Tin mới

Công ty Thế Hệ Mới chúc mừng chị Nguyễn Thị Kim Phượng đã vượt qua buổi phỏng vấn visa định cư Mỹ thành công và được chấp thuận cấp visa diện bảo lãnh vợ chồng (IR1 - Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh cho vợ/chồng) ngày 11/08/2020. 

Chị Kim Phượng đang sống tại TP. Nha Trang nhưng chị biết đến công ty Thế Hệ Mới chuyên tư vấn visa du học, du lịch, định cư thông qua sự tìm hiểu thấu đáo của chồng chị đang sống tại Mỹ. Với tâm trạng lo lắng, chị Phượng liên lạc với chuyên viên tư vấn Linh Chý của công ty Thế Hệ Mới trước ngày phỏng vấn chỉ hơn hai tuần. Sự lo lắng của chị Phượng xuất phát từ việc thời gian quá gấp rút nhưng chị lại chưa biết chuẩn bị thế nào cho buổi phỏng vấn, ngoài ra do ảnh hưởng bởi Covid-19 nên chồng chị không thể về Việt Nam tham dự buổi phỏng vấn cùng chị như kế hoạch ban đầu. 

Sau khi tìm hiểu thật kỹ hoàn cảnh và hồ sơ của vợ chồng chị Phượng, chuyên viên tư vấn Linh Chý đã nhanh chóng hướng dẫn chị sắp xếp lịch hẹn, hướng dẫn phỏng vấn, và lập danh sách hồ sơ cần thiết trước ngày chị Phượng từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh tham gia phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ. 

Quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như hướng dẫn phỏng vấn cho chị Phượng cũng gặp một số trở ngại nhất định. Tuy nhiên với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự tận tâm tuyệt vời của mình, chuyên viên tư vấn Linh Chý đã hướng dẫn chị Phượng khắc phục mọi vấn đề, chuẩn bị chu đáo hồ sơ và quan trọng nhất là luyện tập cho chị Phượng thể hiện phong cách tự tin trong buổi phỏng vấn visa định cư - đó là nơi mà chỉ cần 1 cái chớp mắt bối rối, 1 câu trả lời ngập ngừng, 1 loại hồ sơ thiếu tin cậy đều phải trả giá đắt. 

Kết quả phỏng vấn visa thành công của chị Phượng không nằm ngoài dự đoán của chuyên viên Linh Chý, chị Phượng cũng là trường hợp duy nhất được viên chức lãnh sự chấp thuận cấp thị thực định cư trong số các đương đơn tham gia phỏng vấn diện bảo lãnh vợ chồng cùng ngày, các đương đơn phỏng vấn trước chị đều nhận giấy xanh bổ túc hồ sơ. 

Hệ thống thông tin thị thực Hoa Kỳ thông báo tình trạng visa định cư của chị Kim Phượng đã được cấp.


Visa định cư diện vợ chồng của chị Kim Phượng

Có thể quý khách chưa biết, hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng một khi đã đi phỏng vấn nhưng bị nhận giấy xanh thì lộ trình đến Mỹ sẽ gian nan hơn, nhiều thử thách hơn, tốn kém hơn, thời gian đoàn tụ gia đình bị kéo dài nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Do đó, các đương đơn định cư Mỹ diện vợ chồng hãy chọn đúng đơn vị tư vấn uy tín - kinh nghiệm - tận tâm theo các tiêu chí đơn giản là "Công ty đã thành lập trên 10 năm, các chuyên viên tư vấn thông thạo tiếng Anh và đã được huấn luyện nghiệp vụ tại Mỹ". Công ty Thế Hệ Mới tự tin hội đủ các tiêu chí trên để có thể hoàn thành xuất sắc vai trò dẫn lối thành công cho quý khách hàng. 

Một lần nữa, công ty Thế Hệ Mới chúc mừng chị Phượng đã nhận được visa thành công và cũng chân thành cảm ơn chị Phượng cùng gia đình đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn định cư của công ty. Hãy để hồ sơ visa Mỹ của quý khách luôn được chăm sóc bởi các chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn của công ty Thế Hệ Mới, những người đã thật sự đến Mỹ, được huấn luyện chuyên môn tại Mỹ và luôn hiểu biết chính xác về luật di trú Mỹ hiện hành.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

 

Chúc mừng 2 khách hàng Nguyễn Thái Bảo & Nguyễn Lai Thắng đã nhận được 02 thẻ xanh 10 năm gia hạn thành công được xử lý chỉ trong vòng 30 ngày bởi Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). 

Thẻ xanh 10 năm của hai khách hàng trên đều sắp hết hạn, nhưng do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cả hai khách hàng vẫn đang mắc kẹt tại Việt Nam, chưa thể trở về Hoa Kỳ như kế hoạch ban đầu. Mặc dù vậy, hồ sơ nộp xin gia hạn thẻ xanh 10 năm của 2 khách trên vẫn được chuyên viên tư vấn định cư nhiều năm kinh nghiệm Linh Chy của công ty Thế Hệ Mới xử lý nhanh chóng và thành công. Nhân dịp này, Ban Giám Đốc công ty Thế Hệ Mới nhiệt liệt chúc mừng chị chuyên viên Linh Chy đã 1 lần nữa hoàn thành xuất sắc 2 hồ sơ khó, vượt qua các giới hạn hữu hình để cống hiến hết mình vì các khách hàng thân yêu. 

Công ty Thế Hệ Mới cũng chân thành cảm ơn hai anh Nguyễn Thái Bảo & Nguyễn Lai Thắng đã sử dụng dịch vụ tư vấn định cư và gia hạn thẻ xanh của công ty. Hãy để thẻ xanh và visa định cư Mỹ của quý khách luôn được chăm sóc bởi các chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn của công ty Thế Hệ Mới, những người đã thật sự đến Mỹ, được huấn luyện chuyên môn tại Mỹ và luôn hiểu biết chính xác về luật di trú Mỹ hiện hành.

/images/testimonials/immigrant/2020/the-xanh-thai-bao.jpg

 

/images/testimonials/immigrant/2020/the-xanh-lai-thang.jpg

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Ngày 31/07/2020 Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã thông báo, kể từ 02 tháng 10 năm 2020 lệ phí cho các dịch vụ liên quan đến di trú sẽ tăng trung bình 20%. Các loại đơn gửi đến USCIS bằng hình thức nộp đơn trực tuyến hoặc nộp hồ sơ giấy có dấu bưu điện từ ngày 02 tháng 10 năm 2020 đều phải thanh toán theo mức phí mới.

Không như hầu hết các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ được tài trợ bởi nguồn ngân sách công, Sở Di Trú Và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) được hoạt động bởi ngân sách thu về từ các khoản phí do người nộp đơn đóng, các khoản phí này chiếm gần 97% ngân sách hoạt động của USCIS. Theo quy định của luật liên bang, USCIS phải tiến hành đánh giá biểu phí hai năm một lần và xác định rằng các khoản phí hiện tại đủ cung cấp cho hoạt động xử lý hồ sơ di dân và nhập tịch. Nếu duy trì biểu phí hiện tại sẽ khiến cơ quan chính phủ này thiếu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Do đó, Bộ An Ninh Nội Địa (DHS) tiến hành điều chỉnh biểu phí của USCIS tăng trung bình 20% để đủ đảm bảo thanh toán cho chi phí hoạt động của cơ quan này. 

Cập nhật thay đổi biểu phí này của USCIS cũng khuyến khích tất cả đương đơn lựa chọn hình thức nộp đơn trực tuyến bằng cách giảm 10 USD thay vì nộp hồ sơ giấy qua bưu điện như trước đây. Đồng thời, việc nộp đơn trực tuyến cũng là một lựa chọn nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thuận tiện nhất để đương đơn gửi đơn và hồ sơ đến USCIS.

Danh sách đầy đủ các khoản phí mới được cung cấp ở các link ở cuối bài, Công ty Thế Hệ Mới liệt kê sự điều chỉnh một số loại phí USCIS phổ biến như sau:

- I-129F bảo lãnh hôn phu - hôn thê sẽ giảm từ $535 còn $510.

- I-130 bảo lãnh thân nhân sẽ tăng từ $535 lên $550 đối với hồ sơ nộp online và $560 đối với hồ sơ nộp giấy thông thường.

- I-485 thay đổi tình trạng định cư cho người lớn sẽ giảm từ $1,140 còn $1,130.

- I-485 thay đổi tình trạng định cư cho trẻ em dưới 14 tuổi sẽ giảm từ $750 còn $380.

- I-539 thay đổi, gia hạn, tái nhập tình trạng không định cư sẽ tăng từ $370 lên $390 đối với hồ sơ nộp online và $400 đối với hồ sơ nộp giấy thông thường.

- I-140 định cư diện lao động giảm từ $700 còn $555.

- I-526 định cư diện đầu tư tăng từ $3,675 lên $4,010.

- I-751 đơn xin chuyển đổi từ thẻ xanh có điều kiện 2 năm lên thẻ xanh 10 năm tăng từ $595 lên $760.

- N-400 đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ tăng từ $640 lên $1,160 đối với hồ sơ nộp online và $1,170 đối với hồ sơ nộp giấy thông thường.

- Phí di dân cho người mới định cư được giảm từ $220 còn $190.

Đây là lần điều chỉnh phí thứ 2 của USCIS kể từ năm 2010, lần điều chỉnh phí gần đây nhất vào tháng 12/2016, tuy nhiên nhưng lần USCIS tăng các khoản phí cao nhất là vào năm 2007 với mức tăng trung bình là 66%.


Nguồn thông tin

1. https://www.uscis.gov/news/news-releases/uscis-adjusts-fees-to-help-meet-operational-needs

2. https://s3.amazonaws.com/public-inspection.federalregister.gov/2020-16389.pdf

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Vào thứ Tư, ngày 22 tháng 04, Tổng thống Trump đã ký một tuyên bố đình chỉ nhập cảnh vào Hoa Kỳ của một số người nhập cư có nguy cơ đối với thị trường lao động Hoa Kỳ trong quá trình phục hồi kinh tế sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuyên bố này có hiệu lực vào lúc 11:59 tối giờ phía Đông (EDT) thứ Năm, ngày 23 tháng 04 và hết hạn sau 60 ngày, trừ khi được gia hạn bởi Tổng thống.

Công dân Hoa Kỳ, thường trú nhân hợp pháp và những người có thị thực nhập cư hợp lệ vào ngày Tuyên bố có hiệu lực, đều không bị ảnh hưởng bởi tuyên bố. Tuyên bố này không có hiệu lực hồi tố (*). Không có thị thực hợp lệ nào đã cấp sẽ bị thu hồi theo Tuyên bố này. Tuyên bố này cũng đưa ra các ngoại lệ miễn ngăn cấm đối với một số nhóm người nhập cư nhất định, bao gồm: các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người ngoại quốc tìm cách vào Hoa Kỳ theo thị thực nhà đầu tư EB-5, vợ / chồng và con cái (loại thị thực IR2, CR2, IR3, IH3, IR4, IH4) của công dân Hoa Kỳ, thành viên của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ và bất kỳ người phối ngẫu và con cái của một thành viên của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, và người ngoại quốc tìm cách vào Hoa Kỳ theo thị thực Di dân Đặc biệt của Afghanistan và Iraq. Vui lòng tham khảo bản tuyên bố cho một danh sách đầy đủ các trường hợp ngoại lệ. Các dịch vụ thị thực định kỳ đã bị đình chỉ tại các cơ quan lãnh sự của Hoa Kỳ trên toàn thế giới, nhưng khi các nguồn lực cho phép, các đại sứ quán và lãnh sự quán sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ thị thực quan trọng và khẩn cấp cho những đương đơn không bị giới hạn bởi tuyên bố này của tổng thống.

Toàn văn tuyên bố của Tổng Thống được đăng tại trang web của Nhà Trắng:

https://www.whitehouse.gov/presidential-actions/proclamation-suspending-entry-immigrants-present-risk-u-s-labor-market-economic-recovery-following-covid-19-outbreak/

(*) Giải thích của người dịch: Không có hiệu lực thi hành trước thời điểm bản tuyên bố có hiệu lực.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Vào ngày 22/04/2020 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, Tổng Thống Donald J Trump đã ban hành 1 bản tuyên bố tạm đình chỉ nhập cư một số diện thị thực trong vòng 60 ngày kể từ 24/04/2020. Nội dung của tuyên bố trên chưa được truyền thông đưa tin một cách đầy đủ nên đã gây ra sự hoang mang không cần thiết cho các đương đơn xin thị thực Hoa Kỳ. Do đó, Công ty Thế Hệ Mới xin đăng tải bản dịch trọn vẹn và chính xác của bản tuyên bố trên như sau:

 

Tuyên bố đình chỉ nhập cư những đối tượng có nguy cơ đối với thị trường lao động Hoa Kỳ trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19

Ban hành ngày 22/04/2020

 

Novel coronavirus 2019 (COVID-19) đã phá vỡ đáng kể sinh kế của người Mỹ. Trong Tuyên bố 9994 ngày 13 tháng 3 năm 2020 (Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến dịch bệnh Novel coravirus (COVID-19) bùng phát), tôi đã tuyên bố rằng dịch COVID-19 ở Hoa Kỳ đã gây ra một trường hợp khẩn cấp quốc gia, bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 2020. Sau đó, người dân Mỹ đã đoàn kết đằng sau một chính sách về các chiến lược giảm thiểu, bao gồm cả sự giãn cách xã hội, để làm phẳng đường cong lây nhiễm và làm giảm sự lây lan của SARS-CoV-2, virus gây ra dịch COVID-19. Sự thay đổi hành vi cần thiết này đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ, với tuyên bố thất nghiệp quốc gia đạt đến mức lịch sử. Trong những ngày giữa tuyên bố khẩn cấp quốc gia đến ngày 11 tháng 4 năm 2020, hơn 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin thất nghiệp.

Trong chính quyền của hệ thống nhập cư quốc gia của chúng ta, chúng ta phải lưu tâm đến tác động của lao động nước ngoài đến thị trường lao động Hoa Kỳ, đặc biệt là trong môi trường thất nghiệp nội địa cao và nhu cầu lao động sụt giảm. Chúng ta cũng phải bảo tồn các nguồn lực quan trọng của Bộ Ngoại giao để các viên chức lãnh sự có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài. Ngay cả khi hàng ngũ của họ bị giảm sút do sự gián đoạn nhân sự do đại dịch gây ra, các nhân viên lãnh sự vẫn tiếp tục hỗ trợ cho công dân Hoa Kỳ, bao gồm cả việc sơ tán nhiều người Mỹ bị mắc kẹt ở nước ngoài.

Tôi đã xác định rằng, nếu không có sự can thiệp, Hoa Kỳ phải đối mặt với sự phục hồi kinh tế có khả năng kéo dài với tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục nếu nguồn cung lao động vượt quá nhu cầu lao động. Nguồn cung lao động dư thừa ảnh hưởng đến tất cả người lao động và người lao động tiềm năng, nhưng nó đặc biệt có hại cho người lao động ở biên độ giữa có việc làm và bị thất nghiệp, những người thường ở vị thế “kẻ ở lại cuối cùng” của một quá trình mở rộng kinh tế và “người ra đi đầu tiên” trong một cơn co thắt kinh tế. Trong những năm gần đây, những công nhân này đã được đại diện một cách không tương xứng bởi các nhóm thiệt thòi trong lịch sử, bao gồm cả người Mỹ gốc Phi và các nhóm thiểu số khác, những người không có bằng đại học và người khuyết tật. Đây là những người lao động, ở biên độ giữa có việc làm và bị thất nghiệp, có khả năng chịu gánh nặng cung ứng lao động dư thừa không tương xứng.

Hơn nữa, thường trú nhân hợp pháp, một khi đã được chấp thuận, cũng được cấp giấy phép lao động trên thị trường mở, cho phép họ đủ điều kiện ngay lập tức để cạnh tranh cho hầu hết mọi công việc, trong bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế. Không có cách nào để bảo vệ người Mỹ đã bị thiệt thòi và thất nghiệp khỏi mối đe dọa cạnh tranh việc làm khan hiếm từ những người thường trú nhân hợp pháp mới bằng cách hướng những cư dân mới này đến các ngành kinh tế cụ thể với nhu cầu được chứng minh không được đáp ứng bởi nguồn cung lao động hiện có. Các biện pháp bảo vệ bằng phương thức xử lý thị thực nhập cư hiện tại không kịp hồi phục sau dịch COVID-19. Phần lớn các loại thị thực nhập cư không yêu cầu người sử dụng lao động phải đưa ra lời giải thích về sự mất việc làm của người lao động Hoa Kỳ. Trong khi một số thị thực dựa trên việc làm có yêu cầu chứng nhận lao động, bởi vì việc cấp thị thực diễn ra khá lâu sau khi chứng nhận được hoàn thành, nên quá trình chứng nhận lao động không thể nắm bắt được tình trạng của thị trường lao động của ngày hiện tại. Hơn nữa, việc nhận thêm thường trú nhân khi nguồn lực chăm sóc sức khỏe của chúng ta bị hạn chế sẽ đặt ra giới hạn hữu hạn của hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta tại thời điểm chúng ta cần đặt ưu tiên cho người Mỹ và cộng đồng người nhập cư hiện hữu. Trước những điều trên, tôi đã xác định rằng việc nhập cảnh, trong 60 ngày tới, của một số người ngoại quốc sẽ gây bất lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ. 

NGAY BÂY GIỜ, TÔI, DONALD J. TRUMP, Tổng thống Hoa Kỳ, trong quyền hạn được trao cho tôi bởi Hiến pháp và luật pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, bao gồm các phần 212 (f) và 215 (a) của Luật Di trú và Quốc tịch, 8 USC 1182 (f) và 1185 (a), và phần 301 của tiêu đề 3, Bộ luật Hoa Kỳ, nhận thấy rằng việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ của những người được mô tả trong phần 1 của tuyên bố này, trừ khi được cung cấp trong phần 2 của tuyên bố này, gây bất lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ và rằng sự nhập cảnh của họ phải tuân theo một số ngăn chặn, hạn chế và ngoại lệ nhất định. Do đó, tôi tuyên bố như sau:

Mục 1. Đình chỉ và giới hạn nhập cảnh. Việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ của người ngoại quốc với tư cách là người nhập cư bị đình chỉ và giới hạn theo mục 2 của tuyên bố này.

Mục 2Phạm vi đình chỉ và giới hạn nhập cảnh. (a) Việc đình chỉ và giới hạn nhập cảnh tuân theo mục 1 của tuyên bố này sẽ chỉ áp dụng cho người ngoại quốc:

(i) đang ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ vào ngày có hiệu lực của tuyên bố này;

(ii) không có thị thực nhập cư có giá trị vào ngày tuyên bố này có hiệu lực; và

(iii) không có loại giấy tờ đi lại chính thức nào ngoài thị thực (chẳng hạn như thư vận chuyển, giấy phép lên máy bay phù hợp hoặc giấy thông hành tạm thời) có giá trị vào ngày có hiệu lực của tuyên bố này hoặc được cấp vào bất kỳ ngày nào sau đó cho phép anh ấy hoặc cô ấy đi đến Hoa Kỳ với mục đích nhập cảnh hoặc nhập cư.

(b) Việc đình chỉ và giới hạn nhập cảnh theo mục 1 của tuyên bố này sẽ không áp dụng cho:

(i) bất kỳ thường trú nhân hợp pháp nào của Hoa Kỳ;

(ii) bất kỳ người ngoại quốc nào tìm cách vào Hoa Kỳ bằng thị thực nhập cư với tư cách là bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác; để thực hiện nghiên cứu y tế hoặc nghiên cứu khác nhằm chống lại sự lây lan của dịch COVID-19; hoặc để thực hiện công việc cần thiết để chống lại, tạo phục hồi hoặc làm giảm bớt ảnh hưởng của đợt bùng phát COVID-19, như được xác định bởi Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng An ninh Nội địa, hoặc người được chỉ định của họ; và bất kỳ người phối ngẫu và con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi của người ngoại quốc đó đi cùng hoặc đi sau;

(iii) bất kỳ người nước ngoài nào xin visa vào Hoa Kỳ theo Chương trình Nhà đầu tư định cư EB-5;

(iv) bất kỳ người nước ngoài nào là vợ hoặc chồng của một công dân Hoa Kỳ;

(v) bất kỳ người nước ngoài nào dưới 21 tuổi và là con của một công dân Hoa Kỳ, hoặc là người được nhận làm con nuôi đang tìm cách vào Hoa Kỳ theo phân loại thị thực IR-4 hoặc IH-4;

(vi) bất kỳ người nước ngoài nào mà việc nhập cảnh của họ sẽ trở nên quan trọng cho mục tiêu thực thi pháp luật của Hoa Kỳ, như được xác định bởi Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng An ninh Nội địa, hoặc người được chỉ định của họ, dựa trên khuyến nghị của Tổng chưởng lý hoặc người được chỉ định của ông ấy;

(vii) bất kỳ thành viên nào của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ và bất kỳ người phối ngẫu và con cái của một thành viên của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ;

(viii) bất kỳ người nước ngoài nào muốn vào Hoa Kỳ theo thị thực Di dân đặc biệt trong phân loại SI hoặc SQ, theo các điều kiện như Bộ trưởng Ngoại giao có thể áp đặt, và bất kỳ vợ / chồng và con của cá nhân đó; hoặc là

(ix) bất kỳ người nước ngoài nào mà sự nhập cảnh của họ trở thành quyền lợi quốc gia, như được xác định bởi Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng An ninh Nội địa, hoặc người được chỉ định của họ.

Mục 3. Thực hiện và thi hành. (a) Viên chức lãnh sự sẽ xác định, theo quyết định của mình, liệu một người nhập cư có xác lập đủ điều kiện của họ cho một ngoại lệ trong phần 2 (b) của tuyên bố này hay không. Bộ trưởng Ngoại giao sẽ thực hiện tuyên bố này khi áp dụng cho thị thực theo các thủ tục như Bộ trưởng Ngoại giao, tham khảo ý kiến ​​của Bộ trưởng An ninh Nội địa, có thể được thiết lập theo quyết định của Bộ trưởng Ngoại giao. Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ thực hiện tuyên bố này khi áp dụng cho việc nhập cảnh của người ngoại quốc theo các thủ tục như Bộ trưởng An ninh Nội địa, tham khảo ý kiến ​​của Bộ trưởng Ngoại giao, có thể được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa.

(b) Một người nước ngoài phá vỡ việc áp dụng tuyên bố này thông qua gian lận, cố ý cung cấp sai sự thật về một thực tế, hoặc nhập cảnh bất hợp pháp sẽ bị ưu tiên trục xuất bởi Bộ An ninh Nội địa.

(c) Không có điều gì trong tuyên bố này được hiểu là hạn chế khả năng của một cá nhân xin tị nạn, tình trạng tị nạn, khước từ trục xuất, hoặc bảo vệ theo Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khá, phù hợp với luật pháp của Hoa Kỳ.

Mục 4Chấm dứt. Tuyên bố này sẽ hết hạn sau 60 ngày kể từ ngày có hiệu lực và có thể được tiếp tục khi cần thiết. Bất cứ khi nào thích hợp, nhưng không quá 50 ngày kể từ ngày tuyên bố này có hiệu lực, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, với sự tham khảo ý kiến ​​của Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Lao động, đề nghị tôi nên tiếp tục hay sửa đổi tuyên bố này.

Mục 5. Ngày hiệu lực. Tuyên bố này có hiệu lực vào lúc 11:59 tối giờ phía tây ngày 23 tháng 4 năm 2020.

Mục 6. Các biện pháp bổ sung. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tuyên bố này có hiệu lực, Bộ trưởng Lao động và Bộ trưởng An ninh Nội địa, tham khảo ý kiến ​​của Bộ trưởng Ngoại giao, sẽ xem xét các chương trình không di dân và sẽ đề xuất cho tôi các biện pháp khác phù hợp để kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ và đảm bảo sự ưu tiên, tuyển dụng và việc làm của người lao động Hoa Kỳ.

Mục 7Mức độ nghiêm trọng. Chính sách của Hoa Kỳ là thực thi tuyên bố này đến mức tối đa có thể để thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ. Theo đó:

(a) nếu bất kỳ điều khoản nào của tuyên bố này, hoặc việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào cho bất kỳ người nào hoặc hoàn cảnh nào, đều bị vô hiệu, thì phần còn lại của tuyên bố này và việc áp dụng các điều khoản của nó cho bất kỳ người hoặc hoàn cảnh nào khác sẽ không bị ảnh hưởng; và

(b) nếu bất kỳ điều khoản nào của tuyên bố này, hoặc việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào cho bất kỳ người nào hoặc hoàn cảnh nào, đều bị vô hiệu, vì thiếu các yêu cầu thủ tục nhất định, thì các quan chức của cơ quan hành pháp có liên quan sẽ thực hiện các yêu cầu tố tụng đó để phù hợp với hiện tại pháp luật và với bất kỳ lệnh tòa áp dụng.

Mục 8. Quy định chung. (a) Không có gì trong tuyên bố này được hiểu là làm suy yếu hoặc ảnh hưởng đến:

(i) thẩm quyền được pháp luật cấp cho một bộ phận điều hành hoặc cơ quan, hoặc người đứng đầu cơ quan đó; hoặc là,

(ii) các chức năng của Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách liên quan đến các đề xuất ngân sách, hành chính hoặc lập pháp.

(b) Tuyên bố này sẽ được thực hiện phù hợp với luật áp dụng và tùy thuộc vào sự sẵn có của việc chiếm đoạt. (Giải thích của người dịch: Cụm từ này xác định trách nhiệm pháp lý của chính phủ đối với khoản ngân sách bị chiếm dụng để thực thi tuyên bố.)

(c) Tuyên bố này không nhằm mục đích và không tạo ra bất kỳ quyền hoặc lợi ích, thực chất hoặc thủ tục, có thể thi hành theo pháp luật hoặc công bằng bởi bất kỳ bên nào chống lại Hoa Kỳ, các phòng ban, cơ quan hoặc tổ chức, cán bộ, nhân viên hoặc đại lý của nó hoặc bất kỳ người nào khác.

Trong sự chứng kiến, tôi đã đặt tay ký tên vào ngày hai mươi hai tháng tư, năm Dương lịch hai ngàn không trăm hai mươi, và năm của nền Độc lập Hoa Kỳ thứ hai trăm bốn mươi tư.

DONALD J. TRUMP

 

Nguyên bản: https://www.whitehouse.gov/presidential-actions/proclamation-suspending-entry-immigrants-present-risk-u-s-labor-market-economic-recovery-following-covid-19-outbreak/

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Phí nhập cư USCIS là phí gì?

❗️ USCIS Immigrant Fee ($220) còn được gọi là "phí nhập cư", "phí định cư" hay "phí di dân" thu hồi các chi phí của Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) liên quan đến xử lý thị thực định cư do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ cấp ở nước ngoài. Khoản phí này bao gồm chi phí xử lý, nộp và duy trì các gói hồ sơ thị thực nhập cư, cùng với chi phí in ấn và phát hành thẻ xanh lần đầu tiên.

Người nhập cư vào Hoa Kỳ phải đóng phí nhập cư USCIS sau khi được chính thức cấp thị thực di dân. Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ khuyến cáo các đương đơn thanh toán phí nhập cư USCIS trước khi khởi hành đến Hoa Kỳ, nhưng vui lòng chờ ít nhất 5 ngày sau khi được cấp thị thực để thanh toán lệ phí này.

Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ không cấp thẻ xanh (Green Card) cho đương đơn di dân nếu chưa nhận được khoản phí này. Tuy nhiên, trong trường hợp đương đơn di dân chưa kịp đóng phí nhập cư USCIS trước ngày khởi hành đến Hoa Kỳ, các viên chức Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) vẫn cấp phép nhập cảnh nếu các đương đơn vẫn hội đủ điều kiện và nhắc nhở đương đơn thanh toán phí để được cấp thẻ xanh.

❓ Đóng phí nhập cư USCIS Immigrant Fee như thế nào?

❗️ Sau khi nhận được visa 5 ngày, tất cả các đương đơn diện thị thực định cư đều phải đóng khoản phí nhập cư này theo hình thức trực tuyến bằng các loại thẻ thanh toán quốc tế. Các đương đơn thuộc các diện sau được miễn đóng lệ phí nhập cư USCIS:

- Trẻ em được nhận làm con nuôi theo diện Trẻ mồ côi (IR-3/IR-4).

- Thị thực diện Công ước La Hague (IH-3/IH-4).

- Công dân Iraq và Afghanistan định cư theo diện thị thực đặc biệt dành cho nhân viên thuộc biên chế Chính phủ Hoa Kỳ.

- Thường trú nhân xin tái nhập cảnh Hoa Kỳ (SB-1). - Thị thực diện Hôn phu/ Hôn thê (K-1).

Điều gì xảy ra nếu tôi không đóng phí nhập cư USCIS?

❗️ USCIS sẽ không cấp Thẻ xanh cho đến khi đương đơn đóng phí nhập cư USCIS. Ở lần nhập cảnh Hoa Kỳ đầu tiên, đương đơn thị thực di dân sẽ được viên chức CBP đóng dấu hình Oval trong hộ chiếu xác nhận tình trạng thường trú nhân hợp pháp, con dấu đó có giá trị thay thế thẻ xanh chính thức trong 1 năm. Khi con dấu này hết hạn mà đương đơn vẫn không có Thẻ xanh chính thức, thì đương đơn đã ở trong tình trạng cư trú bất hợp pháp.

 

Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) áp dụng năm tài chính bắt đầu từ 01/10 đến 30/09 của năm sau đó. Trong năm tài chính 2019, Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã chấp thuận và nhập tịch cho 834,000 người chính thức trở thành Công dân Hoa Kỳ. Số lượng Thường trú nhân Hoa Kỳ được công nhận trong năm tài chính 2019 được thống kê lên đến 577.000 người. Thống kê cũng cho thấy số lượng đơn xin cấp thẻ xanh đang chờ xử lý đã giảm 14% và số lượng đơn nhập tịch đang chờ xử lý cũng giảm 12%.

Trên tổng số 2,2 triệu hồ sơ nộp đơn xin visa lao động tại Hoa Kỳ, trong năm tài chính 2019 USCIS cũng xét duyệt và chấp thuận hơn 500,000 hồ sơ diện visa lao động không định cư bao gồm nghề nghiệp chuyên môn, nông nghiệp tạm thời và phi nông nghiệp, và các công nhân diện khác.

Thêm vào đó, USCIS đã xử lý hơn 40 triệu trường hợp hồ sơ trên hệ thống E-Verify của USCIS. E-verify là một hệ thống dựa trên nền web cho phép các nhà tuyển dụng xác minh tình trạng hợp lệ của nhân viên để được làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ.

USCIS cam kết quản lý hệ thống thông tin hồ sơ nhập cư và bảo đảm tính toàn diện để hoàn thành nhiệm vụ xét duyệt tất cả hồ sơ đương đơn đủ điều kiện chuyển đổi tình trạng hợp pháp tại Hoa Kỳ một cách hiệu quả và công bằng nhất.

Nguồn thông tin: https://www.uscis.gov/news/alerts/uscis-final-fy-2019-statistics-available

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Thường trú nhân (người có thẻ xanh) có thể tự do đi ra khỏi Hoa Kỳ, và những chuyến du lịch ngắn thường không ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng xác định rằng đương đơn không có ý định chọn Hoa Kỳ là nơi định cư, Đương đơn sẽ được xem như đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân.

Khi có kế hoạch lưu trú bên ngoài Hoa Kỳ một năm trở lên, đương đơn cần phải xin Giấy phép Tái nhập cảnh (Đơn I-131 hay còn gọi là Re-entry Permit) trước khi rời Hoa Kỳ. Giấy phép Tái nhập cảnh thể hiện rằng đương đơn không có ý định từ bỏ tình trạng thường trú nhân, đồng thời cho phép đương đơn tái nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau khi lưu trú ở nước ngoài trong thời hạn hiệu lực của giấy phép Tái nhập cảnh mà không cần xin thị thực tái nhập cảnh. Giấy phép Tái nhập cảnh thường có thời hạn hai năm kể từ ngày cấp.

Nếu Đương đơn đã và đang ở ngoài Hoa Kỳ hơn một năm hoặc quá thời hạn hiệu lực của Giấy phép Tái nhập cảnh một cách tự nguyện, Đương đơn có thể mất tình trạng thường trú nhân và phải tiến hành lại toàn bộ quá trình xin cấp thị thực định cư. 

Nếu Đương đơn đã và đang ở ngoài Hoa Kỳ hơn một năm hoặc quá thời hạn hiệu lực của giấy phép Tái nhập cảnh vì các lý do ngoài tầm kiểm soát, đương đơn có thể đủ điều kiện xin thị thực tái nhập cảnh (SB-1).

Xin lưu ý thường trú nhân đến Hoa Kỳ theo diện tạm thời (thẻ xanh 2 năm) sẽ không được xin thị thực tái nhập cảnh SB-1 nếu tình trạng tạm thời trước đó chưa được gỡ bỏ. Trong trường hợp này, thường trú nhân đó phải được mở một hồ sơ bảo lãnh mới ở Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), và bắt đầu lại quy trình xin thị thực định cư.

Đương đơn xin thị thực tái nhập cảnh có thể đặt hẹn phỏng vấn với cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ, tại buổi phỏng vấn, đương đơn cần nộp:

- Phí phỏng vấn không hoàn lại nộp tại Tổng Lãnh Sự Quán. Đương đơn có thể thanh toán bằng tiền mặt đô-la Mỹ hoặc tiền đồng Việt Nam, hoặc bằng thẻ tín dụng các loại Visa, MasterCard, Discovery và American Express. Xin lưu ý rằng việc thanh toán khoản phí này không đảm bảo rằng đơn xin thị thực tái nhập cảnh sẽ được chấp thuận.

- Mẫu đơn DS-117 (PDF 56KB) đã hoàn tất.

- Bằng chứng tình trạng Thường Trú Nhân như Thẻ Xanh (Đơn I-151, I-551), giấy phép tái nhập cảnh, giấy thông hành…

- Bằng chứng ngày đương đơn rời Hoa Kỳ (ví dụ: vé máy bay, thẻ lên máy bay, hộ chiếu có đóng dấu của hải quan…)

- Bằng chức về ràng buộc của đương đơn ở Hoa Kỳ và vẫn còn ý định trở lại sinh sống tại Hoa Kỳ (giấy thuế, bằng chứng ràng buộc kinh tế, gia đình, xã hội tại Hoa Kỳ, vé máy bay khứ hồi...).

- Bằng chứng việc đương đơn ở ngoài Hoa Kỳ quá hạn là vì các lý do ngoài tầm kiểm soát (tình trạng sức khỏe, điều trị y tế, cha mẹ đi cùng, v.v.)

- Bằng chứng đương đơn làm việc cho 1 công ty của Hoa Kỳ ở nước ngoài và có khai thuế/đóng thuế đầy đủ trong suốt khoảng thời gian đương đơn đã vắng mặt dài hạn.

 

Thị thực SB-1 cho thường trú nhân tái nhập cảnh Hoa Kỳ do công ty Thế Hệ Mới thực hiện thành công tháng 04/2021.

 

Tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi đương đơn, viên chức Lãnh sự sẽ xem xét các bằng chứng nêu trên và đánh giá liệu đương đơn có hội đủ điều kiện xin thị thực SB-1.

Nếu được chấp thuận, viên chức Lãnh sự sẽ hướng dẫn các bước tiếp theo cho đương đơn. Cũng như các loại thị thực định cư khác, đương đơn phải hội đủ các điều kiện về pháp lý và hồ sơ giấy tờ để được cấp thị thực SB-1.

Nếu viên chức Lãnh sự đã quyết định rằng quý vị không hội đủ điều kiện xin thị thực SB-1, quyết định này sẽ không được xem xét và cân nhắc lại; quy trình xin cứu xét sẽ không được áp dụng trong trường hợp này.

Nếu đương đơn không hội đủ điều kiện xin tái nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện SB-1, thân nhân của đương đơn ở Hoa Kỳ phải mở lại một hồ sơ bảo lãnh định cư mới với Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Một lựa chọn khác dành cho đương đơn không đủ điều kiện được cấp thị thực SB-1 vẫn có thể đến Hoa Kỳ với mục đích ngắn hạn là xin thị thực du lịch loại B2.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

 

Đạo luật CSPA là gì?

Đạo luật CSPA năm 2002 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho một số đương đơn đã bị “quá tuổi” (quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực) do các trì hoãn về hành chính trong tiến trình thị thực.

 

Các tiêu chuẩn áp dụng CSPA

Để hội đủ điều kiện áp dụng CSPA, Quý vị cần phải hội đủ hai tiêu chuẩn:

1. Tuổi tính theo công thức CSPA của Quý vị phải dưới 21.

2. Quý vị phải có động thái yêu cầu CSPA trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt giải quyết.

 

Cách tính tuổi CSPA

Tuổi theo đạo luật CSPA là kết quả từ việc lấy tuổi thực sự của đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ đi tổng số ngày hồ sơ bảo lãnh phải chờ được thụ lý tại Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) (tính từ ngày USCIS nhận hồ sơ cho đến khi hồ sơ được chấp thuận, bao gồm toàn bộ thời gian xem xét hành chính).

Tuổi đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết – (Ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận – Ngày Sở Di trú nhận đơn bảo lãnh) = Tuổi CSPA

Nếu đương đơn tin rằng con mình có thể đủ điều kiện áp dụng CSPA, vui lòng liên hệ với lãnh sự quán Hoa Kỳ qua mẫu đơn trực tuyến để tiến hành yêu cầu CSPA. Xin đính kèm khai sanh của tất cả các con cần tính tuổi trong mẫu đơn trực tuyến.

Tuy nhiên trong một số trường hợp như hồ sơ bảo lãnh định cư theo diện làm việc dựa theo giấp phép lao động, ngày ưu tiên sẽ không phải là ngày mở hồ sơ bảo lãnh. Ngày mở hồ sơ bảo lãnh và ngày hồ sơ được chấp thuận sẽ là những ngày được sử dụng trường hợp này. Thời gian chờ đợi để được cấp giấy phép lao động hay thời gian chờ để hồ sơ được đến lượt giải quyết sẽ không được áp dụng khi tính tuổi đương đơn theo đạo luật này.

Cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ không thể tính tuổi của đương đơn theo điều luật CSPA cho đến khi ngày ưu tiên của hồ sơ đến lượt giải quyết và hồ sơ đang ở văn phòng Lãnh sự chờ ngày phỏng vấn các đương đơn. Khi đó, đương đơn nào nghĩ rằng mình đủ tiêu chuẩn theo điều luật này có thể liên hệ với cơ quan Lãnh sự Hoa Kỳ ít nhất 3 ngày trước ngày phỏng vấn.

Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tính tuổi theo điều luật CSPA cho tới khi nhận được đơn (bao gồm phí). Tất cả các đương đơn phải có những giấy tờ sau:

- Trang xác nhận của mẫu đơn điện tử DS-260 (Nếu đương đơn không điền được đơn DS-260, văn phòng Lãnh sự sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi tính tuổi theo điều luật CSPA).

- Hộ chiếu còn hiệu lực và khai sinh.

- Bằng chứng về tình trạng hôn nhân hiện tại của đương đơn xin tính tuổi CSPA và đương đơn chính, chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử, hoặc quyết định ly hôn.

- Lệ phí cấp xét thị thực không hoàn lại 325 đô la Mỹ (nếu lệ phí này chưa được đóng tại NVC).

 

Ghi chú: Đạo luật CSPA không áp dụng cho thị thực diện K-1 hôn phu/hôn thê và thị thực diện trẻ lai.  Đối với thị thực bảo lãnh gia đình diện không ưu tiên và diện làm việc, thị thực trúng thưởng, và thị thực định cư đặc biệt, đương đơn phải theo đuổi hồ sơ để có được tình trạng thường trú nhân hợp pháp trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ được giải quyết. Yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm không áp dụng cho các loại thị thực ưu tiên IR hay IB. Thông thường yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm có nghĩa đương đơn phải nộp DS-260 trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt được giải quyết.

 

Để biết thêm thông tin về CSPA, vui lòng truy cập các trang web sau:

https://www.uscis.gov/green-card/green-card-processes-and-procedures/child-status-protection-act/child-status-protection-act-cspa

https://vn.usembassy.gov/vi/visas-vi/immigrant-visas-vi/cspa-vi/

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Ngày 24/10/2016 Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) thông báo, kể từ 23 tháng 12 năm 2016 lệ phí cho các dịch vụ liên quan đến di trú sẽ tăng trung bình 21%. Tất cả các đơn gửi đến USCIS có dấu bưu điện từ ngày 23 tháng 12 năm 2016 đều phải thanh toán theo mức phí mới.

USCIS cho biết việc tăng phí là cần thiết bởi vì cơ quan này không nhận được hỗ trợ từ nguồn ngân sách quốc gia, mức phí hiện tại người nộp đơn đóng không đủ để để trang trải các chi phí liên quan đến người tị nạn, di dân, cũng như chi phí xây dựng các cơ sở phục vụ di dân. USCIS đã cho rằng họ sẽ tiếp tục nhận được ngân sách từ Quốc hội nhưng điều đó đã không xảy ra trên thực tế.

Do không có sự hỗ trợ thêm về kinh phí từ Quốc hội, USCIS phải tiếp tục hoạt động dựa vào việc tăng các khoản phí do người nộp đơn đóng, cuối cùng là quyết định tăng 21% lệ phí đã được đưa ra.

Danh sách đầy đủ các khoản phí mới được liệt kê tại link ở cuối bài, tuy nhiên có một số mức phí cần quan tâm như sau:

- I-129F bảo lãnh hôn phu - hôn thê sẽ tăng từ $340 lên $535.

- I-130 bảo lãnh thân nhân sẽ tăng từ $420 lên $535.

- I-485 thay đổi tình trạng định cư cho người lớn sẽ tăng từ $985 lên $1,140.

- I-485 thay đổi tình trạng định cư cho trẻ em dưới 14 tuổi sẽ tăng từ $635 lên $750.

- I-539 thay đổi, gia hạn, tái nhập tình trạng không định cư sẽ tăng từ $290 lên $370.

- Phí di dân cho người mới định cư cũng sẽ tăng từ $165 lên $220.

USCIS hoạt động phần lớn nhờ vào các khoản lệ phí do người nộp đơn đóng, do đó USCIS luôn xem xét việc tăng lệ phí theo định kỳ mỗi hai năm để đảm bảo rằng họ có đủ ngân sách cho cơ quan này hoạt động. Đây là lần tăng phí đầu tiên kể từ năm 2010, lần USCIS tăng các khoản phí cao nhất là vào năm 2007 với mức tăng tương đương 66%.

 

Nguồn thông tin:

1. https://www.uscis.gov/news/news-releases/uscis-announces-final-rule-adjusting-immigration-benefit-application-and-petition-fees

2. https://www.uscis.gov/forms/our-fees