Thị thực du lịch Úc

Ở cùng người dân bản xứ (Homestay) là một lựa chọn đặc biệt để bạn có thể trải nghiệm cuộc sống của người Mỹ với một mức phí chỉ khoảng $675/tháng bao gồm các bữa ăn. Bạn càng nhiệt tình tham gia các hoạt động của chủ nhà thì bạn càng học được nhiều về văn hoá Mỹ cũng như cải thiện các kỹ năng Anh ngữ của bạn trong một thời gian ngắn.

Hãy nhớ rằng cũng giống như bạn, gia đình chủ nhà nhận nuôi học sinh quốc tế bởi vì họ muốn tìm hiểu về các nền văn hoá khác. Để giúp bạn có được trải nghiệm tuyệt vời khi ở cùng người dân bản xứ, chúng tôi gửi đến bạn một số kinh nghiệm như sau:

 

1. Luật lệ của chủ nhà

Mặc dù bạn đang chi trả cho phòng ở của bạn, hãy nhớ rằng các gia đình bản xứ không phải là khách sạn hay ký túc xá. Chủ nhà sẽ đối xử với bạn như một thành viên trong gia đình, như một người khách và một người thuê phòng của họ. Mỗi gia đình bản xứ có những đặc trưng riêng, vì thế bạn sẽ phải cần tìm hiểu những quy tắc của chủ nhà ngay khi bạn chuyển vào sinh sống. Đây là vài câu hỏi thông thường mà bạn có thể hỏi như:

- Thời gian ăn tối của gia đình là mấy giờ? Tôi có thể giúp để chuẩn bị buổi tối hoặc dọn dẹp sau bữa ăn tối không?

- Bữa ăn nào thì tôi sẽ phải cần chuẩn bị riêng cho bản thân mình?

- Thời gian nào hầu hết những thành viên trong gia đình đi ngủ và khi nào tôi cần phải giữ yên lặng?

- Ai có thể hỗ trợ tôi để làm bài tập về nhà?

- Tôi có thể mở tiếng nhạc, âm thanh hay truyền hình với âm lượng cỡ nào?

- Tôi có thể mời bạn của tôi đến thăm viếng sau khi tan đi học hoặc trong những ngày cuối tuần được không?

- Thời gian giới hạn trong mỗi lần đi tắm hoặc sử dụng nhà vệ sinh là bao lâu?

Bạn có thể nghĩ ra nhiều câu hỏi cụ thể hơn và trao đổi một cách trực tiếp với chủ nhà của bạn.

 

2. Sự hướng dẫn

Trong tuần đầu tiên, chủ nhà của bạn sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết những việc như mở tài khoản ngân hàng, làm thẻ chứng minh của tiểu bang, thuê bao điện thoại hoặc lắp đặt internet cho riêng bạn... Tất nhiên, chủ nhà của bạn sẽ giao cho bạn một chìa khóa nhà và họ cũng hướng dẫn bạn các phương tiện giao thông để đến trường học.

 

3. Giao tiếp và đặt câu hỏi cần thiết

Đừng ngại ngùng về trình độ tiếng Anh giới hạn của bản thân mình. Một trong những mục tiêu của bạn đến Mỹ là để học tiếng Anh! Bạn không thể cải thiện kỹ năng nghe nói tiếng Anh của mình nếu bạn suốt ngày chỉ ở trong phòng riêng. Hãy chắc chắn rằng nói chuyện với tất cả những thành viên trong gia đình chủ nhà của bạn.

 

4. Những hoạt động của gia đình chủ nhà

Bạn sẽ được mời tham gia những hoạt động và những buổi dạo chơi của gia đình. Đây là một trong những lý do chính tại sao bạn trở thành một phần của gia đình họ, vì vậy hãy cố gắng tham gia vào những hoạt động đó bất cứ khi nào có thể. Luôn lịch sự khi bạn hỏi họ về những chi phí phát sinh khi bạn tham gia vào những hoạt động đó. Bạn có thể hỏi “How much shall I pay?” hoặc “How much spending money will I need to bring?”.

 

5. Minh bạch các khoản chi phí

Bạn có trách nhiệm chi trả chi phí thuê nhà cho chủ nhà của bạn đúng với giá tiền đã được giao kết và đúng thời hạn thanh toán. Sau đây là những loại phí bạn cần thương lượng trước với chủ nhà:

- Bột giặt, giấy vệ sinh.

- Các bữa ăn trong tuần.

- Tiền điện & nước.

- Chi phí đưa đón đi học.

- Cước phí internet.

 

6. Giúp đỡ chủ nhà

Trong hầu hết các hộ gia đình, các thành viên mong chờ để giúp đỡ những công việc nhà. Trong xã hội Mỹ người mẹ thường không ở nhà toàn thời gian, vì vậy trẻ em học cách để tự phục vụ mình từ khi còn nhỏ.

- Luôn luôn giữ giường và phòng của bạn sạch sẽ và dọn dẹp nó hằng tuần bằng cách loại bỏ rác thải, hút bụi và giặt tấm ga giường của bạn. Hỏi nơi nào để vứt rác và tái chế rác.

- Hãy ngỏ ý giúp đỡ để sắp xếp và dọn dẹp bàn ăn chung, và đặt dĩa đã dùng trong máy rửa chén dĩa.

- Hãy chắc chắn bạn biết cách vận hành nhà bếp, những thứ gì có thể cho đi xuống bồn rửa hoặc phải qua xử lý rác thải, những gì có thể được vứt và những gì được tái chế. Quan sát nơi đặt đồ dùng, chén dĩa phải được giữ gìn cẩn thận, và luôn luôn làm sạch sau khi bạn sử dụng.

- Hỏi cách vận hành máy giặt và máy sấy và thời gian nào trong ngày bạn có thể sử dụng những thiết bị đó (vì những thiết bị đó có thể tạo ra tiếng ồn và làm ảnh hưởng đến người khác).

- Giữ cho phòng tắm sạch sẽ và ngăn nắp, quan sát vòi sen và phòng tắm như thế nào. Và những gì không nên đặt xuống nhà vệ sinh, cũng như làm thế nào để khi tắm nước không rơi ra khỏi bức màn chắn trong phòng tắm (nhà Mỹ không có hệ thống thoát nước trong sàn phòng tắm). Lau bồn rửa và những khu vực dơ sau khi bạn đã tắm xong.

- Tình nguyện cho một việc vặt bạn có thể làm như chia sẻ của công việc nhà.

- Thể hiện tinh thần tiết kiệm cho gia đình chủ nhà.

 

7. Cảm ơn & xin lỗi

Hãy nói “Thank you” khi bạn nhận được sự giúp đỡ hoặc chăm sóc và đừng quên nói "I'm sorry" ngay khi bạn có lỗi.

 

8. Thông báo cho chủ nhà về lịch trình của bạn

Chủ nhà cần biết nếu bạn sẽ về nhà muộn hoặc nếu vì lý do nào đó bạn sẽ không về nhà đúng giờ như thường lệ. Xin vui lòng gọi về nhà và nói với họ hoặc để lại một tin nhắn để họ không phải lo lắng về bạn. Điều này không có nghĩa là bạn không được tự do. Bạn đang là một người trưởng thành và có trách nhiệm làm cho mọi người yên tâm về sự vắng mặt của bạn.

 

9. Vai trò của người cha, người mẹ và trẻ em trong gia đình

Vai trò của phụ nữ và nam giới ở Mỹ có thể khác so với ở đất nước của bạn. Đừng ngạc nhiên nếu người cha trong gia đình nấu ăn, lau nhà hoặc rửa bát. Trẻ em ở Mỹ có thể nói chuyện rất thẳng thắn, tuổi tác không quan trọng ở Mỹ trong cách họ nói chuyện với nhau.

Gia đình của người Mỹ hy vọng bạn nói chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình với sự tôn trọng như nhau. Tuy nhiên nếu trẻ em làm phiền đến bạn, bạn có thể nói với đứa trẻ đó với (một cách lịch sự) mà bạn không muốn bị quấy rầy. Nếu đứa trẻ tiếp tục làm phiền bạn, hãy nói chuyện với người cha hoặc mẹ của đứa trẻ để họ giúp bạn.

 

10. Nặng mùi

Xin lưu ý là việc nặng mùi (mùi cơ thể, mùi nước hoa, tỏi và khói, mùi thức ăn truyền thống của quê hương bạn) có thể rất khó chịu đối với người Mỹ. Như ở nhiều nước trên thế giới, người Mỹ tắm mỗi ngày, sử dụng chất khử mùi sau khi tắm, và mặc quần áo sạch sẽ mỗi ngày. Họ cũng đánh răng ít nhất hai lần một ngày sau khi ăn.

 

11. Lái xe

Nếu bạn muốn lái xe ô tô, hãy chắc chắn rằng bạn có bằng lái xe hợp lệ của chính phủ Mỹ và bạn cũng phải có bảo hiểm ô tô. Hỏi chủ nhà của bạn để được giúp đỡ tìm kiếm các cơ quan cấp phép và giới thiệu một công ty bảo hiểm tốt. Không nên hỏi để mượn xe của chủ nhà hoặc người khác.

 

12. Hút thuốc

Luật Mỹ chỉ cho người đủ 18 tuổi hút thuốc, bạn cần trao đổi với chủ nhà nếu bạn có thói quen hút thuốc để được hướng dẫn vị trí được phép hút thuốc. Không có chủ nhà nào cho phép hút thuốc trong nhà, nếu bạn bị phát hiện hút thuốc trong nhà bạn có thể được yêu cầu dọn ra khỏi nhà ngay lập tức. Khi bạn hút thuốc bên ngoài, xin vui lòng dọn dẹp tàn thuốc lá sạch sẽ.

 

13. Uống rượu

Bạn phải trên 21 tuổi mới có thể mua hoặc dùng thức uống có cồn. Trong mọi trường hợp, không được mang bất kỳ loại rượu nào vào nhà mà không được sự cho phép của chủ nhà của bạn. Người Mỹ rất chặt chẽ với sự nguy hiểm của rượu và uống rượu quá mức sẽ không được chấp nhận. Đừng bao giờ uống rượu trước hoặc trong khi bạn đang lái xe hoặc trong phòng của bạn.

 

14. Chất kích thích

Không được sử dụng chất kích thích (ma túy) bất hợp pháp dưới mọi hình thức. Nếu bạn bị cảnh sát bắt vì sử dụng chất kích thích (ma túy), bạn sẽ phải đi tù.

 

15. Chăm sóc y tế

Chi phí điều trị y tế tại Mỹ rất đắt, bạn cần phải mua bảo hiểm y tế và luôn mang theo đầy đủ các thông tin về bảo hiểm của bạn mọi lúc. Đừng quên trình bày thẻ bảo hiểm của bạn cho chủ nhà, để nếu bạn bị bệnh, chủ nhà sẽ đưa bạn đi đến bác sĩ phù hợp với loại bảo hiểm của bạn. Nếu bạn gặp tình trạng cần chăm sóc y tế khẩn cấp thì chủ nhà cũng sẽ giúp bạn bằng cách gọi cha mẹ của bạn, trường học hoặc các cơ quan ủy quyền thích hợp khác. Nếu bạn đang được điều trị bằng thuốc, xin vui lòng chia sẻ thông tin với chủ nhà của bạn. Họ cần phải biết trong trường hợp bạn bị một trường hợp khẩn cấp nào đó xảy ra.

 

16. Thời gian sống thử

Tháng đầu tiên của bạn trong ở trong nhà bản xứ là một thời gian cho chủ nhà và bạn cố gắng chung sống. Nếu bạn cảm thấy không phù hợp với chủ nhà vì những lý do như quá ồn ào, quá yên tĩnh, quá bẩn, quá sạch sẽ, hoặc cá tính của bạn không nhận chủ nhà đó.. hãy vui lòng liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ nhà ở của bạn ngay lập tức. Họ có thể thay mặt bạn để thương lượng với chủ nhà hoặc sắp xếp để bạn di chuyển đến một nhà bản xứ khác phù hợp hơn.

 

17. Thông báo trước hai tuần

Bạn phải cam kết ở cùng người bản xứ trong một thời gian tối thiểu (thường là 1 đến 3 tháng). Sau đó, nếu bạn muốn chuyển nhà, bạn phải thông báo ít nhất là hai tuần cho gia đình chủ nhà. Điều này có nghĩa rằng bạn cần thanh toán tiền thuê nhà cho chủ nhà hai tuần kể từ ngày bạn thông báo với họ đến khi bạn chuyển đi. Ngay cả khi bạn chọn để chuyển đi ra trước khi kết thúc hai tuần, bạn cũng phải chi trả cho chủ nhà của bạn trong hai tuần đó đầy đủ. Đừng chờ đợi để nói cho họ biết kế hoạch của bạn chuyển đi; chủ cần phải biết trước những gì đang xảy ra trong gia đình của họ.

 

18. Chuyển nhà

Khi bạn rời khỏi nhà dân bản xứ, xin vui lòng nhớ phải chịu trách nhiệm về các điều sau đây:

- Trả lại chìa khóa nhà cho chủ nhà của bạn.

- Đưa cho chủ nhà cũ của bạn địa chỉ nhà mới và số điện thoại, trong trường hợp có thư tín hoặc tin tức quan trọng nào đó dành cho bạn sau khi bạn chuyển đi.

- Luôn đăng ký đổi địa chỉ với bưu điện, trường học, nhà cung cấp dịch vụ internet, và ngân hàng ngay sau khi bạn chuyển đến địa chỉ mới.

- Dọn dẹp phòng của bạn kỹ lưỡng, loại bỏ tất cả rác thải và vật dụng cá nhân.

 

19. Liên hệ với đơn vị cung cấp nhà ở khi cần trợ giúp

Bạn nên thảo luận trực tiếp với gia đình chủ nhà của bạn, họ luôn thực sự muốn giúp đỡ bạn nhưng họ sẽ cho rằng bạn hiểu hoặc đồng ý nếu bạn không lên tiếng. Nếu bạn đang gặp vấn đề với gia đình chủ nhà của bạn nhưng vẫn không được giải quyết sau khi thảo luận với gia đình chủ nhà, bạn hãy liên lạc ngay với đơn vị cung cấp dịch vụ nhà ở của bạn để được hỗ trợ chu đáo.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Thị thực du học của bạn chỉ được cấp cho mục đích học tập tại Mỹ, bạn phải chú ý duy trì tình trạng hợp pháp. Bạn lưu ý rằng sau khi bạn đã đến Mỹ nhập học, tình trạng hợp pháp của bạn luôn được cập nhật trong hệ thống quản lý du học sinh gọi là SEVIS, chứ không chỉ là các thông tin đã được in trên giấy như đơn I-20 và VISA.

 

I. Nhập cảnh

1. Các du học sinh F-1 lần đầu đến Mỹ không được nhập cảnh sớm hơn 30 ngày trước ngày bắt đầu chương trình học được in trên I-20.

2. Nhập học đúng trường mà bạn đã nộp đơn xin cấp visa du học (đọc hướng dẫn ở trang thứ 2 của I-20).

3. Ngay lập tức liên hệ với viên chức chỉ định của trường (DSO) khi nhập cảnh Mỹ, DSO là người ký tên trên đơn I-20 của bạn. Khi đến Mỹ, bạn cần trình diện với DSO trước ngày nhập học ghi trên I-20 để được ghi nhận vào hệ thống SEVIS là bạn đã đến Mỹ nhập học.

 

II. Học tập

1. Tham dự và hoàn tất thành công các lớp học của bạn. Nếu chương trình học quá khó đối với bạn, hãy nói chuyện với DSO ngay lập tức.

2. Nếu bạn tin rằng bạn sẽ không thể hoàn tất chương trình của bạn trước ngày kết thúc khoá học được in trên mẫu I-20, hãy nói chuyện với DSO của bạn để yêu cầu gia tăng thời gian.

3. Bạn phải tham gia khóa học đầy đủ của chương trình học; nếu bạn không thể học toàn thời gian, liên hệ với DSO của bạn ngay lập tức.

4. Không tự bỏ học một lớp mà không thảo luận trước với DSO của bạn.

 

III. Làm việc

1. Du học sinh chỉ được làm việc sau khi đã được cấp phép.

2. Nếu bạn muốn làm việc tại Hoa Kỳ thì điều trước tiên hãy nói chuyện với DSO của bạn.

3. DSO của bạn có thể cấp phép cho một số công việc nhất định; một số loại hình làm việc có thể yêu cầu được cấp phép bởi DSO và cơ quan USCIS.

4. Nếu bạn làm việc mà không được cấp phép, bạn sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ ngay và bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong một thời gian dài sau đó.

 

IV. Sau khi chương trình học kết thúc

1. Hãy hành động để duy trì tình trạng pháp lý sau khi hoàn thành chương trình học tập của bạn.

2. Kể từ ngày kết thúc khoá học, bạn có một khoảng thời gian 60 ngày gọi là Grace Period để làm các việc sau:

- Hoàn tất thủ tục chuyển sang trường khác.

- Thay đổi cấp độ học vấn của bạn (ví dụ: từ cử nhân học lên thạc sĩ).

- Đăng ký để thay đổi loại thị thực.

- Du lịch giải trí.

- Rời khỏi Hoa Kỳ.

Nếu bạn cư trú tại Mỹ quá thời hạn nói trên mà không được cấp phép, bạn sẽ bị buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ ngay lập tức và bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ một thời gian từ 3 đến 10 năm tuỳ mức độ vi phạm.

 

V. Hãy thảo luận với DSO của bạn

DSO của bạn nên là người đầu tiên nói chuyện với bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi liên quan đến các yêu cầu pháp lý của của bạn ở Hoa Kỳ. DSO của bạn có thể hỗ trợ trong việc trả lời câu hỏi của bạn hoặc giúp bạn tìm một người có thể giúp đỡ. Hãy nói chuyện với DSO của bạn nếu bạn đang có kế hoạch để thực hiện một trong những điều sau đây:

1. Thay đổi lớn về chương trình, hoặc cấp độ học vấn.

2. Thay đổi cấp độ chương trình.

3. Chuyển đến trường mới.

4. Nghỉ học một thời gian.

5. Đi du lịch bên ngoài nước Mỹ.

6. Làm việc tại Mỹ.

7. Di chuyển đến một địa chỉ mới.

8. Yêu cầu gia hạn thời gian để hoàn tất chương trình học.

 

Nguồn thông tin: http://studyinthestates.dhs.gov/maintaining-your-status

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Bằng thạc sỹ của Mỹ có giá trị nổi bật hơn bất cứ bằng cấp từ một quốc gia nào khác nhờ chất lượng đào tạo xuất sắc, tập trung vào thực hành, luôn cập nhật các kiến thức mới và quan trọng hơn hết là tạo cho sinh viên 1 tư duy thịnh vượng. Các chương trình đào tạo thạc sỹ uy tín tại Mỹ đều yêu cầu sinh viên hội đủ các điều kiện tuyển sinh như sau:

- Tốt nghiệp 1 bằng đại học chuyên ngành có liên quan đến chương trình thạc sỹ.

- Điểm trung bình tốt nghiệp đại học phải đạt 3.0.

- Trình độ lưu loát tiếng Anh đạt IELTS 7.0 hoặc TOEFL 92.

- Điểm bài thi GMAT hoặc GRE theo yêu cầu của khoa.

Nếu sinh viên chưa hội đủ các điều kiện trên, hãy chọn học chương trình dự bị thạc sĩ (Pre-Master, Pre-MBA) thay vì chọn học lại từ đầu chương trình đại học tốn kém thời gian, chi phí và công sức.

Chương trình dự bị thạc sỹ cung cấp cho các du học sinh một bước đệm vững chắc trước khi được chấp nhận nhập học thạc sĩ chính thức. Chương trình này sẽ giúp cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu chuyên sâu của chương trình thạc sỹ, ví dụ như luyện thi GMAT & GRE, kỹ năng về viết văn bản học thuật, giao tiếp thuyết trình, kiến thức cơ bản về các thuật ngữ chuyên ngành và những kỹ năng cần thiết khác.

Các chương trình dự bị thạc sỹ thường được chia làm 3 mảng chính: Các môn chuyên ngành, kỹ năng nghiên cứu và các khóa đào tạo tiếng Anh. Khóa học tiếng Anh được lập nên nhằm mục đích hỗ trợ các sinh viên quốc tế về mặt ngôn ngữ. Việc tiếp cận với một môi trường học tập mới, có thời gian để làm quen với các phương pháp học tập và thậm chí cuộc sống mới sẽ giúp du học sinh quốc tế có một hành trang đầy đủ và tự tin trước khi bước vào giai đoạn học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Chương trình dự bị thạc sỹ thường kéo dài tương đương 1 đến 2 học kỳ, tùy theo trình độ khởi điểm của sinh viên.

 

Yêu cầu đầu vào

Để được nhập học chương trình dự bị thạc sỹ, bạn cần đạt được một số yêu cầu đầu vào bắt buộc. Tất nhiên những yêu cầu này khác nhau tùy theo trường bạn đăng ký, tuy nhiên sau đây là một số yêu cầu phổ biến của các trường đại học đối với các chương trình dự bị thạc sỹ:

- Bằng tốt nghiệp đại học loại khá/giỏi trong các ngành học liên quan.

- Đối với chương trình dự bị đại học 2 mảng chương trình (không bao gồm tiếng Anh), sinh viên cần phải có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5,5.

- Đối với chương trình dự bị đại học 3 mảng chương trình, sinh viên cần phải có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5,0.

 

Thông tin chi phí

Ước tính cho 1 học kỳ 8 tuần
Học phí: $6,840/học kỳ
Sinh hoạt phí: $3,860/học kỳ
Các phí khác: $185/học kỳ
Bảo hiểm: $400/học kỳ

 

Tại sao nên chọn chương trình dự bị thạc sỹ?

Chương trình dự bị thạc sỹ bao gồm các khóa học kỹ năng về nền tảng học thuật, ví dụ như kỹ năng viết văn bản học thuật (bao gồm viết luận, viết các chủ đề mang tính sáng tạo và thảo luận). Hình thức học tập tại nước ngoài có thể khác với các trường đại học tại Việt Nam, do đó việc làm quen với cách thức học tập là một bước đệm rất quan trọng trước khi bạn tham gia các khóa học thạc sỹ.

Hơn thế nữa những khóa học dự bị thạc sỹ sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chủ đề mà bạn sẽ học trong các khóa học thạc sỹ. Ví dụ, nếu bạn có ý định học thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh, giai đoạn dự bị thạc sỹ sẽ giới thiệu về những vấn đề liên quan đến chuyên ngành này như giao tiếp trong thương mại hay marketing. Điều này sẽ giúp cho bạn bớt bỡ ngỡ khi bước vào giai đoạn học chính thức. Tại sao nên học dự bị thạc sỹ? Lợi ích của việc theo học các chương trình dự bị thạc sỹ là bạn sẽ có một kiến thức vững chắc về các chủ đề liên quan và làm quen với hình thức học tập tại đất nước bạn theo học.

Nếu bạn không theo học các chương trình dự bị thạc sỹ trước khi tham gia quá trình học tập và nghiên cứu, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách khi bước vào giai đoạn học chính thức. Bạn sẽ phải tìm hiểu và nghiên cứu những từ ngữ và kiến thức học thuật hoàn toàn mới, cùng lúc đó bạn cũng sẽ phải phân bổ và tập làm quen với một hình thức học hoàn toàn mới cùng với rất nhiều các bài tiểu luận và kiểm tra đến dồn dập. Hơn thế nữa, trong quá trình học tập dự bị thạc sỹ, bạn sẽ có thời gian làm quen với cuộc sống ở nước ngoài . Điều này sẽ giúp bạn đối phó với cú sốc văn hóa và dần hội nhập với nền văn hóa mới, do đó bạn có thể hoàn toàn tập trung học tập và nghiên cứu khi bước vào khóa học thạc sỹ.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Chương trình được thiết kế cho các học viên muốn nâng cao các kỹ năng Anh ngữ học thuật để đáp ứng mục tiêu du học bậc cao đẳng hoặc đại học tại Mỹ trong tương lai gần. Trại hè được tổ chức trong khuôn viên của Đại học Pepperdine, tọa lạc tại khu nghỉ mát ven biển Malibu thuộc miền Nam California. Trường có khuôn viên rộng rãi với các tòa nhà hiện đại và tầm nhìn tuyệt đẹp ra Thái Bình Dương. Cơ sở vật chất hiện đại bao gồm sân bóng đá, sân quần vợt và hồ bơi đạt chuẩn Olympic.

Chương trình học Anh ngữ bao gồm kỹ năng tiếng Anh thực tế kết hợp với việc học về hệ thống đại học Mỹ thông qua các giờ học trong lớp và trong các tour du lịch đến các trường cao đẳng và đại học trong khu vực. Nội dung học bao gồm nghe hiểu, dùng ý cho bài giảng của trường đại học, kỹ năng thuyết trình và một lớp TOEFL / SAT Prep cũng được cung cấp như một phần của khóa học.

Ngoài giờ học Anh văn vào các buổi sáng, học viên sẽ được tham dự các hoạt động sôi nổi vào cuối buổi chiều và buổi tối bao gồm mua sắm, chơi bowling tham quan thành phố Los Angeles, công viên giải trí nổi tiếng Disneyland, Six Flags Magic Mountain và phim trường Universal Studios Hollywood.

 

Phí chương trình

- 3 tuần $4,545 (Từ 10/07 - 30/07)

 

Các loại phí khác

- Phí nộp đơn: $175 USD

- Phí xin visa: 3,670,000 VND/lần phỏng vấn

- Phí dịch vụ: 5 triệu VND (Giảm 2 triệu VND cho các học sinh có visa du lịch/du học Mỹ còn hiệu lực)

- Vé máy bay: Tùy thời điểm mua vé

- Bảo hiểm du lịch: 1,5 triệu VND/30 ngày

- Sim điện thoại Mỹ: 60 USD (Tùy chọn)

 

Lịch trình các hoạt động

Chương trình du học hè Mỹ University Preparation tại bang California

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Chương trình du học hè tại thành phố New York là sự lựa chọn hấp dẫn cho các bạn trẻ năng động và có thiên hướng về nghệ thuật. Các buổi học Anh Văn trong tuần được giảng dạy tại trường Juilliard School, tọa lạc trong Lincoln Center for the Performing Arts của thành phố New York, cũng là trung tâm nghệ thuật trình diễn lớn nhất thế giới. Ngôi trường nổi tiếng này đã được đưa vào nhiều bộ phim từng gây sóng gió trong giới trẻ như Save the Last Dance, Honey, Steps Up.

Ngoài Juilliard School ra, Lincoln Center còn là nơi hội tụ của rất nhiều tổ chức nghệ thuật địa phương, bao gồm Film Society of Lincoln Center, Metropolitan Opera, New York City Ballet, New York Philharmonic và School of American Ballet. Bạn có thể tham dự các hoạt động văn hóa ở trung tâm Lincoln. Bạn cũng có thể khám phá những danh lam thắng cảnh hấp dẫn, những địa điểm đã làm cho thành phố New York trở thành điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. 

 

Điều kiện tham dự

- Học sinh từ 16 đến 19 tuối có tính cách tự lập & năng động.

 

Phí chương trình

- 3 tuần $4,620 (Đợt I từ 26/06 – 16/07; đợt II từ 17/07 – 06/08)

*Đặt cọc nhà ở $200 USD sẽ được trừ vào phí chương trình

 

Các loại phí khác

- Phí nộp đơn: $120 USD

- Phí xin visa: 3,650,000 VND/lần phỏng vấn

- Phí dịch vụ: 5 triệu VND (Giảm 2 triệu VND cho các học sinh có visa du lịch/du học Mỹ còn hiệu lực)

- Vé máy bay: Tùy thời điểm mua vé

- Bảo hiểm du lịch: 1,5 triệu VND/30 ngày

- Sim điện thoại Mỹ: 60 USD (tùy chọn)

 

Lịch trình các hoạt động

Chương trình du học hè Mỹ Summer in New York City

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Nếu trước đây bạn đã từng tham dự các chương trình du học hè tại các quốc gia khác, hoặc bạn muốn trải nghiệm thiên đường mua sắm miễn thuế thì Oregon là nơi lý tưởng dành cho bạn. Bạn có thể bắt đầu chương trình Super Summer Flex bất cứ ngày thứ Bảy nào trong tháng 7 & 8, tự chọn cho mình khóa học từ 1 đến 8 tuần để kết hợp việc học tiếng Anh và các hoạt động nâng cao các kỹ năng Anh ngữ trong thời gian ngắn nhất.

Trong tuần bạn sẽ dành hầu hết các buổi sáng trong lớp học và mỗi buổi chiều tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn học sinh đến từ các quốc gia khác. Bạn sẽ tương tác thật sự với người Mỹ địa phương qua nhiều hoạt động học tập, trò chuyện, thuyết trình, vui chơi, tham quan.

Chương trình du học hè Super Summer Flex cũng bao gồm 1 ngày tham quan miễn phí các trường trung học tư thục nổi bật trong tiểu bang Oregon, sau khi hoàn tất khóa du học hè nếu học sinh nộp đơn du học tại một trong các trường đã tham quan sẽ được cấp ngay học bổng $1,000 USD cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn từ Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới.

Điểm đáng chú ý là chương trình du học hè tự chọn này không có người dẫn đoàn đi cùng từ Việt Nam, đội ngũ quản lý chương trình sẽ đưa đón học sinh tại sân bay Portland, bang Oregon.

 

Đối tượng tham dự

- Học sinh từ 14 đến 17 tuối có khả năng sống tự lập & năng động.

 

Phí chương trình

- 1 tuần $ 1,465

- 2 tuần $ 1,990

- 3 tuần $ 2,485

- 4 tuần $ 2,890

- 5 tuần $ 3,450

- 6 tuần $ 4,025

- 7 tuần $ 4,625

- 8 tuần $ 5,175

* Mỗi ngày ở thêm sẽ phát sinh $125, ví dụ bạn tham gia 8 ngày thì phí sẽ là 1,465 + 125 = $1,570

* Phí đã bao gồm: Học phí, nhà ở Homestay với người bản xứ, phí quản lý, lệ phí hoạt động, phương tiện vận chuyển, đưa đón sân bay.

 

Các loại phí khác

- Phí duyệt đơn: $160 USD

- Phí chuyển tiền quốc tế từ 25-35 USD

- Phí xin visa: 3,650,000 VND/lần phỏng vấn

- Phí dịch vụ: 5 triệu VND (giảm 2 triệu VND cho các học sinh có visa du lịch/du học Mỹ còn hiệu lực)

- Vé máy bay: Tùy thời điểm mua vé

- Bảo hiểm du lịch: 1,5 triệu VND/30 ngày

- Sim điện thoại Mỹ: 60 USD (tùy chọn)

 

Thời khóa biểu tham khảo

- Thứ Hai: Sáng học tiếng Anh, chiều tham quan Kroc Center

- Thứ Ba: Sáng học tiếng Anh, chiều chơi Bowling & tập giao tiếp tiếng Anh về chủ đề thể thao

- Thứ Tư: Sáng học tiếng Anh, chiều vui chơi tại công viên giải trí Enchanted Forest

- Thứ Năm: Sáng học tiếng Anh, chiều vui chơi tại thủy cung Dallas Aquatic Center

- Thứ Sáu: Cả ngày tham quan khu du lịch thác Silver Falls

- Thứ Bảy: Trọn ngày tham gia các hoạt động cùng gia đình bản xứ

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Hai loại bằng sau đại học được cấp tại Mỹ là bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ. Văn bằng thạc sỹ có 2 loại là thạc sỹ học thuật và thạc sỹ chuyên ngành. Bằng thạc sỹ học thuật ví dụ như Thạc sỹ Văn khoa (MA) hoặc Thạc sỹ Khoa học (MSc) được trao thường là sau hai năm kết hợp học các môn trên lớp và nghiên cứu. Các môn học trên lớp cần thiết có thể từ 30 đến 60 tín chỉ và một luận văn và / hoặc một bài thi vấn đáp. Các môn học này có thể giúp vào thẳng các chương trình bậc tiến sỹ.

Bằng thạc sỹ chuyên ngành thường dẫn đến một nghề nghiệp cụ thể và không dẫn đến nghiên cứu tiến sỹ. Các văn bằng này bao gồm MBA (Thạc sỹ Quản trị kinh doanh), MEd (Thạc sỹ Giáo dục), MSW (Thạc sỹ Công tác Xã hội), MFA (Thạc sỹ Mỹ thuật), .v.v... Những văn bằng này thường yêu cầu phải có từ 36 đến 48 tín chỉ học tập và không đòi hỏi luận văn.

Văn bằng tiến sỹ khoa học là bằng tiến sỹ phổ biến nhất, đòi hỏi sinh viên có đề tài nghiên cứu lớn, độc đáo, viết luận án và bảo vệ thành công luận án của mình trước một hội đồng phản biện. Chu trình hoàn thành luận án tiến sỹ có thể mất từ 5 đến 8 năm. Bằng tiến sỹ chuyên ngành, bao gồm EdD (Tiến sỹ Giáo dục) hoặc DBA (Tiến sỹ Quản trị kinh doanh) kết hợp vừa học các môn trên lớp vừa nghiên cứu.

 

Tiêu chí tuyển sinh

Sinh viên phải hoàn thành một văn bằng cử nhân và điểm học 2 năm cuối đại học phải đạt tương đương 3.0, khoảng 7.5 theo thang điểm Việt Nam, để hội đủ điều kiện học chương trình thạc sỹ. Ở cấp độ thạc sỹ và tiến sỹ, một số khoa có thể yêu cầu bạn phải làm một trong hai bài kiểm tra GRE (thi tuyển vào các chương trình cao học ngành khoa học và kỹ thuật) hoặc GMAT (thi tuyển vào các chương trình cao học về Quản lý và Kinh doanh).

Các bài thi khác như MAT (Bài kiểm tra ngoại suy theo phương pháp Miller) đối với lĩnh vực giáo dục hoặc tâm lý học có thể được yêu cầu. Các bài thi cụ thể về từng môn có thể được yêu cầu, ví dụ vào ngành y học, pháp luật, nha khoa. Kiểm tra với trường bạn định theo học xem họ yêu cầu bài thi nào. Bạn cũng sẽ phải chứng minh bạn có khả năng ngôn ngữ tiếng Anh thoả đáng bằng cách cung cấp điểm số TOEFL/ IELTS của bạn hoặc điểm các bài thi tiếng Anh được chấp thuận khác.

 

Quy trình nộp hồ sơ nhập học bậc sau đại học

Bạn nên bắt đầu quá trình nộp hồ sơ từ 12 đến 18 tháng trước ngày dự định học của mình để nghiên cứu các trường khác nhau và hoàn tất các bài thi cần thiết cũng như để tìm hiểu cơ hội tài trợ và học bổng. Ngay sau khi bạn đã lựa chọn được một vài trường muốn dự tuyển, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh của mình.

Mỗi trường ấn định hạn chót nộp hồ sơ riêng của mình, nếu bạn chọn nhập học mùa Thu thì hạn chót nộp đơn thường là từ tháng 11 năm trước đến tháng Ba năm nhập học. Bạn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt vì sẽ có nhiều ưu tiên & lợi thế hơn. Hồ sơ tuyển sinh gửi thẳng tới trường, và thường bao gồm:

- Đơn xin nhập học.

- Lệ phí tuyển sinh.

- Bản sao có chứng thực các văn bằng và bảng điểm đại học.

- Điểm các bài thi chuẩn hóa (GRE, GMAT, SAT, TOEFL).

- Bản tự luận (Personal statement), trong đó bạn phải nêu rõ các mục tiêu và thành tựu học tập đầy tham vọng của bản thân

- Thư giới thiệu, thường là từ giáo viên hoặc cấp quản lý công ty bạn từng làm việc, những người có thể nhận xét chính xác về công việc và tiềm năng của bạn.

- Bằng chứng xác nhận bạn có đủ kinh phí để trang trải cho chương trình học.

- Một số trường đại học, đặc biệt là các trường danh tiếng, sẽ phỏng vấn các sinh viên quốc tế trước khi quyết định tuyển sinh. 

Hồ sơ nhập học của sinh viên chương trình sau đại học thường được xét duyệt bởi hội đồng tuyển sinh, thư mời nhập học thường được gửi cho sinh viên vào tháng Năm cho khóa học mùa Thu bắt đầu vào tháng Chín.

 

Thông tin chi phí

Ước tính cho 1 năm/24 tín chỉ
Học phí: $13,767/năm
Sinh hoạt phí: $6,300/năm
Sách vở: $1,557/năm
Các phí khác: $4,500/năm
Bảo hiểm: $1,022/năm

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Các học sinh trung học có kết quả học tập tốt có thể tham gia hai chương trình học nâng cao với những cái tên viết tắt: AP (Advanced Placement test) tức là học và thi các môn của trình độ đại học, còn IB là Chương trình học bằng Tú tài Quốc tế. AP và IB khác nhau ở một số điểm nhưng cả hai đều đòi hỏi học sinh phải tham dự các khóa học cấp độ cao, giúp họ đạt được kết quả cạnh tranh hơn khi học tập tại trường đại học.

Chương trình AP được xây dựng năm 1955, do Hiệp hội các trường đại học Mỹ (College board) điều hành. Hiệp hội này có hơn 5.200 trường trung học, đại học và các tổ chức giáo dục khác. Thông qua AP, Hiệp hội xây dựng các khóa học cấp đại học với hơn 30 môn mà học sinh có thể theo học khi đang học trung học. Học sinh tham gia AP đạt các tín chỉ của các môn thuộc chương trình đại học ở Mỹ và hơn 40 quốc gia khác với điều kiện là các bài thi AP trong thời gian học trung học (lớp 11 và 12) phải đạt mức điểm yêu cầu. Theo Bộ Giáo dục Mỹ, hơn 60% các trường trung học Mỹ có các khóa học AP. Các bài thi phổ biến nhất gồm tính toán, văn học Anh và lịch sử. Năm 2006, hơn 24% học sinh trung học Mỹ tham gia các kỳ thi của AP, tăng lên so với 16% vào năm 2000.

Chương trình học Tú tài Quốc tế (IB) do Tổ chức Tú tài Quốc tế (IBO) tại Thụy Sĩ điều hành với mục tiêu xây dựng một chương trình giảng dạy chung và hệ thống tín chỉ được các trường đại học và cao đẳng ở các quốc gia khác công nhận. Tổ chức Tú tài Quốc tế gồm hơn 2.000 trường ở 125 quốc gia, trong đó gần 800 trường ở Mỹ. Học sinh phải theo một chương trình học tập rất nghiêm ngặt gồm 6 môn: tiếng Anh, ngoại ngữ, khoa học, toán học, khoa học xã hội và nghệ thuật.Học sinh còn phải dành 200 giờ phục vụ cộng đồng và viết một bài luận 4.000 từ dựa trên nghiên cứu độc lập, học sử dụng vi tính trong một lớp học dành cho người lớn.

Chương trình tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate) và các khóa học xếp lớp nâng cao AP (Advanced Placement) đều mang lại nhiều lợi ích cho chương trình giảng dạy phổ thông, giúp học sinh hiểu hơn về sự khắt khe cũng như những lợi thế khi bước vào giảng đường đại học. Cả hai chương trình được thiết kế nhằm giúp học sinh Trung học tiếp cận với một trình độ giáo dục cao cấp hơn, những kiến thức mà các em chưa được học ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự khác biệt giữa cấu trúc chương trình và phong cách học tập giữa hai chương trình này.

 

Cấu trúc của chương trình AP

Chương trình AP cung cấp các khóa học và kỳ thi chứng chỉ trình độ đại học ở từng môn học cụ thể. Năm 2013, đã có hơn 30 môn học và thi từ Hóa học, Latin, Lý thuyết âm nhạc, Ngôn ngữ và Văn hóa Nga đến nghệ thuật Studio. Nhiều trường trung học phổ thông tổ chức các khóa học AP cho học sinh; tuy nhiên, những học sinh tự học tại nhà hoặc không có điều kiện tham gia các khóa học AP vẫn có thể đăng ký dự thi các kỳ thi AP. Bài dự thi sẽ được gửi đến Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service) để chấm điểm. Các khóa học và kỳ thi AP là sự lựa chọn tuyệt vời cho những học sinh muốn đạt được trình độ cao hơn ở một môn học cụ thể nào đó.

 

Cấu trúc của chương trình IB

Chương trình tú tài quốc tế IB là một chương trình đào tạo hai năm dành cho những học sinh muốn tiếp cận một nền giáo dục toàn diện. Chương trình được thiết kế sâu rộng với 6 nhóm môn học: Ngôn ngữ và Văn học, Ngôn ngữ thứ hai, Cá nhân và xã hội, Khoa học, Toán học và Nghệ thuật. Vì chương trình IB được công nhận trên toàn cầu nên học sinh có thể học và tham dự các kỳ thi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Kết quả thi sẽ được công nhận trên toàn thế giới

 

Chương trình giảng dạy

Chương trình IB được thiết kế sâu rộng và toàn diện. Mỗi học sinh sẽ chọn 6 môn học, 5 môn đầu tiên chọn từ nhóm 1 đến nhóm 5, trừ nhóm môn học nghệ thuật. Môn thứ 6 là môn tự chọn, có thể chọn môn ở nhóm 6 hoặc bất kỳ môn nào khác thuộc 5 nhóm đầu tiên. Ngoài ra, để nhận được bằng IB, học sinh phải hoàn thành khóa học Lý thuyết của nhận thức (Theory of Knowledge - TOK), một bài luận văn chuyên sâu dài 4.000 từ (extended essay - EE) và chương trình Sáng tạo - Hành động - Phục vụ (Creativity, Action and Service - CAS) trong 150 giờ. Với thời gian đào tạo hai năm, các khóa học IB có tiến độ chậm hơn các khóa học AP nhằm mang đến cho học sinh những tri thức chuyên sâu. Các khóa học AP được đào tạo nhanh hơn giúp học sinh có được kiến thức bao quát về một môn học cụ thể. Nhiều khóa học của cả AP và IB đòi hỏi khả năng đọc hiểu và tư duy phân tích cao. Chương trình IB đặc biệt nhấn mạnh các kỹ năng viết, tất cả các kỳ thi IB đều là thi viết. Trong khi kết quả của kỳ thi IB là sự kết hợp giữa kết quả thi viết và thành tích học tập của học sinh trong khóa học, thì điểm số của kỳ thi AP chỉ dựa vào kết quả thi.

Chuẩn bị cho con đường đại học Về cơ bản, bằng IB và chứng chỉ AP đều có giá trị riêng và học sinh của cả hai chương trình đều có được sự tự tin cao trên con đường chinh phục ngưỡng cửa đại học danh tiếng. Tuy nhiên, những học sinh nào muốn theo học tại một trường đại học nằm ngoài Mỹ và Canada, thì bằng IB sẽ phù hợp hơn do được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vì chương trình IB tập trung nhiều vào các kỹ năng viết và tư duy phân tích, nên nhiều giáo sư cho rằng bằng IB sẽ chuẩn bị tốt hơn cho học sinh khi thi vào các trường đại học. Ngược lại, những học sinh muốn theo đuổi một chuyên ngành cụ thể ở bậc đại học tại Mỹ hoặc Canada, thì các khóa học và kỳ thi AP của riêng từng môn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lập kế hoạch du học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình. Sau đây là những nét đặc trưng của giáo dục đại học tại Mỹ:

  • Tính độc lập: Không như một số quốc gia khác, nền giáo dục của Hoa Kỳ không bị kiểm soát hoặc can thiệp từ chính phủ, mỗi trường có quyền tự thiết lập giáo trình giảng dạy riêng dựa trên các tiêu chuẩn tốt nghiệp cơ bản do Cơ Quan Giáo Dục Tiểu Bang (State Department Of Education) hoặc Học Khu Địa Phương (Local School District) yêu cầu.
  • Tính đa dạng: Giáo dục đại học Hoa Kỳ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu học tập của sinh viên. Hoa Kỳ có nhiều loại trường đại học với những mục tiêu đào tạo khác nhau, mỗi trường có những yêu cầu tuyển sinh dựa trên những mối quan tâm và yêu cầu năng lực học thuật khác nhau, phục vụ cho những mục tiêu khác nhau của xã hội.
  • Tính chất mở: Bất kỳ người nào muốn theo học một trường sau trung học đều có thể được chấp nhận. Một số trường mang tính chọn lọc cao, nhưng hầu như tất cả mọi người có bằng tốt nghiệp phổ thông đều có thể được nhận vào học ở một trường đại học nào đó.
  • Tính linh hoạt: Giáo chức có thể chuyển trường, sinh viên cũng có thể chuyển trường hoặc chuyển ngành học nếu họ không hài lòng với trường đang học hoặc mục tiêu đào tạo của họ thay đổi. Sinh viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc định hướng đào tạo cho riêng mình.
  • Tính cạnh tranh: Các trường đại học cạnh tranh để tuyển những sinh viên giỏi nhất, những giáo chức có năng lực nhất, có nguồn kinh phí mạnh nhất cho nghiên cứu và qua đó nâng cao vị thế của nhà trường.
  • Quyền tự do học thuật: Giáo chức và sinh viên đều có quyền tự do về học thuật để theo đuổi những nghiên cứu, nêu lên những vấn đề về học thuật, về xã hội.
  • Tính ổn định của đội ngũ giáo chức: Mặc dù đã và đang có nhiều thay đổi về bản chất của việc bổ nhiệm giáo chức và sắp xếp hoạt động học thuật, hầu hết giảng viên khối giáo dục sau trung học đều được bổ nhiệm toàn thời gian ổn định. Điều đó đem lại cho họ sự an toàn về nghề nghiệp, sự đảm bảo quyền tự do học thuật đồng thời có một mức sống đạt chuẩn mực.
  • Sự quản lý mạnh: Hiệu trưởng các trường đại học ở Hoa Kỳ được tuyển chọn không phải bởi chính quyền hay đội ngũ giáo chức, họ được tuyển bởi một hội đồng quản trị gần như hoàn toàn độc lập, với đầu vào là các giáo chức nhiều năng lực.
  • Nền giáo dục hướng vào sinh viên: Hầu hết các trường đại học ở Hoa Kỳ đều lấy sinh viên làm trọng tâm; họ chú trọng đến giảng dạy nhiều hơn là nghiên cứu. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các trường đại học uy tín nhất là hoàn toàn theo định hướng nghiên cứu.
  • Đa dạng nguồn cấp kinh phí: Giáo dục đại học Hoa Kỳ cung cấp nguồn kinh phí cho sinh viên thông qua nhiều loại hình như cho sinh viên vay học phí, hỗ trợ tài chính, chương trình cấp học bổng, chương trình làm việc có trả lương, trợ cấp của tiểu bang và từ sự tài trợ của gia đình sinh viên.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Môi trường lớp học

Lớp học có thể có quy mô lớn với hàng trăm sinh viên hoặc sĩ số nhỏ và hội thảo (thảo luận trong lớp) với chỉ một vài sinh viên. Môi trường lớp học tại trường đại học Mỹ rất năng động. Sinh viên sẽ phải chia sẻ kinh nghiệm, tranh luận, tham gia thảo luận trong lớp và thuyết trình trước lớp. Sinh viên quốc tế sẽ nhận thấy đó là những trải nghiệm thú vị nhất trong hệ thống giáo dục Mỹ.

Hàng tuần, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên đọc sách giáo khoa và các ấn phẩm khác. Giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên cập nhật thông tin qua việc đọc và làm bài tập giúp sinh viên tham gia thảo luận trong lớp và hiểu bài giảng. Một số chương trình cấp bằng cũng yêu cầu sinh viên dành thời gian trong phòng thí nghiệm. Giảng viên là người cho điểm sinh viên tham gia lớp học.

Điểm học được tính dựa trên:

- Mỗi giảng viên sẽ có yêu cầu khác nhau về đóng góp của sinh viên trong lớp học, nhưng giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận trong lớp, đặc biệt là các buổi hội thảo. Đây là một yếu tố quan trọng để cho điểm sinh viên.

- Trong quá trình học thường có bài Kiểm tra giữa kỳ. Ngoài ra, sinh viên còn được yêu cầu nộp một hoặc nhiều bài nghiên cứu hoặc báo cáo, các bài này đều ảnh hưởng đến kết quả học tập cuối kỳ.

- Có thể có bài kiểm tra ngắn hoặc bài đố nhanh. Đôi khi giảng viên sẽ yêu cầu làm bài “đố nhanh” mà không thông báo trước. Các bài kiểm tra dạng này sẽ không chiếm tỷ lệ lớn trong điểm số cuối kỳ, mà chỉ để khuyến khích sinh viên tham gia lớp học và làm bài tập về nhà.

- Bài kiểm tra cuối khóa sẽ được thực hiện trong tuần cuối của kỳ học.

 

Hệ thống tín chỉ

Mỗi một môn sẽ tương đương một số lượng tín chỉ nhất định hoặc số giờ tín chỉ. Số tín chỉ này tương đương với số giờ sinh viên lên lớp cho môn học đó mỗi tuần. Một môn học có khoảng bốn đến năm tín chỉ. Chương trình toàn thời gian ở hầu hết các trường có 12 đến 15 giờ tín chỉ (bốn hoặc năm môn một học kỳ) và sinh viên phải hoàn thành số lượng tín chỉ nhất định trước khi tốt nghiệp. Sinh viên quốc tế phải tham gia khóa học toàn thời gian trong suốt học kỳ.

 

Hệ thống thang điểm

Giống như sinh viên Mỹ, sinh viên quốc tế sẽ phải nộp bảng điểm trong quá trình nộp đơn vào trường cao đẳng hoặc đại học. Bảng điểm là văn bản chính thức kết quả học tập của sinh viên. Tại Mỹ, bảng điểm bao gồm cả “điểm” và “điểm trung bình” (GPA), là kết quả học tập sinh viên đạt được. Các khóa học thường được tính điểm theo tỷ lệ phần trăm và sau đó được chuyển đổi ra điểm.

Hệ thống điểm và điểm trung bình GPA tại Mỹ có thể không dễ hiểu đặc biệt đối với sinh viên quốc tế. Có nhiều cách giải thích cách tính điểm này. Ví dụ, hai sinh viên học tại hai trường khác nhau cùng nộp bảng điểm cho một trường đại học. Cả hai sinh viên đều có số điểm trung bình là 3.5, nhưng một sinh viên học trường trung học bình thường và sinh viên kia học trường trung học danh tiếng với nhiều áp lực học tập hơn. Trường đại học có thể diễn giải điểm trung bình GPA của hai sinh viên này khác nhau vì hai trường trung học có tiêu chí hoàn toàn khác nhau.

Vì vậy, cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:

- Sinh viên nên lựa chọn trường tại Mỹ phù hợp với trình độ học vấn trong nước tại thời điểm tìm trường.

- Tìm hiểu kỹ yêu cầu tuyển sinh tại trường đại học cũng như từng chương trình học vì có thể có những yêu cầu khác nhau.

- Thường xuyên liên lạc với tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn của trường để cập nhật thông tin tuyển sinh.

Chuyên viên tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn sẽ giúp sinh viên biết liệu có cần học một hoặc hai năm trước khi được tuyển vào đại học hay không.

 

Chuyển tiếp

Nếu sinh viên đăng ký học một trường khác trước khi tốt nghiệp, số tín chỉ mà sinh viên đã học tại trường đại học đầu tiên sẽ được tính vào số điểm tại trường đại học giúp hoàn thành chương trình học. Điều đó có nghĩa là sinh viên có thể chuyển tiếp sang trường khác mà vẫn tốt nghiệp đúng thời gian.

Một đặc điểm riêng của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là sinh viên có thể thay đổi ngành học hoặc trường học bất cứ lúc nào họ muốn. Việc thay đổi ngành học hay trường học là hoàn toàn bình thường đối với sinh viên Mỹ.

 

Lịch học

Lịch học thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín và tiếp tục vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Phần lớn học sinh bắt đầu học vào mùa thu vì vậy sinh viên quốc tế cũng nên bắt đầu học vào thời điểm này. Có nhiều điều thú vị khi bắt đầu một năm học mới, sinh viên có thể kết bạn với nhau vào lúc này khi tất cả cùng bắt đầu cuộc sống mới trong giảng đường đại học. Ngoài ra, sinh viên có thể học nhiều khóa học, bắt đầu từ tháng Tám và liên tục trong cả năm.

Ở một số trường, năm học gồm có hai kỳ hay còn gọi là “semesters.” (Một vài trường có lịch học ba kỳ, hay còn gọi là “trimester”) Ngoài ra, có một số trường theo hệ thống quý gồm bốn kỳ, bao gồm cả kỳ mùa hè không bắt buộc. Thông thường, nếu không tính kỳ mùa hè, một năm học sẽ gồm có hai semesters hoặc ba quarters.

 

Thông tin chi phí

Ước tính cho 1 năm học/24 tín chỉ
Học phí: $12,681/năm
Sinh hoạt phí: $7,866/năm
Sách vở: $1,200/năm
Bảo hiểm: $1,172/năm

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn