du khách, đặc biệt là những du khách balô trẻ. Nó cũng đón tiếp một số lượng lớn nhưng không đều các khán giả đến xem thể thao. Các nhà hàng ở Melbourne rất nhiều, và thường có giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Melbourne có tất cả các loại hình quán rượu, phòng trà và hộp đêm. Có rất nhiều điều thú vị để xem ngoài lãnh thổ Melbourne nhưng vẫn trong vòng một ngày đi lại từ Melbourne.

 

Kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2015, khách đã được cấp thị thực sẽ không thể yêu cầu dán nhãn thị thực vào hộ chiếu như thời gian trước. Thay cho việc dán nhãn thị thực, khách đã được cấp thị thực có thể tra cứu thông tin về thị thực của mình từ hệ thống dịch vụ miễn phí Visa Entitlement Verification Online – VEVO trên trang mạng của Bộ di trú và bảo vệ biên giới Úc, hoặc thông qua chương trình ứng dụng myVEVO mobile app chạy trên nền hệ điều hành IOS và Android.

Với hệ thống thị thực điện tử hiện đại của Úc như hiện nay, du khách không cần có nhãn thị thực trong hộ chiếu để xác nhận tình trạng nhập cư và các quyền lợi của quý khách trong thời gian du lịch ở Úc. Khi quý khách làm thủ tục kiểm tra an ninh để lên máy bay đến Úc, nhân viên của các hãng hàng không sẽ dùng thông tin hộ chiếu của quý khách để kiểm tra trên hệ thống điện tử việc quý khách có được phép đến Úc hay không.

Nếu quý khách có visa Úc còn hiệu lực đã được cấp bằng thông tin của cuốn hộ chiếu cũ, thì quý khách chỉ cần nộp đơn 929 Change of address and/or passport details trước chuyến đi để được nhập cảnh mà không cần phải xin visa mới.

Mẫu thị thực điện tử của Úc

Ảnh: Mẫu thị thực điện tử du lịch Úc.

 

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 12 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du lịch Úc nhanh chóng và hiệu quả.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo Tiều) là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng chừng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2. Phần đá ngầm nằm ở khu vực Biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc Úc. Một phần lớn đá ngầm được bảo vệ bởi công viên hải dương rạn san hô Great Barrier.

Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và có khi được cho là đơn thể lớn nhất thế giới. Trong thực tế, nó được hình thành từ hàng triệu sinh vật nhỏ, là những polyp san hô. Rạn san hô Great Barrier cũng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Đài CNN đã gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Tổ chức Tín Quốc Queensland coi nó là biểu tượng của bang Queensland.

Đá san hô ngầm dao động tiến và lùi khi mực nước biển thay đổi. Trung tâm nghiên cứu đá ngầm của Úc đã tìm thấy nhiều trầm tích san hô đã tồn tại từ nửa triệu năm về trước. Theo công viên hải dương rạn san hô Great Barrier, cấu trúc đá san hô ngầm đang sinh sống hiện nay đã bắt đầu phát triển trên một nền địa chất cũ khoảng 18.000 năm trước. Học viện Hải Dương Học Úc cho rằng sự kiện này đã bắt đầu từ 20.000 năm trước - cả hai dự đoán này đều đặt sự kiện tại thời gian của giai đoạn Tối Chung Băng Kỳ. Quanh thời điểm đó, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 120m. Vùng đất đã hình thành ra thể nền của rạn san hô Great Barrier là một vùng đồng bằng ven biển với những ngọn đồi lớn (trong số đó có những cái là phần còn lại của những tảng đá lâu đời hơn).

Bản đồ rạn san hô Great Barrier

Ảnh: Bản đồ vị trí rạn san hô Great Barrier.

Từ 20.000 cho đến 6.000 năm trước, mực nước biển tăng đều đặn. Khi mực nước biển tăng, các san hô có thể mọc cao hơn trên những ngọn đồi của miền đồng bằng ven biển. Khoảng 13.000 năm trước, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 60m, và các san hô đã bắt đầu mọc quanh các ngọn đồi của miền đồng bằng ven biển - sau đó là các hòn đảo lục địa. Khi mực nước biển tăng cao hơn, hầu hết các hòn đảo lục địa bị nhấn chìm. Các san hô lớn nhanh quá các ngọn đồi để hình thành ra các đảo san hô (cays) và đá ngầm san hô. Mực nước biển trên rạn san hô Great Barrier đã không tăng đáng kể trong 6.000 năm qua. Các kết quả nghiên cứu do trung tâm nghiên cứu đá ngầm Úc tài trợ đã dự đoán tuổi của cấu trúc đá ngầm san hô hiện tại vào khoảng 6.000-8.000 năm.

Ở vùng phía bắc của rạn san hô Great Barrier, các đá ngầm dải và đá ngầm châu thổ đã hình thành tại đây - những cấu trúc đá ngầm này không được tìm thấy trong toàn bộ phần còn lại của hệ thống rạn san hô Great Barrier. San hô lâu đời nhất là một loài san hô của Porites, có tên gọi là san hô tảng lăn, chỉ khoảng 1.000 năm tuổi (nó mọc dài khoảng 1 cm/1năm). Những phần còn lại của một rạn san hô cổ đại tương tự với rạn san hô Great Barrier có thể được tìm thấy ở vùng The Kimberley (nằm ở bắc Tây Úc).

Great Barrier là một khu vực đa dạng về sinh học, bao gồm cả nhiều loài đang lâm nguy và đang gặp nguy hiểm. 30 loài cá voi, cá heo đã được ghi nhận tại rạn san hô Great Barrier, kể cả loài cá voi Dwarf Minke, cá heo Indo-Pacific Humpback, và cá voi Humpback. Một lượng lớn dân số cá cúi cũng sinh sống ở đây. Sáu loài rùa biển đã đến rạn san hô để gây giống, như: Green, Leatherback, Hawksbill, Loggerhead, Flatback, và Olive Ridley.

Trên 200 loài chim (bao gồm cả 40 loài chim nước) sống trên vùng trời của rạn san hô Great Barrier, kể cả loài đại bàng bụng trắng và chim nhàn hồng. 5000 loài động vật thân mềm cũng đã được ghi nhận, có cả loài trai khổng lồ, nhiều loài Nudibranch và ốc sên vỏ hình nón. 17 loài rắn biển. Hơn 1500 loài cá, có cả cá hề, Red Bass, Red-Throat Emperor, và nhiều loài cá hồng và cá mú chấm. 400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm. Có 15 loài cỏ biển ở gần rạn san hô thu hút các nược và rùa biển. 500 loài tảo đại dương hoặc tảo biển. Loài sứa Irukandji cũng sinh sống ở rạn san hô này.

 

Nhà hát Opera Sydney, được người Việt gọi là Nhà hát Con Sò là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đến thăm.

Việc quy hoạch nhà hát opera Sydney bắt đầu cuối thập niên 40 thế kỷ 20 khi Eugene Goossens, giám đốc của Nhạc viện bang New South Wales vận động hành lang cho một địa điểm xây nhà hát lớn. Tại thời điểm đó, địa điểm cho các chương trình kịch được tổ chức ở Tòa Thị chính Sydney nhưng địa điểm này không đủ rộng. Đến 1954, Goossens đã thành công trong việc nhận được ủng hộ của Thống đốc bang New South Wales Joseph Cahill - người đã kêu gọi thiết kế nhà hát opera tinh tế. Goossens chính là người đã kiên quyết lựa chọn Bennelong Point làm địa điểm xây nhà hát. Cahill muốn địa điểm này gần Nhà ga xe lửa Wynyard ở tây bắc Sydney CBD.

Cuộc thi thiết kế do Cahill tổ chức nhận được 233 đề án. Thiết kế cơ sở được chấp thuận năm 1955 và được trình lên bởi Jorn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã đến Sydney năm 1957 để giúp giám sát công trình. Khu The Fort Macquarie Tram Depot tọa lạc tại vị trí được chọn xây nhà hát đã được đập bỏ năm 1958 và lễ khởi công xây dựng nhà hát bắt đầu tháng 3/1959. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I (1959–1963) bao gồm việc xây dựng dãy ghế vòng bên trên. Giai đoạn II (1963–1967) xây dựng các vỏ sò bên ngoài. Giai đoạn III xây dựng và thiết kế nội thất (1967–73).

Opera Sydney là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là nhà hát ballet, kịch và sản xuất ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra. Nhà hát được Quỹ Opera House Trust quản lý (Quỹ này thuộc Sở Nghệ thuật New South Wales).

Nhà hát Opera tọa lạc trên diện tích 1,8 ha đất. Nhà hát có kích thước 183 m dài x 120 m rộng (tính ở điểm rộng nhất). Kết cấu có 580 cột bê tông đóng sâu 25 m dưới mực nước biển. Nguồn điện cung cấp cho Nhà hát tương đương công suất cho một thị trấn 25.000 dân. Hệ thống cấp điện có tổng chiều dài dây cáp 645 km.

Mái của nhà hát được lợp bằng 1.056 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Dù có khả năng tự làm sạch, vẫn cần phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ. Mái được thiết kế để gió biển có thể luồn vào bên trong.

Opera Sydney có 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, sáu quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Nội thất tòa nhà bao gồm đá granite hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác. Một vài nhóm vỏ sò nhỏ hơn được dùng để đặt nhà hàng. 5 nhà hát tạo nên nơi biểu diễn:

- Sảnh hòa nhạc có 2679 chỗ, là nơi có cây đàn đàn organ dạng cơ khí lớn nhất thế giới với hơn (với hơn 10.000 ống sáo).

- Nhà hát opera với 1507 chỗ là nơi biểu diễn chính của Opera Australia. Đây cũng được Công ty Ballet Australia sử dụng.

- Nhà hát kịch có 544 chỗ.

- Rạp hát (playhouse) có 398 chỗ

- Nhà hát studio có 364 chỗ.

 

Nếu như uất kim hương trên đất Úc được xem là một loài hoa du nhập và mang vẻ đẹp “vay mượn” của châu Âu thì hoa phượng tím (jacaranda) cũng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Jacaranda thường được người Việt nơi đây gọi bằng cái tên gần gũi và trìu mến là phượng tím dù hoa hình ống, dáng thuôn dài, cánh mỏng manh, không có vẻ gì giống hoa phượng đỏ Việt Nam. Người ta thường quên mất sự hiện diện của chúng trong năm mãi cho đến những ngày giữa tháng Mười, khi khắp nước Úc như chìm đắm trong sắc tím dịu dàng.

Du khách không cần phải đến lễ hội hoa mới có thể chiêm ngưỡng jacaranda bởi màu tím mê hoặc ấy có mặt khắp mọi ngả đường, góc phố. Có khi đó là tán hoa tím rủ xuống ôm ấp những mái nhà nhấp nhô trong các khu dân cư, tỏa bóng mát xuống những con đường. Có khi đó là một sớm mai thức dậy, bước ra xe đi làm, thấy hoa tím vương đầy trên nóc xe, kính xe mà không nỡ gạt đi hoặc vài nhành hoa rủ xuống sân trường đại học, nơi các cô cậu sinh viên đang miệt mài ôn thi.

Nếu muốn được đắm mình trong trùng trùng điệp điệp sắc tím, du khách phải đến Grafton để tham dự lễ hội jacaranda được tổ chức vào những ngày cuối tháng Mười hằng năm. Grafton là một thành phố nằm giữa Sydney và Brisbane (cách Sydney 630 cây số về hướng Bắc).

Hằng năm độ giữa xuân, khoảng 4.000 cây jacaranda nơi đây thi nhau khoe sắc, phủ tím cả một vùng thung lũng sông Clarence thơ mộng. Có lẽ vì biết du khách phải vượt một quãng đường xa mấy trăm cây số để đến Grafton nên ban tổ chức lễ hội thiết kế nhiều hoạt động để khách tham gia cho “bõ công” đi lại.

Các cuộc thi đua thuyền, diễu hành xe cổ, hòa nhạc ven sông, trưng bày thuyền gỗ… khiến cho du khách ai nấy luôn bận rộn. Nhưng phải nói rằng, không khí rộn ràng của lễ hội cũng chỉ là phần phụ, bởi vẻ đẹp của khung trời màu tím được dệt nên bởi hàng ngàn cây jacaranda cũng đủ “hớp hồn” khách lãng du.

Thưởng thức jacaranda khó nhất là chọn đúng thời điểm bởi hoa nở sớm hay muộn tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mỗi năm. Nếu đi quá sớm thì hoa mới vừa chớm nở, còn đang e ấp trên cành nên khó lòng tìm được những thảm hoa rơi đẹp như tranh vẽ.

Đi trễ, dù chỉ một hai ngày, hay sau một vài cơn mưa thì sắc hoa đã nhạt nhòa. Chẳng hạn như năm nay, tại Brisbane – một trong những thành phố nổi tiếng với những con đường nhiều hoa jacaranda nhất nước Úc, một cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện vào những ngày đầu tháng Mười một đã làm người dân địa phương không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến cảnh hoa rơi dập nát sau mưa. Bởi thế, nếu chưa sẵn sàng đón nhận những chếnh choáng bởi vẻ đẹp hoa cỏ mang đến, hay những phút chùng lòng khi nhìn những thảm hoa rơi thì xin đừng đến nước Úc vào mùa xuân!

Muốn đến Úc với mục đích du lịch hoặc thăm viếng người thân, mọi công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu phổ thông đều phải xin thị thực du lịch. Quá trình xét duyệt hồ sơ xin thị thực du lịch Úc tại Việt Nam thường kéo dài từ 1-5 tuần, do đó đương đơn cần lập kế hoạch để nộp hồ sơ xin thị thực sớm trước ngày dự định đến Úc.

Úc là quốc gia đánh giá cao nguồn thu từ du lịch và du học nên luôn nỗ lực cải tiến quy trình xét cấp thị thực trong những năm gần đây. Những cải tiến vượt bậc bắt đầu diễn ra từ ngày 01/09/2015 như áp dụng quy trình nộp đơn xin thị thực trực tuyến, loại bỏ việc dán tem visa lên hộ chiếu, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và cấp thị thực có giá trị nhập cảnh nhiều lần cho công dân Việt Nam.

 

Các bước xin thị thực du lịch Úc (Subclass 600)

Bước 1
"Chuẩn bị"Hồ sơ xin visa du lịch Úc cần có các loại sau:

  • Thư mời du lịch.
  • Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính.
  • Danh sách người thân đang sống tại Úc.
  • Hộ chiếu còn hiệu lực tối thiểu 12 tháng.
  • Hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh, bằng chứng về tình trạng hôn nhân.
  • Nếu trẻ em dưới 18 tuổi đi du lịch Úc mà không đi cùng bố hoặc mẹ, hoặc cả hai, thì cần nộp thư ủy quyền của người không đi cùng.
  • Toàn bộ hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh.
  • Các hồ sơ khác tùy theo hoàn cảnh mỗi đương đơn.

Hướng dẫn chi tiết: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/visitor-600

Bước 2
"Nộp hồ sơ xin thị thực"Đương đơn có thể chọn nộp đơn xin thị thực trực tuyến hoặc thông qua trung tâm VFS Global: 

  • Công dân Việt Nam mọi độ tuổi phải cung cấp thông tin sinh trắc học (ảnh và dấu vân tay) khi nộp đơn xin thị thực.
  • Nộp phí xét thị thực và sinh trắc học (chụp ảnh, lăn dấu vân tay).
  • Đương đơn sử dụng dịch vụ của trung tâm VFS Global phải đóng thêm phí hành chính.

Bước 3
"Chờ kết quả xét hồ sơ"Đương đơn cần kiểm tra email mỗi ngày để không bỏ sót các thông tin từ Lãnh Sự Quán Úc:

  • Nếu hồ sơ cần bổ túc: Cơ quan Lãnh Sự sẽ gửi thông báo qua email.
  • Nếu hồ sơ được chấp thuận: Cơ quan Lãnh Sự gửi thư chấp thuận cấp thị thực điện tử qua email, kể từ đây đương đơn có thể kiểm tra tình trạng thị thực của mình trực tuyến qua trang web hoặc app VEVO.
  • Nếu hồ sơ bị từ chối: Cơ quan Lãnh Sự sẽ gửi thông báo cụ thể lý do từ chối thị thực qua email.

Bước 4
"Nhập cảnh Úc"Khi đương đơn nhập cảnh Úc cần xuất trình các hồ sơ sau:

  • Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Thư chấp thuận cấp thị thực điện tử.
  • Nếu visa còn thời hạn nằm trong hộ chiếu cũ thì quý khách chỉ cần nộp đơn 929 Change of address and/or passport details trước chuyến đi để được nhập cảnh mà không cần phải xin visa mới.

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du lịch Úc nhanh chóng và hiệu quả.

 

Để được hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:

  • TP. Hồ Chí Minh: 32B Trần Quang Khải, P.Tân Định, Quận 1. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • TP. Hội An: 570A Cửa Đại, Phường Sơn Phong. ĐT: (0235) 3911668

 

Để chăm sóc chu đáo cho nhiều học sinh sẽ nhập học tại các trường cao đẳng ở bang Washington vào mùa Thu 2016, công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới sẽ cử chị Xuân Vy và chị Hồng Ngọc đưa các em đến Mỹ vào ngày 08/09/2016 trên chuyến bay BR 396 của hãng hàng không Eva Airways, khởi hành từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 15:55. Cơ hội đặc biệt này mỗi năm chỉ có 1 lần, các em học sinh có nguyện vọng du học tại bang Washington hãy nhanh tay đăng ký nhập học để kịp đi cùng "biệt đội Thế Hệ Mới" đến Seattle ngày 08/09/2016 nhé.

Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đưa học sinh đến trường nhập học, trong vòng 3 tuần kế tiếp 2 chị Xuân Vy và Hồng Ngọc sẽ tham dự các buổi tập huấn nghiệp vụ tại các trường đối tác ở tiểu bang Washington, Oregon và California.

Hằng năm công ty tư vấn du học uy tín Thế Hệ Mới đều cử nhân viên đưa học sinh nhập học và tham dự tập huấn tại Mỹ, do đó chúng tôi luôn hiểu rõ về nước Mỹ, giáo dục Mỹ và làm thế nào để được cấp visa du học Mỹ. Chân thành cảm ơn Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM và Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội trong việc tạo điều kiện thuận lợi xét cấp visa cho học sinh và nhân viên của công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới.

Thân chúc chị Xuân Vy và Hồng Ngọc một chuyến đi vui vẻ và thành công.

 Visa chị Vy Huỳnh

Ảnh: Visa của chị Huỳnh Xuân Vy, Giám đốc văn phòng Thế Hệ Mới tại TP. Hồ Chí Minh.

 Visa chị Hồng Ngọc

Ảnh: Visa của chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Chuyên viên tài chính của Thế Hệ Mới.

 

Sau khi thẩm định bởi nhiều tiêu chí chặt chẽ, trường đại học Arkansas State University tại Mỹ đã bổ nhiệm công ty tư vấn du học uy tín Thế Hệ Mới làm đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam. Ở vai trò đại diện tuyển sinh chính thức, Thế Hệ Mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để tư vấn và hỗ trợ các sinh viên Việt Nam trong công tác ghi danh nhập học, xin học bổng, sắp xếp nơi ăn ở cũng như cung cấp các hỗ trợ cần thiết khác trong suốt thời gian các em du học tại trường.

Chứng nhận đại diện tuyển sinh trường Arkansas State University

 

Arkansas State University được thành lập ngày 01/04/1909 bởi Act 100 thuộc Arkansas General Assembly 37 (Hội đồng trung ương Arkansas). Thuở ban đầu, trường là một trong 4 trường Trung học tại bang Arkansas chuyên giảng dạy về nông nghiệp, làm vườn và may mặc. Ngày nay, trường cung cấp các khóa học Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến Sĩ qua 11 khoa cấp bằng khác nhau. Với khả năng nghiên cứu vượt trội, Arkansas State University có nền tảng vững chắc qua hơn 100 năm thành lập và đang tiếp tục nỗ lực phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

 

Tại sao nên chọn học tại trường Arkansas State University?

- Nếu bạn muốn đi du học Mỹ, có rất nhiều lý do khiến bạn không thể bỏ qua Arkansas State University và bạn sẽ tìm thấy những lý do đó dưới đây!

 

Hệ thống giáo dục xuất sắc

- Trường đại học công lập về nghiên cứu mang tầm quốc tế với hơn 20 chứng chỉ kiểm định chất lượng.

- Chương trình đào tạo đa dạng: Học tiếng Anh, Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

- Hơn 250 Chương trình, chuyên ngành và các lựa chọn học thuật khác nhau.

- Hơn 85% giảng viên đạt bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực họ giảng dạy.

 

Vị trí đắc địa

- Một trong những thành phố AN TOÀN bậc nhất tại Mỹ.

- Cách Memphis 1 tiếng di chuyển và cách Little Rock, St. Louis, hoặc Nashville một vài tiếng đồng hồ.

- Miễn phí di chuyển từ Sân bay Quốc tế Memphis (Memphis International Airport).

- Trung tâm Y tế ngay trong khu học xá, cùng 2 bệnh viện hiện đại trong thành phố.

Vị trí trường Arkansas State University

 

Chuyển tiếp trực tiếp từ chương trình học Anh văn ESL

- Chương trình học Anh Văn ESL luôn chào đón các sinh viên quốc tế chưa thông thạo tiếng Anh để nhập học các chương trình chính khóa.

- Sinh viên học chương trình Anh văn ESL sẽ được sử dụng miễn phí mọi dịch vụ và cơ sở vật chất của trường Đại học, bao gồm khu giải trí, khu y tế, thư viện, phòng máy tính, các tổ chức và CLB dành cho sinh viên cùng nhiều quyền lợi khác.

- Sinh viên không cần phải nộp các chứng chỉ Anh ngữ như TOEFL hoặc IELTS để học các bậc học cao hơn tại Arkansas State University sau khi đã hoàn thành Chương trình học ESL.

- Sinh viên học chương trình Anh văn ESL có thể lựa chọn ở tại ký túc xá cùng các sinh viên người bản địa.

 

Học phí và sinh hoạt phí hợp lý

- Chi phí ước tính dưới $20,000/năm, bao gồm toàn bộ học phí và sinh hoạt phí.

- Sinh viên có thể lựa chọn thanh toán học phí theo tháng.

- Chi phí ăn ở thấp hơn mức trung bình tại Mỹ tới 27%.

- Nhiều cơ hội nhận học bổng dựa trên kết quả học tập và các thành tích khác.

Cử nhân 16,484/năm
Học phí $6,600/năm
Ăn ở $6,390/năm
Bảo hiểm $1,140/năm
Chi phí khác $2,354/năm

Thạc sĩ 18,216/năm
Học phí $8,802/năm
Ăn ở $6,390/năm
Bảo hiểm $1,140/năm
Chi phí khác $1,884/năm

Học ESL 19,084/năm
Học phí $8,800/năm
Ăn ở $6,390/năm
Bảo hiểm $1,140/năm
Chi phí khác $2,754/năm

 

Môi trường sống và dịch vụ hỗ trợ xuất sắc

- Nhiều sự lựa chọn nhà ở phù hợp với ngân sách của sinh viên.

- Sinh viên có thể hòa mình vào nhiều hoạt động của hơn 200 câu lạc bộ và tổ chức.

- Dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm miễn phí cho sinh viên.

- Văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế cung cấp dịch vụ trợ giúp khẩn cấp 24/24.

 

 

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới

  • TP. Hồ Chí Minh: 32B Trần Quang Khải, P.Tân Định, Quận 1. ĐT: (08) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0511) 3583468
  • TP. Hội An: 570A Cửa Đại, Phường Sơn Phong. ĐT: (0510) 3911668

 

NSƯT Kim Xuân từng đoạt nhiều danh hiệu do Hội Điện ảnh TPHCM, Tạp chí Điện ảnh và Hãng phim truyền hình TFS trao tặng. Cô cũng đã đoạt Huy Chương Vàng tại Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc năm 1991, HCV Liên hoan Sân khấu Mùa thu năm 1998, Giải Mai Vàng do báo Người Lao động trao tặng năm 1997.

Trong suốt 40 năm hoạt động nghệ thuật, NSƯT Kim Xuân đã nổi tiếng qua những bộ phim như Em là bà nội của anh, Dù gió có thổi, Tấm Cám, Xương rồng đen, Người tìm vàng, Ngọn cỏ gió đùa, Cái chết của nhà tỉ phú, Sài Gòn xa xăm... và chinh phục khán giả qua nhiều vở kịch nói như Cõi tình, Đôi bông tai, Tiếng nổ lúc không giờ, Người cần được bảo vệ, Đời chỉ có một lần, Hành trình vượt dốc, Mimosa, Lửa của rừng, Cho tình yêu mai sau, Thời con gái đã xa, Nhân danh công lý, Người đàn bà mộng du, Cơn mê cuối cùng, Khoảnh khắc tình yêu, Tình yêu cho hai người... Trong những năm gần đây, NSƯT Kim Xuân xuất hiện nhiều trên sân khấu, phim ảnh, chương trình truyền hình với sự đa dạng trong tính cách từ vai chính, vai phụ với nhiều độ tuổi và vai trò khác nhau.

NSƯT Kim Xuân đã chọn công ty Thế Hệ Mới để thực hiện hồ sơ du lịch Mỹ và cô đã không phải thất vọng về sự chọn lựa của mình. Các nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Thế Hệ Mới đã hỗ trợ cô thật nhanh chóng và chu đáo. Sau 2 tuần chuẩn bị thì kết quả tốt đẹp nhất cũng đến, NSƯT Kim Xuân đã được Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh cấp visa du lịch Mỹ vào ngày 01/06/2016. Tập thể nhân viên công ty Thế Hệ Mới thân chúc cô 1 chuyến du lịch vui vẻ và thành công.

Nghệ sĩ ưu tú Kim Xuân đã chọn công ty Thế Hệ Mới, còn bạn thì sao?

 

Ảnh: NSƯT Kim Xuân chụp ảnh lưu niệm cùng thạc sĩ Lê Đoàn Giang Thanh, chuyên viên phụ trách hồ sơ du lịch Mỹ của cô.

 

Những trò lừa đảo nhắm đến đối tượng du học sinh ngày càng "quái" với đủ các thể loại biến tướng khác nhau. Cho dù một số trò lừa đã được cảnh tỉnh trên báo chí, các trang web và mạng xã hội… nhưng nhiều em du học sinh do không chú ý nên vẫn “dính bẫy” như thường, có em du học sinh Mỹ đã bị lừa hàng nghìn USD trong vòng chỉ vài chục phút. Công ty tư vấn du học uy tín Thế Hệ Mới điểm qua những chiêu lừa đã khuấy đảo cộng đồng du học sinh Việt trong thời gian gần đây để các em đề cao cảnh giác.

 

Trường hợp thứ nhất: Gọi điện thoại mạo danh nhân viên sở thuế IRS

Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Kyle Doan ở bang Washington.

 

Hello mọi người, hôm qua mình bị lừa mất gần $4,000 vì một người đàn bà giả dạng cảnh sát gọi điện cho mình. Mình biết là cách xử lý vấn đề rất là ngu và non, nên mình lên đây thứ nhất là để chia sẻ cho mọi người tránh, thứ 2 là giúp mình tìm cách giải quyết. Chuyện là thế này, chiều hôm qua thứ 4 mình đang đi trên đường thì có một cuộc điện thoại gọi cho mình, điện thoại mình là Android nên nó có tính năng kiểm tra xem là ai gọi tới. Máy báo là từ "Seattle Police Department East Precinct" và số máy là 206-684-4300.

Nó hỏi tên mình và đang làm gì để nó muốn thực hiện môt cuộc điều tra và sẽ chuyển máy mình tới sếp của nó. Mình kiếm chỗ tấp vào lề rồi nghe máy. Sau khi chào hỏi mình nó kể lể rất dài như là nó là người từ IRS (Sở thuế vụ) và báo cho mình biết là mình khai thuế thu nhập sai và mình chưa đóng số thuế đó chưa chính phủ. Bà đó yêu cầu mình phải làm liền vì hôm nay là hạn chót, mình có hỏi tại sao phải chờ đến hạn chót mới gọi, bả nói là vì phải kiểm tra thông tin của mình và có quá nhiều sinh viên khác đều làm có sai sót trong việc khai thuế như mình. Nếu như không đóng tiền liền bây giờ sẽ bị khép vào tội "Ăn cắp tiền của chính phủ" (hay đoại loại vậy) và sẽ bắt giam mình trong 7 tháng, lưu vào lịch sử tội phạm (hay đại loại gì gì đó) và vì những lý do đó, mình sẽ không được cấp bất cứ bằng cấp nào mình đang học.

Mình thật ra không làm cái này vì toàn nhờ bố mẹ làm dùm nên không rõ. Nó còn đe doạ không nên ngắt máy với nó bây giờ vì nó đang gọi trên "golden line" (chẳng hiểu là gì) nếu như cúp máy thì máy tính của nó sẽ đưa tên mình vào sổ đen vì không chịu hợp tác. Thế là mình tin lấy tin để nghe lời nó không dám cúp máy để gọi cho người thân. Tức là lúc đó ở một mình nên không thể nhờ vả ai chung quanh để gọi điện về tìm hiểu xem sao. Thế là mình bị nó bắt đi mua cái itunes gift card rồi đọc mã số cào qua cho nó. Mình rất là nghi ngờ nhưng vì nỗi sợ bị khép tội nó lấn áp nên không thể tỉnh táo mà dừng cuộc gọi điện.

Nó đòi mình 2 lần, một lần sai khai báo năm ngoái và năm trước đó nữa với lí do pending nên không thể cancel sau khi trả xong năm trước. Mặc dù mình đã hết tiền trong tài khoản, nó bắt phải dùng thêm credit card để trả. Tóm lại là mình đã bị lừa tổng cộng $3,850(lần đầu $1,850 sau đó là $2,000). Sau đó mình gọi về hỏi thăm bố mẹ thì biết cái vụ này chắc chắn là lừa đảo. Bố mẹ mình kêu báo cho ngân hàng và cảnh sát liền.

- Ngân hàng phản ứng: Không thể giúp gì vì mình đã xác thực mua những món hàng đó (Mình đã xuất trình giấy tờ với bấm mã pin để thực hiện thanh toán), khuyên mình báo cảnh sát.

- Cảnh sát phản ứng: Khuyên mình nên chia sẻ chuyện này với mọi người để đề phòng và nói cho mình biết là cảnh sát không có quyền bắt người vào tù nếu không quyết định của toà án. Không thể truy ra ai gọi cho mình và cũng không có cách nào lấy tiền về cho mình (giờ để ý số cảnh sát gọi thì nó không hiện số lên trên phone, biết quá trễ)

- Mình phản ứng: Chạy ra Apple store để hỏi xem có cách nào truy ra máy vạch số cào này trên dữ liệu của họ đc không? Họ từ chối nếu không có yêu cầu từ cảnh sát.

Bài học kinh nghiệm qua trường hợp này là sở thuế hay cảnh sát không bao giờ gọi điện thoại cho bạn yêu cầu nạp thẻ Itunes để đóng phạt cho một vấn đề nào đó, họ lại càng không bao giờ yêu cầu bạn không được cúp máy.

 

Trường hợp thứ hai: Lừa đảo bằng Certified Check (Séc đảm bảo)

Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Lâm Vị Quân ở bang Texas.

 

Không phải cứ "certified" là tin được nhé. Nói chung là xém nữa bị lừa các bạn ạ. Cũng may tuy ngu nhưng tính paranoid nổi tiếng nên thoát. Thế nên mình viết bài tường thuật lại để bạn bè mình sau này không ai bị ngu giống mình.

Mình sắp don nhà đi nên rao cho thuê phòng trên Craigslist. Có một bạn, tạm gọi là A, liên lạc qua email, viết thư rõ dài và tha thiết. Bạn ấy nói rằng muốn thuê phòng mình nhưng bị cái đang ở Alaska làm nghiên cứu nên không thể đến xem giao tiền trực tiếp. Mình cũng từng ở trong hoàn cảnh phải thuê nhà lúc đang ở xa nên ok, không vấn đề gì.

Sau đó bạn ấy bảo sẽ gởi check cho mình trước khi dọn vào. Mình thì ngu ngu ít xài Craigslist nên không để ý nó luôn khuyến cáo đừng nhận check. Với cả bạn A bảo check này là certified check, thế nên mình cũng yên tâm.

Khúc này rẽ ngang 1 tí cắt nghĩa cho các bạn chưa rõ. Ở Mỹ (chỗ khác mình không biết, không dám nói) có nhiều loại check. Personal check là check cá nhân, ai dùng check này gởi cho bạn mà trong tài khoản họ không còn tiền thì bạn cũng chả nhận được xu nào. Certified check là check đã được ngân hàng xác nhận, khả năng an toàn cao, v.v. Khi người gởi đến làm certified check, ngân hàng sẽ rút chính xác khoản tiền cần gởi, đảm bảo người gởi không tiêu xài thâm hụt gì vào khoản này và người nhận sẽ nhận đầy đủ.

Certified Check giả

Ảnh: Thông thường certified check nhìn sẽ giống như thế này.

Kể từ khúc này mình bắt đầu thấy có mùi fishy. Bạn A này bảo bố bạn ấy sẽ gởi check (ơ mày lớn rồi sao không tự gởi?), gởi cho mình số tiền là $3,500 (sao lắm tiền thế? Nhà có bao nhiêu lắm đâu), nhờ mình rút ra $1,600 trong số ấy gởi cho dealer chuyển xe của bạn ấy từ Alaska xuống Texas (what the hell? Sao mày không tự trả?)

Nhưng mình – vì lòng tốt bao la quảng đại, đùa thôi chứ mình cũng chuyển nhà chuyển cửa nhiều nên có tí thông cảm, nghĩ rằng họ có khó khăn này kia – vẫn đồng ý nhận giúp. Trong lòng vẫn thấy ngại ngại vì bạn này viết email rõ dài, luôn nhắn tin hối thúc. Nhưng lại tự nhủ thôi lúc mình cần tìm nhà mình cũng nóng lòng.

Hôm nay tờ check được gửi đến. Lúc ấy mình cũng đang bận làm việc nên không để ý kỹ. Bạn ấy nhắn tin bảo mình deposit tờ check đi, rồi chuyển tiền cho dealer bằng Moneygram. Mình bảo ok, tao sẽ chuyển online nhé, vừa tiện vừa rẻ. Bạn ấy bảo không, mày chuyển in person cho tao.

Thế chuyển online và chuyển trực tiếp khác nhau thế nào? Chuyển online thì Moneygram vẫn có khả năng quản lý số tiền đó, có thể rút lại nếu mình thông báo lên, “Ê, tao thấy kỳ kỳ. Tao gởi nhầm rồi. Rút lại tiền cho tao nha.” Còn nếu chuyển in-person thì tức là mình gởi cash đi và receiver nhận cash ngay. Nhận xong là thôi luôn, Moneygram không can thiệp được nữa.

Cơ mà lúc đó mình vẫn không để ý các bạn ạ. Đang bận làm việc, lại can tội ngu. Mình mang tờ check ra Bank of America nhờ deposit. Bạn teller deposit không được, bảo rằng tao không cash-in được mày ơi, mày đợi cho 1 thời gian nhé. Ừ thì ok, chắc check từ ngân hàng khác nên ko vào ngay được. Mình hồn nhiên thế đấy, nhưng mà, ơn giờ, ông bà phù hộ thế nào đó mình cắc cớ hỏi 1 câu, “Ê mày ơi, check này mày coi giùm tao có legit không?”

Mình thề là lúc ấy mình vẫn chẳng biết gì đâu, chỉ hỏi đơn giản kiểu “Mày coi thử lỡ thằng chủ tài khoản hết tiền thì tao có nhận được không?” Ai ngờ bạn teller dễ thương nói, “Ủa mày không biết đứa nào gởi tiền cho mày hả? Tao nói nè, mày mà deposit check giả á, là tài khoản này sẽ bị khóa, rồi mày không bao giờ được mở cái tài khoản nào ở đây luôn nhá.”

Mình kiểu hết hồn, what the hell, certified check cũng có giả hả? Hỏi lại bạn teller lần nữa. Bạn ấy nhẹ nhàng trả lời:

“Ừ thì tao ko biết đâu, tao ko có verify được. Nhưng mà tao thấy là tao không deposit vô được nè. Mày phải gọi điện hỏi cái ngân hàng issue tờ check này nhé. Rồi giờ mày muốn sao, có deposit không?”

Nói thế thì bố con đứa nào dám deposit nữa. Cun cút cầm tờ check ra về. Cảm ơn bạn teller.

Đến lúc ấy mình vẫn nghĩ thôi cẩn thận, lại đổ oan cho người vô tội. Ngồi ngay trong xe hơi đậu trước ngân hàng, mình Google rồi săm soi tờ check. Tên người gởi của UPS là David Schaffer ở Virginia, tên người ở trên tờ check lại là Comfort Revolution LLC ở New Jersey, mà ngân hàng thì là Apollo Bank ở Florida. Comfort LLC thì bán chăn drap gối nệm, còn Apollo là kiểu ngân hàng địa phương chả ai biết nó là cái gì. Tờ check có chữ ký mà không có printed name của người gởi. Không có logo ngân hàng. Font chữ lỗi lung tung, không cùng format, dùng các loại font khác nhau. Damn, nói chung là fishy hết chỗ nói.

Google một lúc mình mới hiểu rõ cách thức lừa đảo này: đại khái các bạn lừa đảo làm giả 1 tờ certified check rồi nhờ vả người nhận quá trời thứ (gởi tiền cho dealer chẳng hạn). Mình deposit tờ check giả, gởi tiền cho “dealer”, thế là xong. Ngân hàng chỉ túm đầu đứa deposit tờ check giả chứ có biết tụi gởi là thằng nào con nào. Còn bạn “dealer” cầm tiền biến luôn.

Thôi nói chung mình ngu quen rồi nên cũng không cần giấu, viết lên đây cảnh báo nhỡ bạn nào chưa biết. Sau đây là 4 bài học rút ra được:

- Dù là certified check cũng không nên tin. Cứ mang ra check service nào đó nhờ nó verify giùm. Nếu ok thì rút tiền mặt, rồi đem tiền mặt đó deposit vào bank account. Đừng có deposit thằng vào bank account nhỡ có gì thì profile của bạn xong luôn, tài khoản thì bị khoá.

- Giao dịch trên Craigslist thì chỉ có cash hoặc chuyển khoản trực tiếp, không có check hay money order gì ráo. Nếu cash thì nhớ mua cây bút thử tiền. Hoặc tốt nhất là hẹn gặp nhau ngoài ngân hàng, vừa có camera vừa có ATM. Cầm tiền xong dắt tay bạn kia đi deposit ngay và luôn. Tiền vào được tài khoản thì hẳn giao hàng. Mất tí công ra ngân hàng gần nhà còn hơn mất mấy ngàn đô.

- Luôn luôn HỎI, cái gì tưởng biết rồi cũng phải hỏi. Google xong cũng phải túm được đứa nào làm trực tiếp mà hỏi. Các bạn chưa rành tiếng Anh hay ngại. Nhưng mà nói chung mình là khách hàng, mình nói tiếng Anh dở thì tụi nó ráng mà nghe, mà giải thích, chứ đừng sợ làm phiền ai hết. Cái này cứu mình bao nhiêu lần ở Mỹ rồi đó :">

- Check lớn hoặc không rõ nguồn gốc thì nên mang vào cho teller hoặc đại diện, đừng dùng ATM để deposit.

 

Trường hợp thứ ba: Một hình thức khác của lừa đảo bằng Certified Check (séc đảm bảo)

Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Leo Nguyen ở California.

 

Hồi trước, có người contact mình bằng email hỏi có muốn kiếm thêm tiền bằng cách Wrap car không? Wrap car là người ta sẽ lại dán quảng cáo lên xe của mình, rồi mình chỉ việc chạy đi học chạy đi làm bình thường, rồi mỗi tháng được trả $400-$500 tiền quảng cáo. Mình cũng biết mấy cái vụ này là có thiệt nên đồng ý. Xong thằng đó hỏi mình tên tuổi địa chỉ nhà, không hỏi số an sinh xã hội gì hết. Nó nói sẽ gửi một cái check đến để mình set up.

Mấy ngày sau nhận được nguyên cái certified check đến nhà gửi bằng UPS, nhìn y như thiệt của ngân hàng US Bank. Trên cái check để trị giá $2,000. Nó nói là $800 là tiền của mình trả trước 2 tháng, còn lại $1,200 là tiền wrap xe. Sẽ có một đứa đến để wrap xe mình nên mình deposit tiền vô rồi rút ra $1,200 để đưa cho cái thằng wrap xe. Mình ở Mỹ lâu rồi kinh nghiệm đầy mình. Mình đem cái check ra thẳng US Bank, hỏi thẳng teller kiểm tra dùm cái check coi có thật không? Thằng bank teller check xong nói cái check là thiệt.

Tới lúc này mình thấy bán tín bán nghi, xong rồi cầm vô Bank of America của mình deposit vô. Nói nói là một phần tiền là có sẵn, còn lại phải đợi 3 ngày để kiểm tra bên kia có tiền không. Sau đó có cái thằng khác nhắn tin mình hỏi là có nhận được check chưa. Mà tụi nó khéo léo lắm, chẳng hối thúc hay hỏi gì hết, nói là có người liên lạc mình sau. Rồi có đứa nhắn tin nói sẽ lại dán xe, chuẩn bị tiền sẵn đi để đưa nó. Mình nhắn lại nói tao phải đợi khi tiền vào trong bank tao đã rồi mới đưa được. Thằng này lúc này hỏi mình nói là cuối tuần nay nó bận, phải đến liền để ngày mai nó đi xa... Lúc đầu mình mới nghi nghi, vẫn cứng, nói là ko chịu đưa tiền, mày muốn thì tuần sau lại lấy.

Rồi một thằng khác email thúc giục là phải dán xe hôm nay ko là huỷ hợp đồng. Xong mình tức quá nói tao ko làm nữa, rồi tự nhiên tụi nó im luôn. 3 ngày sau tiền vô nhà bank, nhưng mà ngày hôm sau tiền chạy ngược trở ra, mà mình bị mất $25 tiền phạt. Nhiều khi tụi nó làm cái check giả cực kì giống của mấy chủ tài khoản khác có thiệt, nhưng người ta phát hiện hủy check, nhà bank lấy tiền lại. Bởi vậy các bạn nên để ý, tất cả nên xài tiền mặt hoặc thanh toán qua Paypal là an toàn nhất.

 

Trường hợp thứ tư: Lừa đảo bằng email mạo danh Paypal

Nguồn thông tin: Chia sẻ của bạn Tri Huynh ở California.

 

Em đây cũng mém bị lừa một lần. Cách đây 4 tháng em đăng lên Craiglist bán 1 cái laptop. Sau đó, có 1 người email em nói là sẽ mua laptop và chuyển khoản bằng Paypal. Vì người ta nói là đang trong quân đội nên không ra ngoài được để kiểm tra laptop nhưng sẵn sàng mua. Sau đó em nhận được email có địa chỉ giống như gửi từ Paypal về khoản tiền và thông báo nếu người mua nhận được món hàng thì tiền sẽ vào ngay tài khoản. Mà lúc đầu nhìn email ấy rất professional nên tưởng thật. Sau đó em lật đật đem ra UPS ship cho người ta. Đem ship rồi thì trong lòng cảm thấy nghi nghi, bèn gọi điện lên paypal kiểm tra. Sự thật là lừa đảo, em liền chạy ra UPS và may mắn là laptop em vẫn còn đó.