Chương trình học tiếng Anh

Để được cấp thị thực du học Mỹ, mọi công dân Việt Nam đều phải tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực tại Lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh hoặc Đại sứ quán tại TP. Hà Nội. Nếu đơn xin thị thực được chấp thuận, đương đơn thường nhận được thị thực thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong vòng 3 đến 5 ngày làm việc. Đương đơn có thể nộp đơn xin thị thực du học sớm 120 ngày trước ngày bắt đầu khóa học in trên I-20.

Trong một vài trường hợp hồ sơ xin visa phải trải qua thủ tục xử lý hành chính (Administrative processing), thủ tục này sẽ mất thêm một thời gian nữa kể từ ngày được viên chức Lãnh Sự xem xét hồ sơ. Phần lớn các trường hợp "Thủ tục xử lý hành chính" được giải quyết trong vòng 60 ngày tính từ ngày phỏng vấn.

Đương đơn cũng tuyệt đối không dùng giấy tờ giả mạo hoặc khai báo thông tin sai sự thật, vì các hành vi đó sẽ dẫn đến việc đương đơn vĩnh viễn không được cấp bất kỳ loại thị thực nào của Hoa Kỳ theo điều luật INA 212(a)(6)(C)(i).

 

Các bước xin thị thực du học Mỹ

Bước 1
"Xin nhập học tại trường được phép cấp I-20" Danh sách các trường được cấp I-20 mới nhất được công bố tại đây. Hồ sơ xin nhập học cần nộp cho trường tại Mỹ thường có các loại sau:

  • Điền đơn xin nhập học.
  • Photo trang đầu của hộ chiếu.
  • Bản dịch tiếng Anh của văn bằng, học bạ, bảng điểm kèm với bản sao có chứng thực.
  • Các chứng chỉ tiếng Anh hoặc kết quả bài thi học thuật theo yêu cầu riêng của mỗi trường.
  • Bằng chứng đủ khả năng chi trả tổng chi phí của 1 năm học đầu tiên.
  • Thanh toán lệ phí duyệt đơn nhập học.

Bước 2
" Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho buổi phỏng vấn xin thị thực"

  • Bản chính các văn bằng, học bạ, bảng điểm toàn bộ quá trình học tập của bản thân.
  • Bản chính hồ sơ quá trình làm việc và các thành tích đã đạt được nếu có.
  • Các chứng chỉ tiếng Anh/ kết quả bài thi học thuật theo yêu cầu của chương trình học.
  • Các hồ sơ chứng minh khả năng tài chính của người tài trợ.
  • Hộ chiếu, CMND, giấy khai sinh, hộ khẩu.

Bước 3
" Điền đơn xin visa DS-160 và đặt hẹn phỏng vấn trực tuyến"Bạn cần đọc kỹ các hướng dẫn sau đây:

  • Điền đơn DS-160 tại trang web https://ceac.state.gov/genniv/
  • Thanh toán phí phỏng vấn visa & đặt hẹn phỏng vấn tại trang web http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/index.html
  • Hãy chuẩn bị tất cả các hồ sơ ở bước 2 để nhập thông tin cần thiết một cách nhanh chóng.
  • Bạn cần có máy in để in phiếu yêu cầu đóng lệ phí phỏng vấn, phiếu xác nhận cuộc hẹn và xác nhận hoàn tất đơn DS-160.

Bước 4
"Tham dự buổi phỏng vấn" Bạn cần tham dự buổi phỏng vấn theo đúng giờ hẹn, tại đúng địa điểm đã đăng ký, học sinh dưới 17 tuổi phải có cha hoặc mẹ cùng tham dự buổi phỏng vấn. Các loại hồ sơ bản chính bạn cần mang theo đến buổi phỏng vấn bao gồm:

  • Hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng 12 tháng và còn ít nhất 2 trang trống.
  • Biên nhận thanh toán phí xin visa (Không bắt buộc).
  • Trang xác nhận của đơn DS-160 (Lưu ý: Mã vạch trên đơn DS-160 của bạn phải trùng với mã vạch trên trang xác nhận cuộc hẹn. Bạn không thể sử dụng lại mã vạch đơn DS-160 không có thật hoặc đã dùng trong lần phỏng vấn trước).
  • Một ảnh thẻ kích thước mỗi chiều là 2 inch (51x51mm), mới chụp trong vòng 6 tháng trên nền trắng, lộ rõ 2 vành tai và không được chỉnh sửa.
  • Mẫu đơn I-20 bản chính.
  • Biên nhận đã đóng lệ phí an ninh SEVIS I-901.
  • Giấy tờ tài chính mà bạn cho rằng sẽ cung cấp bằng chứng tin cậy rằng bạn có đủ ngân sách để thanh toán mọi chi phí cho các năm học tại Hoa Kỳ.
  • Các hồ sơ học vấn bao gồm học bạ, bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ, kết quả các bài thi được chuẩn hóa như SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE...
  • Nếu được chấp thuận cấp visa: Visa được dán vào hộ chiếu và gửi cho học sinh qua bưu điện trong vòng 5 ngày làm việc.
  • Nếu không được chấp thuận cấp visa: Học sinh phải đăng ký tái phỏng vấn để được xem xét bởi một viên chức khác, thời gian phải chờ giữa 2 lần phỏng vấn dao động trong khoảng 1 đến 2 tháng tùy theo thời điểm trong năm.

Bước 5
"Nhập cảnh Mỹ" Du học sinh lần đầu tiên đến Mỹ chỉ được phép nhập cảnh trong vòng 30 ngày trước ngày nhập học chính thức. Trên đơn I-20 của học sinh thể hiện ngày sớm nhất được phép nhập cảnh Mỹ tại mục "EARLIEST ADMISSION DATE", và ngày trễ nhất được thể hiện tại mục "PROGRAM START DATE". Khi nhập cảnh học sinh cần xuất trình các hồ sơ sau để được đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu với tình trạng "D/S: F-1":

  • Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Visa hợp lệ.
  • I-20 bản chính.
  • Tờ khai hải quan Mỹ.
  • Hóa đơn đóng lệ phí SEVIS I-901.
  • Địa chỉ đầu tiên bạn sẽ cư trú sau khi nhập cảnh.
  • Thư xác nhận tài khoản ngân hàng đủ thanh toán tổng chi phí của năm học đầu tiên.

Ảnh: Visa du học Mỹ

 

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du học Mỹ nhanh chóng và hiệu quả.

 

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

1. Tôi không thể tham dự phỏng vấn theo lịch hẹn. Tôi có thể xin phỏng vấn vào một ngày khác được không?

Hoàn toàn được, mỗi khoản lệ phí xét thị thực tương đương $160 USD có giá trị đặt cuộc hẹn phỏng vấn trong vòng 12 tháng, tuy nhiên bạn lưu ý là có giới hạn số lần đặt hẹn phỏng vấn, nếu bạn thay đổi ngày phỏng vấn quá 3 lần thì khoản phí này sẽ không còn hiệu lực.

 

2. Tôi nghe nói rằng việc xin cấp thị thực du học Hoa Kỳ rất khó, điều này có đúng không?

Nhìn chung, mỗi học sinh phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản khi xin thị thực du học Mỹ. Mọi cuộc phỏng vấn xét visa thông thường đều rất nhanh, chỉ trong vòng 3-5 phút, trong thời gian đó viên chức lãnh sự sẽ xem xét cấp thị thực hoặc từ chối cấp thị thực bằng cách kết hợp và cân nhắc bởi tất cả các điều kiện này:

Điều kiện thứ 1
"Đương đơn phải là học sinh nghiêm túc có ý định đi du học thực sự" Vì đương đơn nộp đơn xin thị thực du học, do đó mục đích đương đơn đến Hoa Kỳ phải là để học tập. Viên chức Lãnh sự sẽ xem xét quá trình học tập của đương đơn trong các năm qua, sau đó yêu cầu đương đơn trả lời một số câu hỏi có liên quan đến các vấn đề sau:

  • Trường mà đương đơn sẽ theo học.
  • Lý do chọn trường.
  • Những khoá học mà đương đơn dự định học.
  • Mức học phí của các giai đoạn.
  • Sự lựa chọn nhà ở.
  • Lý do chọn du học tại Mỹ.

Nếu đương đơn thật sự muốn đến Mỹ để học, đương đơn đã biết rõ các điều đó trước khi tham dự buổi phỏng vấn.

 

Điều kiện thứ 2
"Đương đơn phải có đủ nguồn tài chính" Vì chương trình du học có thể kéo dài nhiều năm, đương đơn phải cho viên chức Lãnh sự thấy rằng đương đơn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian theo học tại Hoa Kỳ. Một số ví dụ về giấy tờ chứng minh tài chính như sau:

  • Chứng nhận học bổng hoặc thư hỗ trợ tài chính của trường.
  • Hồ sơ kinh doanh của gia đình hoặc người tài trợ.
  • Hóa đơn hoặc biên lai các loại thuế.
  • Sổ tiết kiệm hoặc thư xác nhận tiền gửi ngân hàng.
  • Chứng từ đầu tư kinh doanh.
  • Các bằng chứng khác về tiềm lực tài chính thực tế.

Viên chức lãnh sự sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố trên để đưa ra nhận định về nguồn tài chính hỗ trợ cho đương đơn.

Điều kiện thứ 3
"Đương đơn phải thể hiện được ý định quay trở về Việt Nam" Khi nộp đơn xin thị thực du học, đương đơn cần hiểu rằng khi hoàn thành khoá học và kết thúc giai đoạn thực tập, đương đơn phải quay trở về Việt Nam. Một số điểm các bạn học sinh cần chuẩn bị chu đáo trước khi tham dự buổi phỏng vấn vin visa du học:

  • Kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
  • Các cơ hội làm việc/ khởi nghiệp sau khi trở về.
  • Mức thu nhập khi trở về làm việc tại Việt Nam.
  • Thể hiện các mối ràng buộc chặt chẽ với gia đình tại Việt Nam.
  • Các tiềm năng tài chính sẽ nhận được khi trở về.

 

3. Tôi có thân nhân đang định cư tại Hoa Kỳ. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội được cấp thị thực du học của tôi hay không?

Không. Mọi đương đơn xin thị thực đều phải khai báo thân nhân của họ tại Hoa Kỳ. Viên chức Lãnh sự hiểu rằng việc có thân nhân sinh sống ở nước ngoài là điều bình thường đối với các đương đơn, đặc biệt là đối với người miền Nam. Việc đương đơn ở cùng với thân nhân cũng có thể được chấp nhận. Đương đơn nên khai báo trung thực về hoàn cảnh gia đình. Chúng tôi sẽ không cấp thị thực nếu chúng tôi nghĩ rằng đương đơn xin thị thực chỉ để đoàn tụ với gia đình tại Hoa Kỳ.

 

4. Thân nhân của tôi ở Hoa Kỳ mở hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi đi định cư. Vậy tôi còn có khả năng được cấp thị thực du học hay không?

Có thể; tuy nhiên, những sinh viên đã từng xin thị thực định cư sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành khoá học. Đôi khi, đương đơn có thể trình bày ý định kép, có nghĩa là, trước mắt đương đơn chỉ đi trong một thời gian ngắn, nhưng sau này có thể sẽ có ý muốn định cư tại Hoa Kỳ. Mỗi trường hợp mỗi khác nhau, tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho tất cả các đương đơn là hãy thành thật về hoàn cảnh gia đình của mình và giải thích thật rõ ràng cho viên chức Lãnh sự kế hoạch công việc sau khi đương đơn hoàn thành khoá học ở Hoa Kỳ.

 

5. Tôi nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt được không?

Có thể. Các viên chức Lãnh sự đều học tiếng Việt và sẽ có nhân viên địa phương phiên dịch trong trường hợp cần thiết.

 

6. Nếu tôi có đầy đủ các loại giấy tờ, tôi có được cấp thị thực du học không?

Nhiều đương đơn xin thị thực du học thường cảm thấy mơ hồ khi không được cấp thị thực sau khi đã trình mẫu đơn I-20 của trường học tại Hoa Kỳ và những thông tin khác. Theo điều luật Hoa Kỳ, tất cả các đương đơn xin thị thực không định cư phải đưa ra những chứng cứ để thuyết phục viên chức Lãnh sự tin rằng đương đơn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ trước khi thời gian lưu trú cho phép hết hạn.

Đối với thị thực du học, đương đơn có thể dự định ở lại Hoa Kỳ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để theo đuổi khóa học. Do đó, viên chức Lãnh sự phải xem xét hoàn cảnh tổng thể của đương đơn trước khi quyết định cấp thị thực.

Sinh viên có thể bị từ chối cấp thị thực du học nếu viên chức phỏng vấn phát hiện rằng mục đích chủ yếu của đương đơn khi đến Hoa Kỳ không phải để học tập, mà chỉ muốn cư trú vô thời hạn hoặc tìm việc làm bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.

 

7. Với thị thực du học, tôi có thể được lưu trú tại Hoa Kỳ trong bao lâu?

Khi nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện thị thực du học, đương đơn thường được phép lưu trú tại Hoa Kỳ trong suốt thời gian theo học. Điều này có nghĩa là đương đơn có thể ở lại Hoa Kỳ với điều kiện đương đơn vẫn còn là sinh viên toàn thời gian, cho dù thị thực du học (F1) trong hộ chiếu đã hết hạn trong lúc đương đơn vẫn còn đang ở Hoa Kỳ.

 

8. Tôi mới bị từ chối cấp thị thực du học theo điều khoản 214(b) của Luật Di trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là gì? Tôi có thể nộp đơn lại không?

Thông thường, đương đơn xin thị thực du học thường bị từ chối vì một trong những lý do sau: (a) đương đơn không thuyết phục được viên chức việc đương đơn thực sự có ý định học tập tại Hoa Kỳ hoặc đương đơn có khả năng học tốt ở Hoa Kỳ; (b) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự việc đương đơn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học; (c) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự rằng đương đơn có ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khoá học tại Hoa Kỳ. Đương đơn có thể xin phỏng vấn lại bất kỳ lúc nào, tuy nhiên đương đơn nên xem xét thật kỹ hồ sơ của mình trước khi tái phỏng vấn. Khi phỏng vấn lại, đương đơn phải chuẩn bị giải thích thật rõ ràng (a) kế hoạch học tập; (b) tình hình tài chính; (c) kế hoạch làm việc sau khi hoàn tất khoá học tại Hoa Kỳ.

 

9. Tôi sẽ về thăm gia đình. Thị thực du học của tôi được phép ra vào Hoa Kỳ nhiều lần vẫn còn hiệu lực, nhưng tôi đã chuyển sang một trường khác. Để trở lại Hoa Kỳ tiếp tục khoá học, tôi có cần phải xin cấp thị thực du học mới trong khi thị thực du học cũ của tôi vẫn còn hiệu lực?

Cho dù đương đơn đã chuyển trường, đương đơn vẫn có thể tiếp tục vào Hoa Kỳ với thị thực du học hiện tại, với điều kiện thị thực này vẫn còn hiệu lực và đương đơn không được nghỉ học nhiều hơn 5 tháng. Tại cửa khẩu nhập cảnh Hoa Kỳ, đương đơn nên chuẩn bị sẵn mẫu đơn I-20 của trường mà đương đơn đang theo học để trình cho viên chức cửa khẩu.

 

10. Tôi muốn tham gia chương trình Ðào tạo Thực hành Tự chọn (OPT) sau khi kết thúc khoá học. Tôi có thể tìm hiểu thông tin này ở đâu?

Sinh viên có thể tham khảo thông tin về chương trình Ðào tạo Thực hành Tự chọn (OPT) với viên chức được trường học chính thức chỉ định hoặc tham khảo trang web của USCIS và trang web ICE International Students.

 

11. Tôi là sinh viên đang theo học tại trường cao đẳng hoặc đại học tại Hoa Kỳ. Trường tôi có được phép cho tôi đăng ký ít hơn 12 tín chỉ trong một học kỳ không?

Không, họ không được phép ngoại trừ trường hợp sinh viên sắp tốt nghiệp vào cuối học kỳ đó. Các trường cao đẳng hoặc đại học thỉnh thoảng sẽ cho phép sinh viên đăng ký ít hơn 12 tín chỉ trong một học kỳ theo yêu cầu hành chính của trường để sinh viên duy trì chương trình học chính qui. Tuy nhiên, sinh viên nước ngoài cũng buộc phải tuân thủ các qui định của điều luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Theo điều luật này, thị thực du học yêu cầu sinh viên phải hoàn tất ít nhất 12 tín chỉ cho mỗi học kỳ (không phân biệt sự khác nhau giữa học kỳ 18 tuần, 16 tuần hoặc 12 tuần được áp dụng cho từng trường). Do đó, nếu không phải là sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp vào học kỳ cuối, sinh viên phải tuân thủ theo những qui định này và hoàn tất 12 tín chỉ cho các học kỳ chính qui tại trường.

 

12. Tôi có thể gia hạn thị thực du học tại Hoa Kỳ không? Tôi có cần phải trở về Việt Nam để gia hạn thị thực du học hay không?

Không, thị thực du học sẽ không gia hạn được nếu đương đơn vẫn còn lưu trú tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, du học sinh không nhất thiết phải quay trở về Việt Nam để xin lại thị thực du học. Sinh viên có thể xin thị thực tại bất kỳ Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của Hoa Kỳ nào ở nước ngoài có chức năng cấp thị thực. Mỗi Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán có giải thích quy trình khác nhau cho các cuộc hẹn về thị thực tại trang web của họ.

 

13. Nếu tôi nộp đơn xin thị thực du học vào Hoa Kỳ lần đầu tiên và ngày nhập học trên mẫu đơn I-20/DS-2019 đã quá hạn hoặc tôi không đủ thời gian chuẩn bị đến Hoa Kỳ theo ngày nhập học qui định, tôi phải làm gì?

Nếu sinh viên xin thị thực vào Hoa Kỳ lần đầu tiên cho chương trình học hiện hành, sinh viên phải liên hệ với trường tại Hoa Kỳ yêu cầu cập nhật ngày nhập học mới trên hệ thống SEVIS. Ngoài ra, các trường tại Hoa Kỳ có thể cung cấp thư xác nhận cho phép sinh viên nhập học trễ mặc dù chương trình học đã bắt đầu đối với sinh viên không đủ thời gian chuẩn bị nhập học theo đúng ngày qui định trên đơn I-20/ DS-2019.

 

14. Tôi sẽ bị phạt theo hình thức nào trong trường hợp tôi cung cấp các giấy tờ giả mạo tại buổi phỏng vấn xin thị thực?

Nếu đương đơn nộp giấy tờ giả tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ để bổ sung cho hồ sơ xin thị thực, đương đơn có thể vĩnh viễn bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo điều luật 212(a)(6)(C)(i). Điều này có nghĩa là không chỉ hồ sơ xin thị thực hiện tại bị từ chối, mà tất cả các hồ sơ xin thị thực Hoa Kỳ trong tương lai của đương đơn cũng bị từ chối.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Nếu bạn chuẩn bị xin visa du học Mỹ, hẳn là bạn đã nghe nhiều lời đồn về việc xét cấp thị thực và phần lớn những gì bạn nghe đều không phải là sự thật. Hãy đọc kỹ 10 nhận định sai lầm về thị thực du học Mỹ dưới đây để thoải mái tâm lý và chuẩn bị chu đáo cho hồ sơ xin visa du học của bạn.

Nhận định sai lầm thứ 1
"Hoa Kỳ đặt một hạn ngạch vào thị thực để hạn chế số lượng sinh viên nước ngoài vào nước này." Thực tế: Không có giới hạn về số lượng thị thực sinh viên của Đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ trên toàn thế giới. Nếu bạn là một người nộp đơn xin thị thực sinh viên có đủ trình độ đã đạt được nhận vào một trường học được cấp phép tại Mỹ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ muốn bạn được theo đuổi cơ hội đó.
Nhận định sai lầm thứ 2
"Tôi sẽ nhận được visa nếu tôi thuê một đại lý giáo dục." Thực tế: Đừng tin vào bất cứ ai nói với bạn rằng họ có thể chắc chắn 100% giúp bạn có được một thị thực. Không nên trả tiền hoặc thỏa thuận với một người tự xưng như vậy, chỉ có các viên chức lãnh sự mới có quyền truy cập đặc biệt vào hệ thống xét cấp thị thực của chính phủ Mỹ.
Nhận định sai lầm thứ 3
"Đương đơn cần phải có một định mức thu nhập tối thiểu để được cấp thị thực." Thực tế: Một đương đơn xin visa du học sẽ có thể cung cấp bằng chứng về tài chính cho thấy rằng, cha mẹ của bạn, hoặc người tài trợ của bạn có đủ tiền để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian học dự định của bạn tại Mỹ.
Nhận định sai lầm thứ 4
"Chỉ có các siêu sao học tập mới được cấp thị thực." Thực tế: Thị thực du học không dành riêng cho các sinh viên giỏi nhất, nhưng điều kiện đầu tiên để xin được thị thực cần có thư chấp nhận nhập học bởi một trường học được cấp phép tại Mỹ gọi là I-20. Khi bạn đã có thư này, bạn sẽ cần thực hiện các bước kế tiếp để xin thị thực. Trong buổi phỏng vấn bạn sẽ cần phải chứng minh cho viên chức lãnh sự rằng bạn là một sinh viên nghiêm túc đến Mỹ với mục đích học tập, bạn nắm bắt đầy đủ thông tin về trường bạn được nhận vào học và kế hoạch học tập của bạn.
Nhận định sai lầm thứ 5
"Trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự sẽ chờ đợi để nghe câu trả lời theo đúng công thức". Thực tế: Nhân viên lãnh sự sẽ muốn nghe câu trả lời của riêng bạn và một mô tả trung thực về hoàn cảnh cá nhân của bạn.
Nhận định sai lầm thứ 6
"Bạn chỉ được cấp thị thực nếu bạn thành thạo tiếng Anh." Thực tế: Nếu bạn đang có kế hoạch để học tiếng Anh ở Hoa Kỳ, bạn không cần phải chứng minh trình độ thông thạo Anh ngữ. Thông thạo tiếng Anh chỉ là một trong những yếu tố mà các viên chức lãnh sự sẽ sử dụng trong việc đánh giá năng lực tổng thể của một đương đơn xin thị thực du học. Tuy nhiên, thông thạo tiếng Anh lại là một điều kiện tiên quyết cho đương đơn xin visa diện trao đổi văn hóa J-1.
Nhận định sai lầm thứ 7
"Bạn chỉ được cấp được thị thực nếu bạn có người thân ở Hoa Kỳ." Thực tế: Điều này không đúng. Các viên chức phỏng vấn có thể hỏi về các người thân ở Hoa Kỳ của bạn trong cuộc phỏng vấn xin visa, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ được cấp visa hay không được cấp visa với lý do bạn có thân nhân đang sống tại Mỹ. Viên chức lãnh sự luôn hiểu rằng bạn không được chọn sẽ sinh ra trong gia đình nào, cha mẹ bạn là ai, thân nhân đang sống ở đâu nên phần lớn việc xét cấp visa chủ yếu nằm ở chính hoàn cảnh của người xin visa, ngoại trừ khi người thân trực hệ của bạn đã đến Mỹ theo những cách bất hợp pháp.
Nhận định sai lầm thứ 8
"Học sinh quốc tế không được phép làm việc trong khi đến Hoa Kỳ bằng thị thực du học." Thực tế: Có một số cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế, như chương trình vừa học vừa làm trong khuôn viên trường với số giờ hạn chế hoặc các chương trình thực tập tùy chọn (optional practical training) sau khi sinh viên hoàn tất 1 văn bằng.
Nhận định sai lầm thứ 9
"Bạn phải có toàn bộ kế hoạch tương lai của bạn để được cấp thị thực." Thực tế: Bạn cần có thể thảo luận về một kế hoạch học tập thực tế, nhưng không phải là một kế hoạch chi tiết cho toàn bộ sự nghiệp của bạn.
Nhận định sai lầm thứ 10
"Bạn phải trở về nước ngay sau khi hoàn tất văn bằng của mình." Thực tế: Sau khi hoàn tất mỗi chương trình học cấp văn bằng, bạn có thể nộp đơn cho chương trình thực tập tùy chọn (optional practical training) để làm việc toàn thời gian đến 6 năm trong lĩnh vực bạn đã học ở Hoa Kỳ để có được kinh nghiệm thực tế.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Ngay sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, nếu đương đơn không được cấp thị thực thì viên chức lãnh sự Mỹ luôn cung cấp thư từ chối bằng song ngữ Anh - Việt trình bày trên 2 mặt của 1 tờ giấy khổ A4, nội dung thư ghi rõ lý do từ chối cấp thị thực chiếu theo các điều khoản của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) như sau:

Điều khoản 214(b) - Visa Qualifications and Immigrant Intent
"Từ chối tạm thời vì đương đơn chưa hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư" Điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) thường được áp dụng cho đương đơn xin các loại thị thực không định cư. Trong mọi cuộc phỏng vấn xét thị thực không di định cư, viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng: “Mỗi đương đơn đều được xem như có ý định định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư”. Điều đó có nghĩa là viên chức Lãnh Sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn cho rằng đương đơn có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Cần nhấn mạnh rằng bản thân đương đơn phải có trách nhiệm chứng minh đương đơn hội đủ tiêu chuẩn để được cấp thị thực. Đương đơn xin thị thực phải thuyết phục được viên chức Lãnh Sự những điều sau:

  • Đương đơn phải sử dụng loại thị thực được cấp đúng mục đích và hợp pháp.
  • Đương đơn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi của mình mà không tìm việc làm bất hợp pháp trong thời gian ở Hoa Kỳ.
  • Đương đơn có "các mối ràng buộc chặt chẽ" với quê hương và sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau thời gian lưu trú tạm thời.

Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. “Những mối ràng buộc chặt chẽ” là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản.

Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào chứng minh được những ràng buộc này. Mỗi đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và súc tích.

Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Những ràng buộc cụ thể có đủ thuyết phục để được cấp thị thực hay không khác nhau tuỳ thuộc vào từng quốc gia, vào từng nền văn hoá, và tuỳ từng cá nhân. Tất cả các viên chức Lãnh Sự đều có kiến thức về tình hình địa phương và luật di trú Hoa Kỳ để giúp họ đưa ra quyết định này.

Điều khoản 214(b) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Nếu đương đơn đã bị từ chối cấp thị thực trước đây nhưng hiện tại đương đơn có thêm các thông tin mới, hoặc nếu hoàn cảnh chung của đương đơn đã thay đổi đáng kể, hoặc có các hồ sơ quan trọng chưa được xem xét trong lần phỏng vấn trước, thì đương đơn có thể nộp đơn xin phỏng vấn lại để được xử lý bởi một viên chức Lãnh Sự khác. Khi bị từ chối cấp thị thực, đương đơn không thể khiếu nại về quyết định của viên chức Lãnh Sự, nộp đơn tái phỏng vấn là cách duy nhất để hồ sơ của đương đơn được xem xét lại.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về điều khoản 214(b) khi cho rằng chỉ cần bổ sung thêm hồ sơ là có thể hội đủ điều kiện được cấp thị thực. Tuy nhiên, quyết định về thị thực không đơn thuần chỉ dựa trên giấy tờ. Đúng hơn, viên chức lãnh sự luôn xem xét toàn bộ hoàn cảnh chung của đương đơn để quyết định xem trường hợp của đương đơn có nằm ngoài giả định của luật pháp Hoa Kỳ khi cho rằng đương đơn có ý định định cư hay không. Các giấy tờ cần thiết có thể giúp viên chức Lãnh Sự có những quyết định đúng đắn, tuy nhiên, không một giấy tờ riêng lẻ hay một thông tin đơn thuần nào bảo đảm việc được cấp thị thực.

Điều khoản 221(g) - Incomplete Application or Supporting Documentation
"Từ chối tạm thời cho đến khi đương đơn bổ sung đầy đủ thông tin hoặc hồ sơ cần thiết để được xét cấp thị thực" Khác với trường hợp thị thực bị từ chối theo điều khoản 214(b), nếu bạn bị từ chối theo điều 221(g) có nghĩa là viên chức lãnh sự không có đủ các thông tin hoặc hồ sơ cần thiết để xét cấp visa tại thời điểm bạn nộp đơn xin thị thực. Việc xét duyệt hồ sơ của bạn đang trong trạng thái chờ hành động kế tiếp với một trong hai lý do sau đây:

  • Đơn xin visa của bạn chưa hoàn tất hoặc thiếu các tài liệu cần thiết: Bạn sẽ nhận được một lá thư nói đơn xin visa của bạn đã bị từ chối theo điều 221(g) và danh sách tài liệu mà bạn cần phải cung cấp và làm thế nào để cung cấp cho các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.
  • Xử lý hành chính: Công tác xử lý hành chính về đơn xin visa của bạn là cần thiết để xem xét bạn có hội đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Bạn sẽ nhận được một lá thư nói rõ điều này và hướng dẫn bạn các bước kế tiếp. Thông thường thời gian xử lý hành chính có thể kéo dài đến 60 ngày.

Hầu hết các trường hợp bị từ chối theo điều khoản 212(g) chỉ cần thực hiện đúng các hướng dẫn trong thư từ chối để được xét cấp thị thực và không cần phải đóng lại phí phỏng vấn hoặc tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp với viên chức lãnh sự. Các đương đơn sẽ có 12 tháng để gửi các giấy tờ được yêu cầu kể từ ngày nộp đơn mà không phải trả phí xét đơn xin visa mới. Sau 12 tháng, tình trạng bị từ chối theo điều khoản 221(g) sẽ hết hạn theo quy định của điều khoản 203(e) và khi đó đương đơn phải thực hiện hồ sơ xin thị thực lại từ đầu.

Điều khoản 214(a)(4) - Public Charge
"Từ chối tạm thời vì lý do đương đơn có thể là gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ" Đương đơn xin thị thực phải chứng minh đủ nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian dự định lưu trú tại Hoa Kỳ. Việc từ chối thị thực vì lý do "Gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ" thường ít xảy ra đối với các đơn xin thị thực không định cư, nhưng vẫn có thể xảy ra.

Điều khoản 214(a)(4) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Để vượt qua sự từ chối thị thực vì lý do "Gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ", đương đơn phải chứng minh rằng họ sẽ có đủ nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian họ dự định lưu trú tại Hoa Kỳ. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét các bằng chứng bổ sung mà đương đơn nộp để xác định xem những bằng chứng đó có đủ để khắc phục tình trạng bị từ chối theo điều 214(a)(4) hay không.

Điều khoản 212(a)(9)(B)(i) - Unlawful Presence in the United States
"Hình phạt từ chối cấp thị thực trong 1 thời gian do đương đơn đã từng cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ"Điều khoản từ chối cấp thị thực 212(a)(9)(B)(i) áp dụng hình phạt có thời hạn cho các đương đơn bị cho là đã cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, hoặc đã ở lại Hoa Kỳ sau ngày hết hạn của thời gian được phép lưu trú. Khi bị từ chối cấp thị thực theo điều luật này, đương đơn không đủ điều kiện được cấp thị thực tùy theo khoảng thời gian đã cư trú bất hợp pháp như sau:

  • Cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ hơn 180 ngày nhưng dưới 1 năm: Không được cấp thị thực trong 3 năm kể từ ngày rời khỏi Hoa Kỳ.
  • Cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ hơn 1 năm: Không được cấp thị thực trong 10 năm kể từ ngày rời khỏi Hoa Kỳ.

Bạn sẽ được tư vấn bởi các viên chức lãnh sự nếu bạn ở trong trường hợp có thể nộp đơn xin miễn trừ tình trạng không đủ điều kiện cấp thị thực này.

Điều khoản 212(a)(6)(C)(i) - Fraud and Misrepresentation
"Từ chối cấp thị thực vĩnh viễn vì hồ sơ giả mạo hoặc cung cấp thông tin không đúng sự thật"

Điều khoản từ chối cấp thị thực 212(a)(6)(C)(i) của Bộ Di Trú và Nhập tịch áp dụng hình phạt nghiêm trọng đối với các đương đơn xin thị thực cố tình nộp bằng chứng giả mạo hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến luật Nhập Tịch. Nếu đơn xin thị thực của đương đơn đã bị từ chối theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i) vì lý do cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo cho viên chức Lãnh sự trong cuộc phỏng vấn, thì đương đơn sẽ VĨNH VIỄN không hội đủ điều kiện để nhập cảnh Hoa Kỳ.

Xin hiểu rằng điều này có nghĩa rằng, không những hồ sơ hiện tại của đương đơn sẽ bị từ chối, mà tất cả các đơn xin thị thực trong tương lai của đương đơn cũng sẽ bị từ chối, bất kể mục đích đến Hoa Kỳ của đương đơn, vị trí của đương đơn trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà nước hay tuổi tác của đương đơn tại thời điểm nộp đơn xin thị thực sau này. Việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo trong buổi phỏng vấn xin thị thực là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và sẽ tác động lâu dài đến cơ hội kinh doanh, học tập hoặc du lịch thăm viếng bạn bè thân nhân của đương đơn tại Hoa Kỳ trong tương lai. Xin vui lòng hết sức thận trọng vấn đề này khi chuẩn bị đơn xin thị thực.

Nếu quý vị từng bị từ chối cấp thị thực theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i), trong một số trường hợp đặc biệt, Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới có thể giúp quý vị nộp đơn xin miễn trừ trường hợp này, tuy nhiên mỗi đương đơn đều có hoàn cảnh khác nhau nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn dịch vụ đặc biệt này trực tiếp với quý vị theo lịch hẹn trước.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

So với việc xin visa du học tại các nước phát triển khác, quy trình xin visa du học Mỹ rất đơn giản và nhanh chóng, đương đơn không cần dịch thuật nhiều hồ sơ, gửi nhiều tiền vào ngân hàng hoặc nộp hồ sơ chờ xem xét trong thời gian kéo dài nhiều tháng. Trong các năm qua Thế Hệ Mới đã hoàn tất thành công nhiều hồ sơ du học Mỹ chỉ trong vòng 2 đến 3 tuần, việc chiếm nhiều thời gian nhất vẫn là khâu nộp đơn nhập học và chờ trường cấp thư mời học I-20 gửi về Việt Nam để học sinh tham dự buổi phỏng vấn.

Tuy quy trình xin visa du học Mỹ đơn giản và nhanh chóng như vậy, nhưng để đạt kết quả thành công cao nhất trong thời gian ngắn nhất, người thực hiện hồ sơ xin visa cần có sự hiểu biết sâu sắc về giáo dục Mỹ, luật di trú Mỹ, các đặc điểm chứng minh tài chính của Việt Nam, cùng với kỹ năng sử dụng thông thạo máy tính, internet và Anh ngữ. Những yếu tố đó Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới đều thường xuyên huấn luyện cho đội ngũ nhân viên qua các hoạt động hàng tuần và các chuyến tập huấn tại Mỹ hàng năm.

 

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ

Nhìn chung, mỗi học sinh phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản khi xin thị thực du học Mỹ. Mọi cuộc phỏng vấn xét cấp visa đều rất ngắn gọn chỉ trong vòng 3-5 phút, trong khoản thời gian đó viên chức lãnh sự sẽ xem xét cấp thị thực hoặc từ chối cấp thị thực bằng cách kết hợp và cân nhắc bởi tất cả các điều kiện này:


Điều kiện thứ 1
"Đương đơn phải là học sinh thực thụ và có ý định đi du học thực sự" Vì đương đơn nộp đơn xin thị thực du học, do đó mục đích đương đơn đến Hoa Kỳ phải là để học tập. Viên chức Lãnh sự sẽ xem xét quá trình học tập của đương đơn trong các năm qua, sau đó yêu cầu đương đơn trả lời một số câu hỏi về kế hoạch học tập như sau:

  • Nền tảng học vấn & trình độ Anh ngữ của đương đơn.
  • Lý do chọn du học tại Hoa Kỳ.
  • Thông tin về trường mà đương đơn sẽ đến học.
  • Lý do chọn trường cụ thể.
  • Những khoá học mà đương đơn dự định học.
  • Mức học phí của các giai đoạn.
  • Sự lựa chọn nhà ở.

Nếu đương đơn thật sự muốn đến Mỹ để học, đương đơn đã biết rõ các điều đó trước khi tham dự buổi phỏng vấn.

Điều kiện thứ 2
"Đương đơn phải có đủ nguồn tài chính"Vì chương trình du học có thể kéo dài nhiều năm, đương đơn phải cho viên chức Lãnh sự thấy rằng đương đơn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian theo học tại Hoa Kỳ. Một số ví dụ về giấy tờ chứng minh tài chính như sau:

  • Chứng nhận học bổng hoặc thư hỗ trợ tài chính của trường.
  • Hồ sơ kinh doanh của gia đình hoặc người tài trợ.
  • Hóa đơn hoặc biên lai các loại thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Sổ tiết kiệm hoặc thư xác nhận tiền gửi ngân hàng.
  • Chứng từ đầu tư kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.
  • Các bằng chứng khác về tiềm năng tài chính thực tế.

Viên chức lãnh sự sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố trên để đưa ra nhận định về nguồn tài chính hỗ trợ cho đương đơn.

Điều kiện thứ 3
"Đương đơn phải thể hiện được ý định quay trở về Việt Nam"Khi nộp đơn xin thị thực du học, đương đơn cần hiểu rằng khi hoàn thành khoá học và kết thúc giai đoạn thực tập, đương đơn phải quay trở về Việt Nam. Một số điểm các bạn học sinh cần chuẩn bị chu đáo trước khi tham dự buổi phỏng vấn vin visa du học:

  • Kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
  • Các cơ hội làm việc/ khởi nghiệp sau khi trở về.
  • Mức thu nhập khi trở về làm việc tại Việt Nam.
  • Thể hiện các mối ràng buộc chặt chẽ với gia đình tại Việt Nam.
  • Các tiềm năng tài chính sẽ nhận được khi trở về.

 

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất các thủ tục xin visa du học Mỹ nhanh chóng và hiệu quả.

 

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:

  • TP. Hồ Chí Minh: 32B Trần Quang Khải, P.Tân Định, Quận 1. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Website: www.thm.vn

 

Page 2 of 2

 

Đối tác tiêu biểu

Trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới tự hào là đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam của hàng trăm trường và tổ chức giáo dục uy tín ở Mỹ, Canada, Úc, Singapore.