Thị thực định cư Mỹ

Bảo hiểm du lịch là sản phẩm bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ xảy ra cho các cá nhân hoặc gia đình trong những chuyến du lịch, công tác trong nước và ngoài nước, cung cấp sự bảo vệ trong các tình huống khẩn cấp không mong muốn như chi phí điều trị y tế phát sinh từ tai nạn, ốm đau hoặc những sự cố gây thiệt hại tài chính do bị trì hoãn chuyến bay, mất hành lý

Để bảo hiểm đầy đủ cho chuyến đi của bạn khi có bất trắc, Công ty Hiểm Chubb Việt Nam đưa ra sản phẩm “Bảo hiểm Du lịch Toàn cầu”. Kết hợp kinh nghiệm và chuyên môn toàn cầu của Tập đoàn Chubb với năng lực và sự nhạy bén địa phương, Công ty Hiểm Chubb Việt Nam hân hạnh cung cấp sản phẩm Bảo hiểm Du lịch với nhiều quyền lợi và mức phí hợp lý.

 

Đặc điểm chính của sản phẩm

Hạn mức bảo hiểm cao đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm du lịch Trong nước / Ngoài nước ở hầu hết các quốc gia, bao gồm các quốc gia thuộc khối Schegen Bảo hiểm chi phí y tế phát sinh khi du lịch do bị bệnh hoặc tai nạn, bao gồm điều trị tiếp theo tại Việt nam tối đa lên đến hạn mức phụ.

- Bảo đảm viện phí trên toàn cầu.

- Hỗ trợ Cấp cứu Y tế.

- Tai nạn Cá nhân.

- Hành lý và Vật dụng Cá nhân.

- Hỗ trợ Chuyến đi.

- Trách nhiệm Cá nhân.

 

Quyền lợi

- Bảo hiểm Du lịch của Chubb bảo vệ bạn trước các rủi ro bao gồm chi phí y tế, chi phí hủy chuyến, chậm trễ chuyến bay hoặc hành lý và tai nạn cá nhân.

- Chubb có các chương trình bảo hiểm Một Chuyến Đi và bảo hiểm Thường Niên cho các chuyến đi quốc tế.

- Chủ hợp đồng Bảo hiểm Du lịch của Chubb được tiếp cận hệ thống Chubb Assistance, một mạng lưới hỗ trợ toàn cầu gồm những chuyên gia y tế có thể trợ giúp bằng dịch vụ giới thiệu nếu bạn bị bệnh hoặc bị thương ở nước ngoài.

- Cho dù bạn ở nơi đâu trên thế giới, chỉ cần đơn giản thực hiện một cuộc gọi do bên nhận trả cước sẽ giúp bạn tiếp cận 24 giờ vào đường dây nóng trợ giúp của chúng tôi.

 

Đại lý chính thức của công ty bảo hiểm CHUBB

Mọi chi tiết xin liên hệ với công ty Thế Hệ Mới, đại diện chính thức của Bảo hiểm du lịch CHUBB tại Việt Nam. Nhân viên của chúng tôi đã được đào tạo và cấp chứng chỉ ngiệp vụ bảo hiểm theo đúng các quy định hiện hành.

 Giấy chứng nhận Công ty Thế Hệ Mới là đại lý chính thức của bảo hiểm CHUBB

Giấy chứng nhận Công ty Thế Hệ Mới là đại lý chính thức của bảo hiểm CHUBB

 Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm của nhân viên Thế Hệ Mới

Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm của nhân viên Thế Hệ Mới

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Công dân Việt Nam khi quá cảnh Úc để đến một quốc gia khác hoặc khi đi qua Úc để lên tàu với tư cách thủy thủ đều phải xin thị thực quá cảnh trước khi khởi hành đến Úc. Quý khách phải xin thị thực quá cảnh ngay cả khi chỉ đi trên cùng một máy bay và dừng lại tại một sân bay của Úc trong một thời gian ngắn.

Hồ sơ xin thị thực quá cảnh Úc (Subclass 771) được xử lý hoàn tất từ 1-4 tuần, cho phép người mang thị thực này được nhập cảnh và lưu lại tại Úc tối đa 72 giờ trước khi tiếp tục hành trình đến quốc gia kế tiếp.

 

Hướng dẫn xin thị thực quá cảnh Úc (Subclass 771)

Bước 1
"Chuẩn bị"Hồ sơ xin visa quá cảnh Úc cần có các loại sau:

  • Đơn xin thị thực quá cảnh - Subclass 771.
  • 1 tấm ảnh khổ 4cm x 6cm mới chụp trong 6 tháng gần nhất.
  • Tờ khai chi tiết về thân nhân.
  • Bản chính kèm bản sao hộ chiếu còn hiệu lực và đã ký tên.
  • Bản gốc các giấy tờ liên quan đến toàn bộ hành trình quá cảnh Úc.
  • Bản sao vé máy bay đã được xác nhận cho hành trình từ Úc đến nước thứ ba trong vòng 72 tiếng từ khi đến Úc.
  • Thị thực để nhập cảnh đến quốc gia kế tiếp.
  • Nếu là thành viên của thủy thủ đoàn, quí vị cần nộp thêm hợp đồng lao động hiện tại và xác nhận của thuyền trưởng.

Hướng dẫn chi tiết: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/transit-771

Bước 2
"Đặt hẹn nộp hồ sơ và đóng lệ phí sinh trắc học"

Bước 3
"Chờ kết quả xét hồ sơ"Đương đơn cần kiểm tra email mỗi ngày để không bỏ sót các thông tin từ Cơ quan Lãnh Sự Úc:

  • Nếu hồ sơ cần bổ túc: Cơ quan Lãnh Sự sẽ gửi thông báo qua email.
  • Nếu hồ sơ được chấp thuận: Cơ quan Lãnh Sự gửi thư chấp thuận cấp thị thực điện tử qua email, kể từ đây đương đơn có thể kiểm tra tình trạng thị thực của mình trực tuyến qua trang web hoặc app VEVO.
  • Nếu hồ sơ bị từ chối: Cơ quan Lãnh Sự sẽ gửi thông báo cụ thể lý do từ chối thị thực qua email.

Bước 4
"Nhập cảnh Úc"Khi đương đơn nhập cảnh Úc cần xuất trình các hồ sơ sau:

  • Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Thư chấp thuận cấp thị thực điện tử.
  • Visa nhập cảnh đến quốc gia kế tiếp.
  • Vé máy bay chặng kế tiếp, thời gian quá cảnh không quá 72 giờ.

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du lịch Úc nhanh chóng và hiệu quả.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

 

Nước Úc không phải là đất nước rộng lớn nhất thế giới nhưng lại là nơi có hệ sinh thái đa dạng nhất. Không chỉ có những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, những hoang mạc khô cằn và những trang trại ngút ngàn, đến nước Úc bạn còn có cơ hội được chiêm ngưỡng cánh đồng hoa oải hương rộng ngút ngàn ở Tasmania.

Tasmania là một bang hải đảo ở Úc. Trang trại trồng hoa oải hương ở đây được gọi với cái tên cánh đồng oải hương Bridestowe, nằm cách thành phố Lauceston khoảng 50 km, phía đông bắc của Tasmania. Lịch sử cánh đồng oải hương Bridestowe bắt đầu khi ông C.K Denny – một nhà sản xuất nước hoa nổi tiếng người Anh cùng gia đình chuyển tới định cư ở Lilydale, Tasmania – nơi cách cánh đồng hoa hiện giờ khoảng 17 km. Là một nhà sản xuất nước hoa, ông Denny đã ấp ủ từ lâu dự định biến nơi này thành một cánh đồng hoa giống như ở Alps – Pháp và họ bắt tay vào thực hiện. Tên của cánh đồng hoa được đặt là Bridestowe theo tên quê hương của bà Denny ở Anh.

Cánh đồng hoa của ông bà Denny có thổ nhưỡng và điều kiện tương tự như ở Pháp. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp sản xuất dầu oải hương và nước hoa đang rất phát triển, nhu cầu tăng cực cao trong khi nguồn nguyên liệu lại có hạn. Năm 1924, sau khi thu hoạch và trưng cất thành công mẻ dầu oải hương đầu tiên, ông Denny đã gửi những mẫu thử tới London để kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy chất lượng tinh dầu oải hương ở Tasmania không hề thua kém chất lượng tinh dầu ở Pháp. Gia đình ông tiếp tục canh tác và đến năm 1947 thì mở rộng gieo trồng oải hương trên quy mô lớn.

Năm 1989, khi ông Denny nghỉ hưu và cánh đồng oải hương được bán lại cho gia đình Ravens với cam kết vẫn phải duy trì sản phẩm và chất lượng oải hương như dưới thời kì nhà Denny quản lí. Vì vậy, cho tới nay, cánh đồng oải hương Bridestowe đã tồn tại được hơn 90 năm.

Hoa oải hương thường bắt đầu tháng 12 và thu hoạch vào những tuần đầu tiên của tháng 1 tùy vào điều kiện thời tiết. Phải mất 4 năm sau khi gieo trồng hoa oải hương mới cho chất lượng tinh dầu tốt nhất và có thể duy trì chất lượng ấy đến 20 năm sau nếu như được chăm sóc kĩ lưỡng. Suốt thời Trung cổ, nó được coi là thứ thảo dược của tình yêu do có mùi thơm dễ chịu. Oải hương còn có tính đuổi côn trùng nên thường được ứng dụng rộng rãi, từng được dùng như một loại thảo dược sát trùng vết thương trong chiến tranh. Nó còn được dùng để lưu giữ hương thơm cho quần áo hay pha trà chống đau nửa đầu, suy nhược, cảm nắng rất hiệu nghiệm. Oải hương cũng có nhiều loại khác nhau, loại thường thấy có màu tía, thấp nhưng cũng có những loại có thể cao tới 1 m.

Cánh đồng hoa oải hương Bridestowe rộng tới 260 ha, là nơi trồng oải hương lớn nhất thế giới và được khắp nơi biết đến. Đây không chỉ là nơi cung cấp số lượng lớn tinh dầu oải hương cho ngành sản xuất nước hoa, dầu trị liệu chất lượng cao mà còn là địa điểm thú vị cho du khách tham quan khi đến Tasmania. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được đắm mình trong sắc tím biếc bạt ngàn kéo dài đến tít tắp chân trời cùng hương thơm ngào ngạt của hoa oải hương? Đây là địa điểm lý tưởng để bạn lưu lại những bức hình kỉ niệm lung linh, cũng có khá nhiều người lấy đây là địa điểm chụp ảnh cưới. Khi ra về, bạn cũng có thể ghé những xưởng sản xuất tinh dầu và mua về một lọ nhỏ.

Đến Tasmania, không chỉ có cánh đồng hoa oải hương khổng lồ mà còn có những địa điểm lý thú khác như: vườn quốc gia The Hartz Mountains với những đồng hoang núi cao đáng kinh ngạc; bán đảo Tasman- chứng nhân của thời kì lịch sử nước Úc còn là thuộc địa hay công viên quốc gia Ben Lomond và Mount Mawson. Thiên nhiên hoang dã cùng những cảnh đẹp hút hồn chắc chắn sẽ khiến du khách yêu mến vùng đất hải đảo Tasmania của nước Úc xinh đẹp.

 

Thành phố Sydney là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Sydney cũng là thủ phủ của tiểu bang New South Wales. Dân số của Sydney năm 2015 là gần chạm mốc 5 triệu người. Nằm ở bờ biển phía đông của Úc, thành phố được thiết lập vào năm 1788 tại Sydney Cove bởi Arthur Phillip người dẫn đầu Đoàn tàu Thứ nhất (First Fleet) đến từ Anh.

Được xây dựng xung quanh cảng Jackson với cảnh đẹp nổi tiếng, thành phố Sydney được gọi là "Thành phố Cảng". Đây là trung tâm tài chính lớn nhất của Úc và cũng là một địa điểm du lịch của khách quốc tế, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và kiến trúc đôi: Nhà hát opera Sydney (Sydney Opera House) và Cầu Cảng (Harbour Bridge).

Sydney tọa lạc trên một vùng đồng bằng trầm tích ven biển giữa Thái Bình Dương về phía đông và Blue Mountains về phía tây. Thành phố có vịnh biển tự nhiên lớn nhất thế giới, cảng biển Jackson, và hơn 70 vịnh và bãi biển, bao gồm cả bãi biển Bondi nổi tiếng. Khu vực nội thành của Sydney có diện tích 1687 km² (651 mi²) và giống như London mở rộng. Khu vực đô thị (Theo Sở thống kê Sydney) là 12.145 km² (4.689 mi²); một phần lớn của khu vực này là công viên quốc gia và các vùng đất chưa bị đô thị hóa.

Sydney chiếm hai khu vực địa lý: đồng bằng Cumberland, một vùng đồi thoai thoải tương đối bằng phẳng nằm về phía nam và tây của vịnh biển, và đồng bằng Hornsby, một đồng bằng về phía bắc của vịnh, cao trên 389 mét (1276 ft), được chia cắt bởi các thung lũng với các cánh rừng. Phần xưa nhất của thành phố nằm ở khu vực bằng phẳng; đồng bằng Hornsby, được gọi là North Shore, phát triển chậm hơn bởi vì địa hình nhiều đồi của nó, và là một vùng khá im lặng cho đến khi cầu cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge) được xây vào năm 1932, nối nó với phần còn lại của thành phố.

Khu vực Sydney đã được sinh sống bởi thổ dân Úc ít nhất là khoảng 30.000 năm, và vào thời điểm Đoàn tàu Thứ nhất cập bến vào năm 1788, 4000-8000 người đang sinh sống tại khu vực này. Có ba nhóm thổ dân với ngôn ngữ khác nhau tại khu vực Sydney; những ngôn ngữ này lại trở thành những thổ ngữ bởi các bộ lạc nhỏ hơn. Ngôn ngữ chính là Darug, (Cadigal, những thổ dân nguyên thủy của thành phố Sydney sử dụng thổ ngữ vùng biển Darug), Dharawal và Guringai. Mỗi bộ lạc có một lãnh địa riêng; vị trí của lãnh địa được xác định bởi các nguyên vật liệu có sẵn nơi đó. Mặc dù sự đô thị hóa đã tiêu diệt hầu hết các chứng cớ của các vùng dân cư đó, các bản khắc trên đá vẫn tồn tại ở một số nơi.

Người châu Âu để ý đến Úc từ khi Đô đốc James Cook nhìn thấy Vịnh Botany vào năm 1770. Dưới chỉ thị của chính quyền Anh, một khu di dân cho những người tội phạm được thiết lập bởi Arthur Phillip vào năm 1788. Phillip thành lập khu dân cư tại Sydney Cove trên cảng Jackson. Ông ta đặt tên nơi đó theo tên của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Lord Thomas Townshend của Sydney, để công nhận vai trò của Lord Sydney trong việc giúp cho Phillip có giấy phép thành lập khu thuộc địa. Vào tháng 4 năm 1789 một dịch bệnh, được nghĩ là đậu mùa, đã làm giảm dân số thổ dân ở Sydney; một ước tính khiêm tốn là vào khoảng 500 đến 1000 thổ dân chết do nhiễm bệnh trong khu vực Broken và Botany Bay.

Có một sự nổi dậy vũ trang chống lại dân Anh, bởi những chiến binh Pemulwuy trong khu vực xung quanh Vịnh Botany, và những trận đánh nhỏ xảy ra khá phổ biến ở khu vực quanh sông Hawkesbury. Đến 1820 chỉ còn lại vài trăm thổ dân và Thống đốc Macquarie đã bắt đầu những hoạt động "văn minh hóa và giáo dục" thổ dân bằng cách đuổi họ đi khỏi bộ lạc.

Nhiệm kì mà Macquarie là Thống đốc của bang New South Wales là giai đoạn mà Sydney được nâng cấp từ buổi ban đầu sơ khai. Đường sá, cầu cống, các bến phà và các tòa nhà chính phủ được xây dựng lên bởi những phạm nhân, và đến năm 1822 thành phố đã có ngân hàng, các chợ, các đường phố lớn và sở cảnh sát có tổ chức. Những năm của thập kỉ 1830 và thập kỉ 1840 là giai đoạn phát triển đô thị, bao gồm sự phát triển của các khu ngoại thành đầu tiên, vì thành phố phát triển nhanh chóng khi những đoàn tàu từ eo biển Anh bắt đầu đến với những di dân tìm cách bắt đầu một đời sống mới ở một đất nước mới. Những cuộc đổ xô đi tìm vàng đầu tiên bắt đầu vào 1851, và cảng Sydney từ đó đã chứng kiến nhiều làn sóng người nhập cư từ khắp các nơi trên thế giới. Sự phát triển của các khu ngoại thành bắt đầu phát triển vào phần tư cuối cùng của thế kỉ 19 với sự phát minh của các xe lửa và xe điện chạy bằng động cơ hơi nước. Với sự công nghiệp hoá, Sydney mở rộng một cách nhanh chóng, và vào đầu thế kỉ 20 thành phố đã có dân số trên 1 triệu người. Khủng hoảng lớn Great Depression đã tác động đến Sydney một cách tồi tệ. Tuy nhiên, một trong những điểm sáng của thời Khủng hoảng là sự hoàn thành của cầu cảng Sydney Sydney Harbour Bridge vào năm 1932.

Trong suốt thế kỉ 20 Sydney tiếp tục mở rộng với nhiều làn sóng di cư khác nhau từ châu Âu và sau đó là từ châu Á, kết quả là thành phố có một không khí quốc tế. Phần đông dân Sydney có nguồn gốc Anh hoặc là Ireland. Những người mới đến sau này bao gồm từ các nước Ý, Hy Lạp, Israel, Liban, Cộng hoà Nam Phi, Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan), Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Croatia, Serbia, Nam Mỹ (Brasil, Chile, Argentina), Armenia, Đông Âu (Cộng hoà Séc,Ba Lan, Nga, Ukraina, Hungary) và Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam).

Sydney có khí hậu cận nhiệt đới với những mùa hè ấm áp và với mùa đông mát mẻ, với lượng mưa trải đều trong năm. Thời tiết ôn hòa bởi ở gần đại dương, và các nhiệt độ khắc nghiệt hơn được ghi lại ở các vùng ngoại ô phía tây sâu trong lục địa. Tháng ấm nhất là tháng giêng, với nhiệt độ không khí trung bình trên bờ biển là 18,6–25,8°C và trung bình có 14.6 ngày trong năm nhiệt độ bên trên 30 °C. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 45,3 °C vào ngày 14 tháng 1 năm 1939 vào cuối của một làn sóng nhiệt 4 ngày trên toàn quốc. Mùa đông hơi mát, với nhiệt độ ít khi nào xuống thấp hơn 5 °C trong các khu vực ven biển. Tháng lạnh nhất là tháng 7, với trung bình xê xích 8,0–16,2 °C. Nhiệt độ thấp nhất được ghi lại là 2,1 °C.

Lượng mưa được chia khá đều giữa mùa hè và mùa đông, nhưng cao hơn một ít trong suốt nửa đầu của năm, khi gió phía tây thổi nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm, điều hòa ít biến động, là 1217.0 mm, rơi trên trung bình là 138,0 ngày trong 1 năm. Tuyết rơi lần cuối cùng ở khu vực thành phố Sydney là vào thập niên 1830.

Mặc dù thành phố không chịu bão nhiệt đới hay các trận động đất lớn, hiệu ứng El Niño đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khuôn mẫu thời tiết của Sydney: hạn hán và cháy rừng một mùa, và mưa bão và lụt lội mùa còn lại, liên hệ với các pha trái ngược nhau của sự dao động. Rất nhiều khu vực của thành phố giáp với các khu rừng bụi rậm đã bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, đáng kể nhất là trong năm 1994 và 2002 – những lần này thường xảy ra vào mùa xuân hay mùa hè. Thành phố cũng thường bị mưa đá và bão lớn. Một cơn bão như vậy xảy ra ở các vùng ngoại vi phía đông Sydney vào buổi tối 14 tháng 4 năm 1999, tạo ra các hạt mưa đá lớn với các hạt đường kính ít nhất 9 cm và kết quả là bảo hiểm tốn khoảng $1,5 tỉ trong dưới 1 giờ.

Khu vực rộng lớn bao phủ bởi nội thành Sydney chính thức được chia ra thành hơn 300 khu vực (cho mục đích địa chỉ và bưu điện), và được quản lý như là 38 khu vực hành chính địa phương (thêm vào nhiều trách nhiệm của Bang New South Wales và các sở). Bản thân Thành phố Sydney bao phủ một khu vực khá nhỏ bao gồm khu thương mại trung tâm và các khu vực trong thành phố. Thêm vào đó, có một số miêu tả từng vùng được sử dụng không chính thức để chỉ một phần lớn của khu đô thị. Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều khu vực không được bao phủ bởi cách chia vùng không chính thức bên dưới đây. Những vùng này là: Eastern Suburbs, Hills District, Inner West, Lower North Shore, Northern Beaches, North Shore, Southern Sydney, South-eastern Sydney, South-western Sydney, Sutherland Shire và Western Sydney.

Khu thương mại trung tâm Sydney (Sydney CBD) mở rộng về phía nam vào khoảng 2 kilômét (1.25 mi) từ Sydney Cove, địa điểm cư trú đầu tiên của di dân châu Âu. Các tòa nhà cao ốc tập trung dày đặc và các tòa nhà khác bao gồm những tòa nhà lịch sử như Sydney Town Hall và Queen Victoria Building được xen kẽ bởi các công viên như Wynyard và Hyde Park. Khu Sydney CBD được bao bọc phía đông bởi một dãy các công viên kéo dài từ Hyde Park cho đến the Domain và Royal Botanic Gardens đến Farm Cove trên vịnh biển. Phía tây được bao bởi Darling Harbour, một nơi thu hút nhiều khách du lịch và các hộp đêm trong khi Nhà ga trung tâm đánh dấu đầu cuối phía nam của CBD. George Street được xem là đường chính chạy dọc bắc-nam của khu Sydney CBD.

Mặc dù CBD chiếm hầu hết thương mại và đời sống văn hóa của thành phố trong các năm về trước, các khu thương mại/văn hóa khác đã phát triển theo theo kiểu nở rộng ra từ Thế chiến thứ hai. Kết quả là, tỷ lệ các công việc cổ trắng nằm ở khu CBD đã giảm từ 60% vào cuối Thế chiến thứ hai đến dưới 30% in 2004. Cùng với khu thương mại ở North Sydney, liên kết với CBD bởi Harbour Bridge, khu thương mại lớn nhất ở bên ngoài là Parramatta ở vùng trung-tây, Blacktown phía tây, Bondi Junction phía đông, Liverpool ở tây nam, Chatswood về phía bắc và Hurstville về phía nam.

Sydney là một trung tâm tài chính và thương mại lớn nhất ở Úc và cũng là một trung tâm tài chính quan trọng ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Thị trường chứng khoán Úc và Ngân hàng trung ương Úc tọa lạc ở Sydney, cũng như là tổng hành dinh của 90 ngân hàng và trên phân nửa các công ty hàng đầu của Úc, và các trụ sở trong khu vực của khoảng 500 công ty đa quốc gia. 20th Century Fox cũng có những phim trường lớn ở Sydney.

Sydney là nơi tọa lạc của một số trường đại học nổi tiếng nhất của nước Úc, và là nơi của trường đại học đầu tiên trên nước Úc, Đại học Sydney, thiết lập vào năm 1850. Có năm trường đại học công khác hoạt động chủ yếu ở Sydney: Đại học New South Wales, Đại học Macquarie, Đại học Kỹ thuật Sydney, Đại học Tây Sydney và Đại học Catholic Úc (2 trong số 6 campus). Các đại học khác có campus thứ hai ở Sydney bao gồm Đại học Notre Dame Úc và Đại học Wollongong.

Có 4 trường dạy nghề (Technical and Further Education - TAFE) đa campus được nhà nước tài trợ ở Sydney cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp ở bậc cao đẳng: Viện kỹ thuật Sydney, Học viện TAFE Bắc Sydney, Học viện TAFE Tây Sydney và Học viện TAFE Tây Nam Sydney.

 

Công viên Luna Park nằm ở cực phía bắc của Cầu Cảng Sydney. Công viên mở cửa suốt cả năm nhưng giờ mở cửa thay đổi thường xuyên. Du khách có thể đến thăm Luna Park bằng xe lửa có trạm dừng ngay gần công viên hoặc đến bằng xe hơi và đậu xe có thu phí trong công viên. Từ Circular Quay, du khách có thể bắt chuyến phà ngắn ngang qua cảng có bến đỗ ngay bên ngoài cổng vào. Công viên giải trí được bảo tồn tuyệt vời từ năm 1930 này vẫn duy trì những đoàn tàu lượn từ ngày xưa và là nơi vui nhất ở Sydney!

Khi Công viên Luna được xây dựng bên bờ biển Milsons Point vào năm 1935, nó đã thu hút được rất nhiều dân địa phương. Trải qua nhiều thập kỷ, sức hấp dẫn của công viên đã giảm xuống cho đến khi được cải tạo lớn vào năm 2004. Nhiều tòa nhà và đường trượt của công viên này có tên trong Sổ đăng ký Di sản Bang và cổng vào nổi tiếng của công viên, giống như miệng một chú hề khổng lồ, thường được sử dụng làm nền cho các bộ phim và chương trình truyền hình. 

Quay vòng trên tàu lượn siêu tốc Chuột Hoang (Wild Mouse) hoặc bay lượn trong không gian trên Đĩa Bay (Flying Saucer). Con bọ Nhún nhảy (Tumble Bug), với các cánh tay quay tròn và Người Bảo vệ Mặt trăng (Moon Ranger) sẽ nâng du khách lên độ cao 20 mét (65 foot) so với mặt đất, không dành cho những người yếu tim. Kiểm tra kỹ năng lái xe trên những chiếc xe húc nhau và đừng bỏ lỡ Rotor thách thức trọng lực, một trò chơi được yêu thích tại Công viên Luna trong hơn 50 năm. Với du khách thích sự nhẹ nhàng, vòng quay ngựa gỗ xinh đẹp của những năm 1930 chính là lựa chọn dành cho họ.

Công viên Luna có một khu tàu lượn dành riêng cho trẻ em, từ Tàu con thoi Vũ trụ (Space Shuttle), nơi các phi công thực tập có thể bay vào bầu trời, đến Lâu đài Ma thuật (Magic Castle) và Bánh xe Xoay tít (Whirly Wheel). Cả gia đình sẽ thích thú khi đến đảo Đảo Coney, một ngôi nhà vui nhộn từ những năm 1930 với cầu trượt, mê cung gương và Bánh xe Vui vẻ (Joy Wheel) quay tròn.

Nghỉ giải lao giữa những lần bay lượn và giải trí tại các quán ăn trong công viên như The Lighthouse Café và Coney Island Café. Công viên Luna tổ chức chương trình âm nhạc trực tiếp và các sự kiện khác suốt cả năm (Xem trang web để biết lịch). Công viên Luna miễn phí vào cửa nhưng các trò tàu lượn, trò chơi lễ hội và các điểm tham quan có thu phí riêng. Vé đi tàu lượn và gói vui chơi gia đình cũng như bản đồ được bán tại quầy vé ở cổng chính. 

 Ở Úc có 2 công viên Luna Park được xây dựng ở Melbourne và Sydney, mỗi cái đều có những nét rất riêng và du khách vẫn không ngừng tranh cãi là cái nào tuyệt vời hơn cái còn lại. Nếu đến Úc 1 lần, du khách hãy tham quan cả 2 nơi để tự trải nghiệm và cảm nhận cho riêng mình.

 

Melbourne nằm ở góc đông-nam lục địa châu Úc, và là thành phố nằm ở cực nam lục địa. Về mặt địa chất, thành phố được xây dựng trên nơi hợp dòng của dòng dung nham Quaternary chảy về hướng tây và vùng trầm tích cát Holocene theo hướng đông-nam dọc cảng Phillip. Vùng ngoại ô của thành phố vươn ra theo hướng đông, hướng con sông Yarra đến dãy núi Yarra và dãy Dandenong phía đông-nam của cửa vịnh và dọc theo sông Maribyrnong và các nhánh sông hướng tây và hướng bắc của nó đến các vùng đồng bằng. Khu trung tâm kinh doanh (thành phố gốc ban đầu) thì nằm trên khu nổi tiếng Hoddle Grid, bờ phía nam của nó đối diện với Yarra.

Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc sau Sydney, với dân số khoảng 4.8 triệu theo thống kê năm 2012 bao gồm cả ngoại ô và trong trung tâm nội ô. Khẩu hiệu thành phố là "Vires acquirit eundo" nghĩa là "chúng ta mạnh hơn khi chúng ta đi tới". Ít người biết được Melbourne đã từng là thủ đô của Úc từ 1901 đến 1927. Thành phố được đặt tên theo Thủ tướng Anh, William Lamb, Tử tước Melbourne, người sống gần Melbourne ở Derbyshire, Anh. Melbourne có gốc từ Mylla Burne trong tiếng Anh cổ và có nghĩa là "Mill Stream".

Melbourne đã hai lần được bầu chọn bởi The Economist là "Thành phố dễ sống nhất thế giới" dựa vào các tiêu chí như văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt, điều kiện xã hội, lần đầu vào năm 2002 và lần sau đó vào năm 2004. Năm 2005, Melbourne tuột xuống hạng thứ 2, sau Vancouver của Canada. Tạp chí Utne Reader viết: "Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu".

Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New York và Paris.

Melbourne được thành lập vào năm 1835 bởi những người khai hoang đến từ vùng Van Diemen (Tasmania). Nó được xây dựng trên đất của người Kulin, cư dân bản địa của vùng đất này. Melbourne là thủ phủ đầu tiên của quận Port Phillip, New South Wales và sau đó là thuộc địa tách biệt của bang Victoria. Việc tìm thấy vàng ở Victoria vào thập niên 1850 đã dẫn đến một làn sóng tìm vàng ở Victoria, Melbourne nhanh chóng trở thành một trung tâm cảng biển và dịch vụ. Sau đó, nó trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu của Úc. Suốt thập niên 1880, Melbourne là thành phố lớn thứ hai của Đế quốc Anh, và được biết đến với cái tên "Melbourne kỳ diệu" (Marvellous Melbourne). Kiến trúc thời Victoria hiện diện khắp nơi ở Melbourne và ngày nay thành phố này là nơi có nhiều nhất những kiến trúc thời đại Vitoria còn tồn tại so với các thành phố khác trên khắp thế giới ngoại trừ Luân Đôn.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, Melbourne đã trở thành Thủ đô của Liên bang Úc. Quốc hội Liên bang đầu tiên được thành lập vào ngày 9 tháng 5 ở Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia. Trụ sở chính phủ và thủ đô của quốc gia được đặt ở Melbourne cho đến năm 1927, khi nó được chuyển đến Canberra. Melbourne tiếp tục phát triển trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, đặc biệt với các dân di cư sau Thế chiến thứ hai và uy tín trong việc tổ chức Thế vận hội mùa hè 1956 vào năm 1956. Ngay cả sau khi thủ đô chính trị được dời đến Canberra, Melbourne vẫn tiếp tục là trung tâm kinh doanh và tài chính cho đến thập niên 1970, khi nó bắt đầu đánh mất vị trí dẫn đầu vào tay Sydney. Thêm vào đó, Melbourne cũng là một trung tâm phát triển của các loại hình nghệ thuật.

Melbourne là một trung tâm công nghiệp và thương mại rộng lớn. Nhiều công ty lớn của Úc, và nhiều liên doanh đa quốc gia đã đặt trụ sở tại đây, khoảng một phần ba các công ty đa quốc gia lớn nhất tại Úc vào năm 1992, cơ quan đầu não đại diện cho công nhân Úc cũng đặt trụ sở tại Melbourne.

Melbourne là nơi có hải cảng lớn nhất của Úc và có nhiều ngành công nghiệp tự động, kể cả nhà máy sản xuất động cơ Holden, Ford, Toyota, và nhiều ngành công nghệ sản xuất khác. Các đại hội thể thao cũng mang lại nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.

Melbourne được trang bị một hệ thống giao thông công cộng. Nó có một hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. Giống như bất cứ thành phố lớn khác trên thế giới, Melbourne có một hệ thống giao thông hoà nhập, tuy nhiên những vùng ngoại ô vẫn gặp khó khăn về đi lại. Cảng Melbourne là hải cảng vận chuyển hàng hoá lớn nhất nước Úc. Sân bay Melbourne đứng thứ hai của quốc gia về số lượng khách.

Melbourne là nhà của Balê Úc và là ngôi nhà thứ hai của Opera Úc. Nhà hát Giao hưởng Melbourne được cả quê nhà và thế giới đánh giá rất cao. Melbourne cũng là nơi sinh của nghệ thuật phương Tây tại Úc qua trường phái Heidelberg (đang tranh cãi). Viện bảo tàng quốc gia Victoria có những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất nước Úc, đạc biệt là những tác phẩm Úc thời kỳ đầu mang truyền thống phương Tây. Một số đoàn hát chuyên nghiệp hoạt động tại Melbourne, trong đó Đoàn hát Melbourne là đoàn được tổ chức quy mô nhất, và một hệ thống những đoàn hát nhỏ khác.

Melbourne thu hút một số đông du khách, đặc biệt là những du khách balô trẻ. Nó cũng đón tiếp một số lượng lớn nhưng không đều các khán giả đến xem thể thao. Các nhà hàng ở Melbourne rất nhiều, và thường có giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Melbourne có tất cả các loại hình quán rượu, phòng trà và hộp đêm. Có rất nhiều điều thú vị để xem ngoài lãnh thổ Melbourne nhưng vẫn trong vòng một ngày đi lại từ Melbourne.

 

Kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2015, khách đã được cấp thị thực sẽ không thể yêu cầu dán nhãn thị thực vào hộ chiếu như thời gian trước. Thay cho việc dán nhãn thị thực, khách đã được cấp thị thực có thể tra cứu thông tin về thị thực của mình từ hệ thống dịch vụ miễn phí Visa Entitlement Verification Online – VEVO trên trang mạng của Bộ di trú và bảo vệ biên giới Úc, hoặc thông qua chương trình ứng dụng myVEVO mobile app chạy trên nền hệ điều hành IOS và Android.

Với hệ thống thị thực điện tử hiện đại của Úc như hiện nay, du khách không cần có nhãn thị thực trong hộ chiếu để xác nhận tình trạng nhập cư và các quyền lợi của quý khách trong thời gian du lịch ở Úc. Khi quý khách làm thủ tục kiểm tra an ninh để lên máy bay đến Úc, nhân viên của các hãng hàng không sẽ dùng thông tin hộ chiếu của quý khách để kiểm tra trên hệ thống điện tử việc quý khách có được phép đến Úc hay không.

Nếu quý khách có visa Úc còn hiệu lực đã được cấp bằng thông tin của cuốn hộ chiếu cũ, thì quý khách chỉ cần nộp đơn 929 Change of address and/or passport details trước chuyến đi để được nhập cảnh mà không cần phải xin visa mới.

Mẫu thị thực điện tử của Úc

Ảnh: Mẫu thị thực điện tử du lịch Úc.

 

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 12 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du lịch Úc nhanh chóng và hiệu quả.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo Tiều) là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng chừng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2. Phần đá ngầm nằm ở khu vực Biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc Úc. Một phần lớn đá ngầm được bảo vệ bởi công viên hải dương rạn san hô Great Barrier.

Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và có khi được cho là đơn thể lớn nhất thế giới. Trong thực tế, nó được hình thành từ hàng triệu sinh vật nhỏ, là những polyp san hô. Rạn san hô Great Barrier cũng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Đài CNN đã gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Tổ chức Tín Quốc Queensland coi nó là biểu tượng của bang Queensland.

Đá san hô ngầm dao động tiến và lùi khi mực nước biển thay đổi. Trung tâm nghiên cứu đá ngầm của Úc đã tìm thấy nhiều trầm tích san hô đã tồn tại từ nửa triệu năm về trước. Theo công viên hải dương rạn san hô Great Barrier, cấu trúc đá san hô ngầm đang sinh sống hiện nay đã bắt đầu phát triển trên một nền địa chất cũ khoảng 18.000 năm trước. Học viện Hải Dương Học Úc cho rằng sự kiện này đã bắt đầu từ 20.000 năm trước - cả hai dự đoán này đều đặt sự kiện tại thời gian của giai đoạn Tối Chung Băng Kỳ. Quanh thời điểm đó, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 120m. Vùng đất đã hình thành ra thể nền của rạn san hô Great Barrier là một vùng đồng bằng ven biển với những ngọn đồi lớn (trong số đó có những cái là phần còn lại của những tảng đá lâu đời hơn).

Bản đồ rạn san hô Great Barrier

Ảnh: Bản đồ vị trí rạn san hô Great Barrier.

Từ 20.000 cho đến 6.000 năm trước, mực nước biển tăng đều đặn. Khi mực nước biển tăng, các san hô có thể mọc cao hơn trên những ngọn đồi của miền đồng bằng ven biển. Khoảng 13.000 năm trước, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 60m, và các san hô đã bắt đầu mọc quanh các ngọn đồi của miền đồng bằng ven biển - sau đó là các hòn đảo lục địa. Khi mực nước biển tăng cao hơn, hầu hết các hòn đảo lục địa bị nhấn chìm. Các san hô lớn nhanh quá các ngọn đồi để hình thành ra các đảo san hô (cays) và đá ngầm san hô. Mực nước biển trên rạn san hô Great Barrier đã không tăng đáng kể trong 6.000 năm qua. Các kết quả nghiên cứu do trung tâm nghiên cứu đá ngầm Úc tài trợ đã dự đoán tuổi của cấu trúc đá ngầm san hô hiện tại vào khoảng 6.000-8.000 năm.

Ở vùng phía bắc của rạn san hô Great Barrier, các đá ngầm dải và đá ngầm châu thổ đã hình thành tại đây - những cấu trúc đá ngầm này không được tìm thấy trong toàn bộ phần còn lại của hệ thống rạn san hô Great Barrier. San hô lâu đời nhất là một loài san hô của Porites, có tên gọi là san hô tảng lăn, chỉ khoảng 1.000 năm tuổi (nó mọc dài khoảng 1 cm/1năm). Những phần còn lại của một rạn san hô cổ đại tương tự với rạn san hô Great Barrier có thể được tìm thấy ở vùng The Kimberley (nằm ở bắc Tây Úc).

Great Barrier là một khu vực đa dạng về sinh học, bao gồm cả nhiều loài đang lâm nguy và đang gặp nguy hiểm. 30 loài cá voi, cá heo đã được ghi nhận tại rạn san hô Great Barrier, kể cả loài cá voi Dwarf Minke, cá heo Indo-Pacific Humpback, và cá voi Humpback. Một lượng lớn dân số cá cúi cũng sinh sống ở đây. Sáu loài rùa biển đã đến rạn san hô để gây giống, như: Green, Leatherback, Hawksbill, Loggerhead, Flatback, và Olive Ridley.

Trên 200 loài chim (bao gồm cả 40 loài chim nước) sống trên vùng trời của rạn san hô Great Barrier, kể cả loài đại bàng bụng trắng và chim nhàn hồng. 5000 loài động vật thân mềm cũng đã được ghi nhận, có cả loài trai khổng lồ, nhiều loài Nudibranch và ốc sên vỏ hình nón. 17 loài rắn biển. Hơn 1500 loài cá, có cả cá hề, Red Bass, Red-Throat Emperor, và nhiều loài cá hồng và cá mú chấm. 400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm. Có 15 loài cỏ biển ở gần rạn san hô thu hút các nược và rùa biển. 500 loài tảo đại dương hoặc tảo biển. Loài sứa Irukandji cũng sinh sống ở rạn san hô này.

 

Nhà hát Opera Sydney, được người Việt gọi là Nhà hát Con Sò là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đến thăm.

Việc quy hoạch nhà hát opera Sydney bắt đầu cuối thập niên 40 thế kỷ 20 khi Eugene Goossens, giám đốc của Nhạc viện bang New South Wales vận động hành lang cho một địa điểm xây nhà hát lớn. Tại thời điểm đó, địa điểm cho các chương trình kịch được tổ chức ở Tòa Thị chính Sydney nhưng địa điểm này không đủ rộng. Đến 1954, Goossens đã thành công trong việc nhận được ủng hộ của Thống đốc bang New South Wales Joseph Cahill - người đã kêu gọi thiết kế nhà hát opera tinh tế. Goossens chính là người đã kiên quyết lựa chọn Bennelong Point làm địa điểm xây nhà hát. Cahill muốn địa điểm này gần Nhà ga xe lửa Wynyard ở tây bắc Sydney CBD.

Cuộc thi thiết kế do Cahill tổ chức nhận được 233 đề án. Thiết kế cơ sở được chấp thuận năm 1955 và được trình lên bởi Jorn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã đến Sydney năm 1957 để giúp giám sát công trình. Khu The Fort Macquarie Tram Depot tọa lạc tại vị trí được chọn xây nhà hát đã được đập bỏ năm 1958 và lễ khởi công xây dựng nhà hát bắt đầu tháng 3/1959. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I (1959–1963) bao gồm việc xây dựng dãy ghế vòng bên trên. Giai đoạn II (1963–1967) xây dựng các vỏ sò bên ngoài. Giai đoạn III xây dựng và thiết kế nội thất (1967–73).

Opera Sydney là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là nhà hát ballet, kịch và sản xuất ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra. Nhà hát được Quỹ Opera House Trust quản lý (Quỹ này thuộc Sở Nghệ thuật New South Wales).

Nhà hát Opera tọa lạc trên diện tích 1,8 ha đất. Nhà hát có kích thước 183 m dài x 120 m rộng (tính ở điểm rộng nhất). Kết cấu có 580 cột bê tông đóng sâu 25 m dưới mực nước biển. Nguồn điện cung cấp cho Nhà hát tương đương công suất cho một thị trấn 25.000 dân. Hệ thống cấp điện có tổng chiều dài dây cáp 645 km.

Mái của nhà hát được lợp bằng 1.056 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Dù có khả năng tự làm sạch, vẫn cần phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ. Mái được thiết kế để gió biển có thể luồn vào bên trong.

Opera Sydney có 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, sáu quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Nội thất tòa nhà bao gồm đá granite hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác. Một vài nhóm vỏ sò nhỏ hơn được dùng để đặt nhà hàng. 5 nhà hát tạo nên nơi biểu diễn:

- Sảnh hòa nhạc có 2679 chỗ, là nơi có cây đàn đàn organ dạng cơ khí lớn nhất thế giới với hơn (với hơn 10.000 ống sáo).

- Nhà hát opera với 1507 chỗ là nơi biểu diễn chính của Opera Australia. Đây cũng được Công ty Ballet Australia sử dụng.

- Nhà hát kịch có 544 chỗ.

- Rạp hát (playhouse) có 398 chỗ

- Nhà hát studio có 364 chỗ.

 

Nếu như uất kim hương trên đất Úc được xem là một loài hoa du nhập và mang vẻ đẹp “vay mượn” của châu Âu thì hoa phượng tím (jacaranda) cũng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Jacaranda thường được người Việt nơi đây gọi bằng cái tên gần gũi và trìu mến là phượng tím dù hoa hình ống, dáng thuôn dài, cánh mỏng manh, không có vẻ gì giống hoa phượng đỏ Việt Nam. Người ta thường quên mất sự hiện diện của chúng trong năm mãi cho đến những ngày giữa tháng Mười, khi khắp nước Úc như chìm đắm trong sắc tím dịu dàng.

Du khách không cần phải đến lễ hội hoa mới có thể chiêm ngưỡng jacaranda bởi màu tím mê hoặc ấy có mặt khắp mọi ngả đường, góc phố. Có khi đó là tán hoa tím rủ xuống ôm ấp những mái nhà nhấp nhô trong các khu dân cư, tỏa bóng mát xuống những con đường. Có khi đó là một sớm mai thức dậy, bước ra xe đi làm, thấy hoa tím vương đầy trên nóc xe, kính xe mà không nỡ gạt đi hoặc vài nhành hoa rủ xuống sân trường đại học, nơi các cô cậu sinh viên đang miệt mài ôn thi.

Nếu muốn được đắm mình trong trùng trùng điệp điệp sắc tím, du khách phải đến Grafton để tham dự lễ hội jacaranda được tổ chức vào những ngày cuối tháng Mười hằng năm. Grafton là một thành phố nằm giữa Sydney và Brisbane (cách Sydney 630 cây số về hướng Bắc).

Hằng năm độ giữa xuân, khoảng 4.000 cây jacaranda nơi đây thi nhau khoe sắc, phủ tím cả một vùng thung lũng sông Clarence thơ mộng. Có lẽ vì biết du khách phải vượt một quãng đường xa mấy trăm cây số để đến Grafton nên ban tổ chức lễ hội thiết kế nhiều hoạt động để khách tham gia cho “bõ công” đi lại.

Các cuộc thi đua thuyền, diễu hành xe cổ, hòa nhạc ven sông, trưng bày thuyền gỗ… khiến cho du khách ai nấy luôn bận rộn. Nhưng phải nói rằng, không khí rộn ràng của lễ hội cũng chỉ là phần phụ, bởi vẻ đẹp của khung trời màu tím được dệt nên bởi hàng ngàn cây jacaranda cũng đủ “hớp hồn” khách lãng du.

Thưởng thức jacaranda khó nhất là chọn đúng thời điểm bởi hoa nở sớm hay muộn tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mỗi năm. Nếu đi quá sớm thì hoa mới vừa chớm nở, còn đang e ấp trên cành nên khó lòng tìm được những thảm hoa rơi đẹp như tranh vẽ.

Đi trễ, dù chỉ một hai ngày, hay sau một vài cơn mưa thì sắc hoa đã nhạt nhòa. Chẳng hạn như năm nay, tại Brisbane – một trong những thành phố nổi tiếng với những con đường nhiều hoa jacaranda nhất nước Úc, một cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện vào những ngày đầu tháng Mười một đã làm người dân địa phương không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến cảnh hoa rơi dập nát sau mưa. Bởi thế, nếu chưa sẵn sàng đón nhận những chếnh choáng bởi vẻ đẹp hoa cỏ mang đến, hay những phút chùng lòng khi nhìn những thảm hoa rơi thì xin đừng đến nước Úc vào mùa xuân!

Page 1 of 2