Bảo hiểm du lịch

Ngay sau khi buổi phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ kết thúc, nếu đương đơn không được cấp thị thực thì viên chức lãnh sự luôn cung cấp thư từ chối bằng song ngữ Anh - Việt trình bày trên 2 mặt của 1 tờ giấy khổ A4, nội dung thư ghi rõ lý do từ chối cấp thị thực chiếu theo các điều khoản của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) như sau:

Điều khoản 214(b) - Visa Qualifications and Immigrant Intent
"Từ chối tạm thời vì đương đơn chưa hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư" Điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) thường được áp dụng cho đương đơn xin các loại thị thực không định cư. Trong mọi cuộc phỏng vấn xét thị thực không di định cư, viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng: “Mỗi đương đơn đều được xem như có ý định định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư”. Điều đó có nghĩa là viên chức Lãnh Sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn cho rằng đương đơn có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Cần nhấn mạnh rằng bản thân đương đơn phải có trách nhiệm chứng minh đương đơn hội đủ tiêu chuẩn để được cấp thị thực. Đương đơn xin thị thực phải thuyết phục được viên chức Lãnh Sự những điều sau:

  • Đương đơn phải sử dụng loại thị thực được cấp đúng mục đích và hợp pháp.
  • Đương đơn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi của mình mà không tìm việc làm bất hợp pháp trong thời gian ở Hoa Kỳ.
  • Đương đơn có "các mối ràng buộc chặt chẽ" với quê hương và sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau thời gian lưu trú tạm thời.

Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. “Những mối ràng buộc chặt chẽ” là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản.

Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào chứng minh được những ràng buộc này. Mỗi đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và súc tích.

Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Những ràng buộc cụ thể có đủ thuyết phục để được cấp thị thực hay không khác nhau tuỳ thuộc vào từng quốc gia, vào từng nền văn hoá, và tuỳ từng cá nhân. Tất cả các viên chức Lãnh Sự đều có kiến thức về tình hình địa phương và luật di trú Hoa Kỳ để giúp họ đưa ra quyết định này.

Điều khoản 214(b) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Nếu đương đơn đã bị từ chối cấp thị thực trước đây nhưng hiện tại đương đơn có thêm các thông tin mới, hoặc nếu hoàn cảnh chung của đương đơn đã thay đổi đáng kể, hoặc có các hồ sơ quan trọng chưa được xem xét trong lần phỏng vấn trước, thì đương đơn có thể nộp đơn xin phỏng vấn lại để được xử lý bởi một viên chức Lãnh Sự khác. Khi bị từ chối cấp thị thực, đương đơn không thể khiếu nại về quyết định của viên chức Lãnh Sự, nộp đơn tái phỏng vấn là cách duy nhất để hồ sơ của đương đơn được xem xét lại.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về điều khoản 214(b) khi cho rằng chỉ cần bổ sung thêm hồ sơ là có thể hội đủ điều kiện được cấp thị thực. Tuy nhiên, quyết định về thị thực không đơn thuần chỉ dựa trên giấy tờ. Đúng hơn, viên chức lãnh sự luôn xem xét toàn bộ hoàn cảnh chung của đương đơn để quyết định xem trường hợp của đương đơn có nằm ngoài giả định của luật pháp Hoa Kỳ khi cho rằng đương đơn có ý định định cư hay không. Các giấy tờ cần thiết có thể giúp viên chức Lãnh Sự có những quyết định đúng đắn, tuy nhiên, không một giấy tờ riêng lẻ hay một thông tin đơn thuần nào bảo đảm việc được cấp thị thực.

Điều khoản 221(g) - Incomplete Application or Supporting Documentation
"Từ chối tạm thời cho đến khi đương đơn bổ sung đầy đủ thông tin hoặc hồ sơ cần thiết để được xét cấp thị thực" Khác với trường hợp thị thực bị từ chối theo điều khoản 214(b), nếu bạn bị từ chối theo điều 221(g) có nghĩa là viên chức lãnh sự không có đủ các thông tin hoặc hồ sơ cần thiết để xét cấp visa tại thời điểm bạn nộp đơn xin thị thực. Việc xét duyệt hồ sơ của bạn đang trong trạng thái chờ hành động kế tiếp với một trong hai lý do sau đây:

  • Đơn xin visa của bạn chưa hoàn tất hoặc thiếu các tài liệu cần thiết: Bạn sẽ nhận được một lá thư nói đơn xin visa của bạn đã bị từ chối theo điều 221(g) và danh sách tài liệu mà bạn cần phải cung cấp và làm thế nào để cung cấp cho các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.
  • Xử lý hành chính: Công tác xử lý hành chính về đơn xin visa của bạn là cần thiết để xem xét bạn có hội đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Bạn sẽ nhận được một lá thư nói rõ điều này và hướng dẫn bạn các bước kế tiếp. Thông thường thời gian xử lý hành chính có thể kéo dài đến 60 ngày.

Hầu hết các trường hợp bị từ chối theo điều khoản 212(g) chỉ cần thực hiện đúng các hướng dẫn trong thư từ chối để được xét cấp thị thực và không cần phải đóng lại phí phỏng vấn hoặc tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp với viên chức lãnh sự. Các đương đơn sẽ có 12 tháng để gửi các giấy tờ được yêu cầu kể từ ngày nộp đơn mà không phải trả phí xét đơn xin visa mới. Sau 12 tháng, tình trạng bị từ chối theo điều khoản 221(g) sẽ hết hạn theo quy định của điều khoản 203(e) và khi đó đương đơn phải thực hiện hồ sơ xin thị thực lại từ đầu.

Điều khoản 214(a)(4) - Public Charge
"Từ chối tạm thời vì lý do đương đơn có thể là gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ" Đương đơn xin thị thực phải chứng minh đủ nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian dự định lưu trú tại Hoa Kỳ. Việc từ chối thị thực vì lý do "Gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ" thường ít xảy ra đối với các đơn xin thị thực không định cư, nhưng vẫn có thể xảy ra.

Điều khoản 214(a)(4) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Để vượt qua sự từ chối thị thực vì lý do "Gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ", đương đơn phải chứng minh rằng họ sẽ có đủ nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian họ dự định lưu trú tại Hoa Kỳ. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét các bằng chứng bổ sung mà đương đơn nộp để xác định xem những bằng chứng đó có đủ để khắc phục tình trạng bị từ chối theo điều 214(a)(4) hay không.

Điều khoản 212(a)(9)(B)(i) - Unlawful Presence in the United States
"Hình phạt từ chối cấp thị thực trong 1 thời gian do đương đơn đã từng cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ"Điều khoản từ chối cấp thị thực 212(a)(9)(B)(i) áp dụng hình phạt có thời hạn cho các đương đơn bị cho là đã cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, hoặc đã ở lại Hoa Kỳ sau ngày hết hạn của thời gian được phép lưu trú. Khi bị từ chối cấp thị thực theo điều luật này, đương đơn không đủ điều kiện được cấp thị thực tùy theo khoảng thời gian đã cư trú bất hợp pháp như sau:

  • Cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ hơn 180 ngày nhưng dưới 1 năm: Không được cấp thị thực trong 3 năm kể từ ngày rời khỏi Hoa Kỳ.
  • Cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ hơn 1 năm: Không được cấp thị thực trong 10 năm kể từ ngày rời khỏi Hoa Kỳ.

Bạn sẽ được tư vấn bởi các viên chức lãnh sự nếu bạn ở trong trường hợp có thể nộp đơn xin miễn trừ tình trạng không đủ điều kiện cấp thị thực này.

Điều khoản 212(a)(6)(C)(i) - Fraud and Misrepresentation
"Từ chối cấp thị thực vĩnh viễn vì hồ sơ giả mạo hoặc cung cấp thông tin không đúng sự thật"

Điều khoản từ chối cấp thị thực 212(a)(6)(C)(i) của Bộ Di Trú và Nhập tịch áp dụng hình phạt nghiêm trọng đối với các đương đơn xin thị thực cố tình nộp bằng chứng giả mạo hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến luật Nhập Tịch. Nếu đơn xin thị thực của đương đơn đã bị từ chối theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i) vì lý do cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo cho viên chức Lãnh sự trong cuộc phỏng vấn, thì đương đơn sẽ VĨNH VIỄN không hội đủ điều kiện để nhập cảnh Hoa Kỳ.

Xin hiểu rằng điều này có nghĩa rằng, không những hồ sơ hiện tại của đương đơn sẽ bị từ chối, mà tất cả các đơn xin thị thực trong tương lai của đương đơn cũng sẽ bị từ chối, bất kể mục đích đến Hoa Kỳ của đương đơn, vị trí của đương đơn trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà nước hay tuổi tác của đương đơn tại thời điểm nộp đơn xin thị thực sau này. Việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo trong buổi phỏng vấn xin thị thực là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và sẽ tác động lâu dài đến cơ hội kinh doanh, học tập hoặc du lịch thăm viếng bạn bè thân nhân của đương đơn tại Hoa Kỳ trong tương lai. Xin vui lòng hết sức thận trọng vấn đề này khi chuẩn bị đơn xin thị thực.

Nếu quý vị từng bị từ chối cấp thị thực theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i), trong một số trường hợp đặc biệt, Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới có thể giúp quý vị nộp đơn xin miễn trừ trường hợp này, tuy nhiên mỗi đương đơn đều có hoàn cảnh khác nhau nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn dịch vụ đặc biệt này trực tiếp với quý vị theo lịch hẹn trước.

Hãy để hồ sơ visa Mỹ của quý khách luôn được chăm sóc bởi các chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn của công ty Thế Hệ Mới, những người đã thật sự đến Mỹ, được huấn luyện chuyên môn tại Mỹ và luôn hiểu biết chính xác về luật di trú Mỹ hiện hành.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Tương tự chính sách miễn thị thực du lịch cho công dân Việt Nam nhưng vẫn có các trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh, chính sách thị thực du học Singapore tuy dễ nhưng cũng có các trường hợp hồ sơ xin thị thực (student pass) bị cơ quan Immigration & Checkpoints Authority - ICA từ chối. Bên dưới là các nguyên nhân bị từ chối cấp thị thực du học Singpore (student pass) phổ biến:

1. Sinh viên không được nhận vào một trường được cấp phép và được công nhận bởi Immigration & Checkpoints Authority - ICA http://www.ica.gov.sg/services_centre_overview.aspx?pageid=256 

2. Sinh viên không được nhận vào một khóa học toàn thời gian (full-time). Định nghĩa khóa học toàn thời gian (full time) là chương trình học sẽ diễn ra vào các ngày trong tuần. Nhiều khóa học được tổ chức giống hình thức học Full-time nhưng không đủ điều kiện để sinh viên quốc tế được cấp Student Pass.

3. Sinh viên có thời gian gián đoạn học tập quá dài. Thông thường trường hợp này sinh viên sẽ phải viết thư giải thích về khoảng thời gian đó. Một số trường hợp sinh viên đã viết thư giải trình mà vẫn bị ICA từ chối.

4. Trước khi nộp đơn du học Singapore, sinh viên thường xuyên đi du lịch Singapore và lưu trú dài hạn. Các viên chức ICA có thể nghi ngờ sinh viên đến Singapore không phải mục đích học tập mà để lợi dụng student pass làm việc bất hợp pháp.

5. Sinh viên đăng ký khóa học “thấp” hơn trình độ sinh viên đã học ở Việt Nam. Ví dụ: Bạn đã tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam, sau đó bạn lại đăng ký khóa cao đẳng ở Singapore mà không có lý do chính đáng.

6. Trước đây sinh viên đã từng vi phạm luật pháp tại Singapore, đặc biệt về lĩnh vực làm việc hoặc cư trú bất hợp pháp.

7. Trong trường hợp ICA cho rằng sinh viên không đủ khả năng chi trả cho cuộc sống ở Singapore, ICA không từ chối cấp Student Pass mà chỉ yêu cầu đặt cọc $1,500 SGD, khoản tiền này sẽ được hoàn trả trong vòng 30 ngày sau khi khóa học kết thúc.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Tài liệu gốc mang tên "10 Points to remember when applying for a non-immigrant visa" đã được phát hành rộng rãi từ nhiều năm trước, nó được soạn bởi các cựu nhân viên Lãnh Sự Hoa Kỳ và được nhiều trường tại Mỹ gửi cho du học sinh để hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn xin thị thực du học. Tiếc thay, phần lớn học sinh đều bỏ qua tài liệu hữu ích này vì nó quá nhiều chữ tiếng Anh :-( . Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới đăng lại tài liệu này bằng song ngữ Anh - Việt, mong là nó sẽ hữu ích cho các bạn học sinh đang chuẩn bị xin thị thực du học Mỹ.

Điều thứ 1
"Ties to your home country - Các mối ràng buộc với nước sở tại." Under U.S. Law, all applicants for nonimmigrant visas, such as student visas, are viewed as intending immigrants until they can convince the consular officer that they are not. You must therefore be able to show that you have reasons for returning to your home country that are stronger than those for remaining tin the United States. “Ties” to your home country are the things that bind you to your home town, homeland, or current place of residence: job, family, financial prospects that you own or will inherit, investments, etc. if you are prospective undergraduate, the interviewing officer may ask about your specific intentions or promise of future employment, family or other relationships, educational objectives, grades, long-range plans and career prospects in your home country. Each person’s situation is different, of course, and there is no magic explanation or single document, certificate, or letter which can guarantee visa issuance.

Theo Luật pháp của Hoa Kỳ, tất cả những người xin thị thực không di dân, chẳng hạn như thị thực du học, được xem như người có ý định nhập cư cho đến khi họ có thể thuyết phục viên chức lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Do đó, bạn phải có khả năng để cho thấy rằng bạn có lý do để trở về nước của bạn mạnh mẽ hơn những lý do bạn ở lại Hoa Kỳ. "Các mối ràng buộc với nước sở tại là những điều ràng buộc bạn với quê hương của bạn, hoặc nơi cư trú hiện tại: công việc, gia đình, triển vọng tài chính mà bạn sở hữu hoặc sẽ thừa kế, đầu tư, v.v.. nếu bạn muốn học đại học, các phỏng vấn viên có thể hỏi về những dự định cụ thể của bạn hay hứa hẹn việc làm trong tương lai, gia đình hoặc các mối quan hệ khác, mục tiêu giáo dục, trình độ, kế hoạch dài hạn và triển vọng nghề nghiệp ở nước bạn. Hoàn cảnh của mỗi người tất nhiên khác nhau, và không có lời giải thích kỳ diệu hay tài liệu duy nhất, giấy chứng nhận, hoặc bất kỳ bức thư nào có thể đảm bảo bạn được cấp visa.

Điều thứ 2
"English – Trình độ Anh ngữ."Anticipate that the interview will be conducted in English and not in your native language. One suggestion is to practice English conversation with a native speaker before the interview, but do NOT prepare speeches!

Dự kiến trước là buổi phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh và không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Một gợi ý là hãy luyện tập tiếng Anh với người bản xứ trước khi phỏng vấn, nhưng KHÔNG phải là chuẩn bị đọc diễn văn!

Điều thứ 3
"Speak for yourself - Hãy tự nói về mình." Do not bring parents or family members with you to the interview. The consular officer wants to interview you, not your family. A negative impression is created if you are not prepared to speak on your own behalf.

Đừng đưa bố mẹ hay người nhà đến các cuộc phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự muốn phỏng vấn bạn, không phải gia đình của bạn. Bạn sẽ tạo ấn tượng xấu nếu bạn không chuẩn bị để tự trình bày vấn đề của mình.

Điều thứ 4
"Know the program and how it fits your career plans - Hiểu rõ chương trình học và làm thế nào nó phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp của mình." You must be able to articulate the reasons for choosing a particular program in the United States and explain how studying in the United States relates to your future professional career when you return home.

Bạn phải có khả năng trình bày rõ lý do cụ thể cho việc lựa chọn một chương trình học tại Hoa Kỳ và giải thích được việc học tập tại Hoa Kỳ liên quan đến nghề nghiệp tương lai của bạn khi bạn trở về nhà.

Điều thứ 5
"Be brief - Hãy trình bày ngắn gọn."Because of the volume of applications received, all consular officers are under considerable time pressure to conduct a quick and efficient interview. They must take a decision, for the most part, on the impressions they from during the first minute of the interview. Consequently, what you say first and the initial impression you create are critical to your success. Keep your answers to the officer’s questions short and to the point.

Vì số lượng của các hồ sơ xin thị thực rất lớn, tất cả các viên chức lãnh sự phải làm việc dưới áp lực thời gian đáng kể để tiến hành một cuộc phỏng vấn nhanh chóng và hiệu quả. Họ phải đưa ra quyết định, phần lớn, dựa trên những ấn tượng có được từ trong những phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Do đó, những gì bạn nói lần đầu và ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra sẽ quyết định thành công của bạn. Hãy trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn vào trọng tâm.

Điều thứ 6
"Additional documentation - Hồ sơ hỗ trợ." It should be immediately clear to the consular officer. What written documents you are presenting and what they signify lengthy written explanations cannot be quickly read or evaluated. Remember that you will have 2 - 3 minutes of interview time. If you are lucky.

Những hồ sơ quan trọng phải được trình cho viên chức lãnh sự ngay lập tức và rõ ràng. Những văn bản giấy tờ bạn trình và những gì họ biểu giải trình bằng văn bản quá dài có thể không được đọc nhanh chóng và đánh giá. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 2 - 3 phút cho cuộc phỏng vấn. Nếu bạn là người may mắn.

Điều thứ 7
"Not all countries are equal – Không phải quốc gia nào cũng như nhau."Applicants from countries suffering economic problems or from countries where many students have remained in the United States as immigrants will have more difficulty getting visas.

Đương đơn từ các quốc gia đang gặp các vấn đề kinh tế hay các quốc gia mà nhiều sinh viên đã ở lại Hoa Kỳ như là người nhập cư sẽ có nhiều khó khăn nhận được thị thực

Điều thứ 8
"Employment - Việc làm."Your main purpose in coming the United States should be to study, not for the chance to work before or after graduation. While many students do work off-campus during their studies, such employment is incidental to their main purpose of completing their U.S. education. You must be able to clearly articulate your plan to return home at the end of your program. If your spouse is also applying for an accompanying F-2 visa, be aware that F-2 dependents cannot be employed in the United States. If asked, be prepared to address what your spouse intends to do while in the United States. Volunteer work and attending school part-time are permitted activities.

Mục đích chính của bạn đến Hoa Kỳ là để học tập, không phải để có cơ hội kiếm việc làm trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Có nhiều sinh viên làm thêm việc bên ngoài trường trong nghiên cứu của họ, việc này chỉ là ngẫu nhiên mục đích chính của họ hoàn thành việc học của họ tại Mỹ. Bạn phải có khả năng trình bày rõ kế hoạch của bạn để trở về nhà khi kết thúc khóa học của bạn. Nếu người phối ngẫu của bạn nộp đơn cho visa đi kèm F-2, hãy ý thức được rằng F-2 có thể không được phép làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu được hỏi, hãy chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết những gì vợ chồng bạn dự định làm trong khi tại Hoa Kỳ. Công việc tình nguyện và đi học bán thời gian được chấp thuận.

Điều thứ 9
"Dependents remaining at home – Người thân ở quê nhà."If your spouse and children are remaining behind in your country, be prepared to address how they will support themselves in your absence. This can be an especially tricky area if you are the primary source of income for your family. If the consular officer gains the impression that your family will need you to remit money from the United States in order to support themselves, your student visa supplication will almost certainly be denied.

Nếu người phối ngẫu và con cái của bạn vẫn ở lại đất nước của bạn, bạn phải đảm bảo họ tự hỗ trợ được trong khi bạn vắng mặt. Điều này có thể là một lãnh vực đặc biệt khó khăn nếu bạn là nguồn thu nhập chính của gia đình bạn. Nếu các viên chức lãnh sự cảm thấy rằng gia đình bạn sẽ cần bạn phải gửi tiền từ Hoa Kỳ về để nuôi họ, việc xin thị thực sinh viên của bạn sẽ gần như chắc chắn sẽ bị từ chối.

Điều thứ 10
"Maintain a positive attitude - Duy trì thái độ tích cực." Do not engage the consular officer in an argument. If you are denied a student visa, ask the officer for a list of documents he or she would suggest you bring in order to overcome the refusal, and try to get the reason you were denied in writing.

Không tranh cãi với các viên chức lãnh sự. Nếu bạn bị từ chối visa du học, yêu cầu nhân viên cho một danh sách các tài liệu gợi ý bạn cần phải bổ sung để vượt qua sự từ chối, và cố gắng để có được những lý do bạn bị từ chối bằng văn bản.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Ngay sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, nếu đương đơn không được cấp thị thực thì viên chức lãnh sự Mỹ luôn cung cấp thư từ chối bằng song ngữ Anh - Việt trình bày trên 2 mặt của 1 tờ giấy khổ A4, nội dung thư ghi rõ lý do từ chối cấp thị thực chiếu theo các điều khoản của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) như sau:

Điều khoản 214(b) - Visa Qualifications and Immigrant Intent
"Từ chối tạm thời vì đương đơn chưa hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư" Điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) thường được áp dụng cho đương đơn xin các loại thị thực không định cư. Trong mọi cuộc phỏng vấn xét thị thực không di định cư, viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng: “Mỗi đương đơn đều được xem như có ý định định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư”. Điều đó có nghĩa là viên chức Lãnh Sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn cho rằng đương đơn có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Cần nhấn mạnh rằng bản thân đương đơn phải có trách nhiệm chứng minh đương đơn hội đủ tiêu chuẩn để được cấp thị thực. Đương đơn xin thị thực phải thuyết phục được viên chức Lãnh Sự những điều sau:

  • Đương đơn phải sử dụng loại thị thực được cấp đúng mục đích và hợp pháp.
  • Đương đơn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi của mình mà không tìm việc làm bất hợp pháp trong thời gian ở Hoa Kỳ.
  • Đương đơn có "các mối ràng buộc chặt chẽ" với quê hương và sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau thời gian lưu trú tạm thời.

Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. “Những mối ràng buộc chặt chẽ” là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản.

Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào chứng minh được những ràng buộc này. Mỗi đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và súc tích.

Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Những ràng buộc cụ thể có đủ thuyết phục để được cấp thị thực hay không khác nhau tuỳ thuộc vào từng quốc gia, vào từng nền văn hoá, và tuỳ từng cá nhân. Tất cả các viên chức Lãnh Sự đều có kiến thức về tình hình địa phương và luật di trú Hoa Kỳ để giúp họ đưa ra quyết định này.

Điều khoản 214(b) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Nếu đương đơn đã bị từ chối cấp thị thực trước đây nhưng hiện tại đương đơn có thêm các thông tin mới, hoặc nếu hoàn cảnh chung của đương đơn đã thay đổi đáng kể, hoặc có các hồ sơ quan trọng chưa được xem xét trong lần phỏng vấn trước, thì đương đơn có thể nộp đơn xin phỏng vấn lại để được xử lý bởi một viên chức Lãnh Sự khác. Khi bị từ chối cấp thị thực, đương đơn không thể khiếu nại về quyết định của viên chức Lãnh Sự, nộp đơn tái phỏng vấn là cách duy nhất để hồ sơ của đương đơn được xem xét lại.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về điều khoản 214(b) khi cho rằng chỉ cần bổ sung thêm hồ sơ là có thể hội đủ điều kiện được cấp thị thực. Tuy nhiên, quyết định về thị thực không đơn thuần chỉ dựa trên giấy tờ. Đúng hơn, viên chức lãnh sự luôn xem xét toàn bộ hoàn cảnh chung của đương đơn để quyết định xem trường hợp của đương đơn có nằm ngoài giả định của luật pháp Hoa Kỳ khi cho rằng đương đơn có ý định định cư hay không. Các giấy tờ cần thiết có thể giúp viên chức Lãnh Sự có những quyết định đúng đắn, tuy nhiên, không một giấy tờ riêng lẻ hay một thông tin đơn thuần nào bảo đảm việc được cấp thị thực.

Điều khoản 221(g) - Incomplete Application or Supporting Documentation
"Từ chối tạm thời cho đến khi đương đơn bổ sung đầy đủ thông tin hoặc hồ sơ cần thiết để được xét cấp thị thực" Khác với trường hợp thị thực bị từ chối theo điều khoản 214(b), nếu bạn bị từ chối theo điều 221(g) có nghĩa là viên chức lãnh sự không có đủ các thông tin hoặc hồ sơ cần thiết để xét cấp visa tại thời điểm bạn nộp đơn xin thị thực. Việc xét duyệt hồ sơ của bạn đang trong trạng thái chờ hành động kế tiếp với một trong hai lý do sau đây:

  • Đơn xin visa của bạn chưa hoàn tất hoặc thiếu các tài liệu cần thiết: Bạn sẽ nhận được một lá thư nói đơn xin visa của bạn đã bị từ chối theo điều 221(g) và danh sách tài liệu mà bạn cần phải cung cấp và làm thế nào để cung cấp cho các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.
  • Xử lý hành chính: Công tác xử lý hành chính về đơn xin visa của bạn là cần thiết để xem xét bạn có hội đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Bạn sẽ nhận được một lá thư nói rõ điều này và hướng dẫn bạn các bước kế tiếp. Thông thường thời gian xử lý hành chính có thể kéo dài đến 60 ngày.

Hầu hết các trường hợp bị từ chối theo điều khoản 212(g) chỉ cần thực hiện đúng các hướng dẫn trong thư từ chối để được xét cấp thị thực và không cần phải đóng lại phí phỏng vấn hoặc tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp với viên chức lãnh sự. Các đương đơn sẽ có 12 tháng để gửi các giấy tờ được yêu cầu kể từ ngày nộp đơn mà không phải trả phí xét đơn xin visa mới. Sau 12 tháng, tình trạng bị từ chối theo điều khoản 221(g) sẽ hết hạn theo quy định của điều khoản 203(e) và khi đó đương đơn phải thực hiện hồ sơ xin thị thực lại từ đầu.

Điều khoản 214(a)(4) - Public Charge
"Từ chối tạm thời vì lý do đương đơn có thể là gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ" Đương đơn xin thị thực phải chứng minh đủ nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian dự định lưu trú tại Hoa Kỳ. Việc từ chối thị thực vì lý do "Gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ" thường ít xảy ra đối với các đơn xin thị thực không định cư, nhưng vẫn có thể xảy ra.

Điều khoản 214(a)(4) không phải là 1 lệnh cấm vĩnh viễn. Để vượt qua sự từ chối thị thực vì lý do "Gánh nặng đối với ngân sách công của Hoa Kỳ", đương đơn phải chứng minh rằng họ sẽ có đủ nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian họ dự định lưu trú tại Hoa Kỳ. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét các bằng chứng bổ sung mà đương đơn nộp để xác định xem những bằng chứng đó có đủ để khắc phục tình trạng bị từ chối theo điều 214(a)(4) hay không.

Điều khoản 212(a)(9)(B)(i) - Unlawful Presence in the United States
"Hình phạt từ chối cấp thị thực trong 1 thời gian do đương đơn đã từng cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ"Điều khoản từ chối cấp thị thực 212(a)(9)(B)(i) áp dụng hình phạt có thời hạn cho các đương đơn bị cho là đã cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, hoặc đã ở lại Hoa Kỳ sau ngày hết hạn của thời gian được phép lưu trú. Khi bị từ chối cấp thị thực theo điều luật này, đương đơn không đủ điều kiện được cấp thị thực tùy theo khoảng thời gian đã cư trú bất hợp pháp như sau:

  • Cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ hơn 180 ngày nhưng dưới 1 năm: Không được cấp thị thực trong 3 năm kể từ ngày rời khỏi Hoa Kỳ.
  • Cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ hơn 1 năm: Không được cấp thị thực trong 10 năm kể từ ngày rời khỏi Hoa Kỳ.

Bạn sẽ được tư vấn bởi các viên chức lãnh sự nếu bạn ở trong trường hợp có thể nộp đơn xin miễn trừ tình trạng không đủ điều kiện cấp thị thực này.

Điều khoản 212(a)(6)(C)(i) - Fraud and Misrepresentation
"Từ chối cấp thị thực vĩnh viễn vì hồ sơ giả mạo hoặc cung cấp thông tin không đúng sự thật"

Điều khoản từ chối cấp thị thực 212(a)(6)(C)(i) của Bộ Di Trú và Nhập tịch áp dụng hình phạt nghiêm trọng đối với các đương đơn xin thị thực cố tình nộp bằng chứng giả mạo hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến luật Nhập Tịch. Nếu đơn xin thị thực của đương đơn đã bị từ chối theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i) vì lý do cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo cho viên chức Lãnh sự trong cuộc phỏng vấn, thì đương đơn sẽ VĨNH VIỄN không hội đủ điều kiện để nhập cảnh Hoa Kỳ.

Xin hiểu rằng điều này có nghĩa rằng, không những hồ sơ hiện tại của đương đơn sẽ bị từ chối, mà tất cả các đơn xin thị thực trong tương lai của đương đơn cũng sẽ bị từ chối, bất kể mục đích đến Hoa Kỳ của đương đơn, vị trí của đương đơn trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà nước hay tuổi tác của đương đơn tại thời điểm nộp đơn xin thị thực sau này. Việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo trong buổi phỏng vấn xin thị thực là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và sẽ tác động lâu dài đến cơ hội kinh doanh, học tập hoặc du lịch thăm viếng bạn bè thân nhân của đương đơn tại Hoa Kỳ trong tương lai. Xin vui lòng hết sức thận trọng vấn đề này khi chuẩn bị đơn xin thị thực.

Nếu quý vị từng bị từ chối cấp thị thực theo điều khoản 212(a)(6)(C)(i), trong một số trường hợp đặc biệt, Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới có thể giúp quý vị nộp đơn xin miễn trừ trường hợp này, tuy nhiên mỗi đương đơn đều có hoàn cảnh khác nhau nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn dịch vụ đặc biệt này trực tiếp với quý vị theo lịch hẹn trước.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn