Thị thực định cư Mỹ

CN Tower là ngọn tháp nổi tiếng trên khắp thế giới tọa lạc tại thành phố Toronto ở Canada. Ngọn tháp là sự thể hiện của kết cấu độc lập nằm trên đất liền và có độ cao xếp thứ hai trên thế giới. Khi đến Canada, bạn đừng bỏ qua cơ hội khám phá tòa tháp vĩ đại này vì nó được xem như biểu tượng của thành phố Toronto. Hằng năm, nơi đây thu hút hàng triệu du khách đến tham quan.

Toronto là một thành phố đa dạng về văn hóa cũng như sắc tộc và nghệ thuật. Nơi đây được đánh giá là một trong những thành phố an toàn nhất của vùng Bắc Mỹ. Thành phố này còn nổi tiếng với hàng loạt các tòa nhà chọc trời, trường Đại học Toronto,…. trong đó có ngọn Tháp CN nổi tiếng và cao nhất nhì thế giới.

CN Tower là ngọn tháp lừng danh khắp thế giới  với độ cao lên đến hơn 553 mét. Ngọn tháp được khởi công xây dựng ngày 06 tháng 01 năm 1973. Công trình do Công ty Đường sắt Quốc gia Canada – Canadian National Railway, đầu tư và xây dựng với mục đích muốn xây dựng một tháp truyền hình – viễn thông nhằm phục vụ đại thành Toronto, thể hiện sức mạnh về nền công nghiệp của đất nước. Ngọn tháp chính thức hoàn thành vào năm 1976. Đây là công trình dựng đứng tự do cao nhất trên thế giới. Hiện nay, nơi đây đã trở thành địa danh mang tính biểu tượng và là một điểm tham quan tiêu biểu nhất tại Toronto.

Tháp CN được thi công liên tục theo quy trình 24 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Sau hơn 40 tháng với tổng nhân lực là 1573 người, công trình này chính thức được khánh thành vào ngày 26 tháng 06 năm 1976. Tòa tháp đảm nhiệm vai trò là bộ phận nhận tín hiệu vi sóng của phát thanh từ xa ở độ cao 338 mét, đồng thời là ăng-ten phát đặt trên đỉnh tháp. Tổng số vốn đầu tư cho công trình này g gần 260 triệu đô-la Mỹ.

Tháp CN có thiết kế dựng đứng theo hình xoắn ốc độc đáo. Bên trong tháp là một cầu thang bằng thép bao gồm 1,776 bậc dẫn đến tầng Sky Pod. Đây là chiếc cầu thang cao nhất trên thế giới cho đến nay. Thang bộ này được sử dụng như một lối thoát hiểm khẩn cấp chứ không được dùng thường ngày, trừ cuộc thi leo thang từ thiện được tổ thường niên 2 lần vào mùa xuân và mùa thu. 

Hãy dừng chân đầu tiên ở LookOut Level trên tầng thứ 113, chuyến thang máy đi từ tầng trệt lên tầng 113 chỉ mất 58 giây, nhanh đến mức bạn có thể nín thở trong suốt thời gian này. Đi xuống một tầng để thử đứng trên Glass Floor nhìn xuống các đường phố của thành phố bên dưới từ độ cao 1.122 foot (342 mét) hoặc bước ra ngoài trên Outdoor SkyTerrace.

Du khách có thể trả thêm phí để đi đến bệ quan sát SkyPod ở độ cao 1.465 foot (447 mét). 2.579 bậc dẫn tới bệ quan sát SkyPod là một phần của cầu thang bằng kim loại cao nhất trên trái đất, nhưng chỉ mở cửa cho cuộc thi leo trèo từ thiện hai lần một năm.

Nhà hàng xoay 360 độ ở độ cao 1.151 foot (351 mét) giữ kỷ lục có hầm rượu vang cao nhất trên thế giới. Thực đơn theo mùa của các đầu bếp từng đoạt giải thưởng là sự lựa chọn tinh tế, đi kèm với mức giá ở địa điểm hàng đầu này. Quán cà phê và nhà hàng nhỏ của tòa tháp khiến du khách ít tốn kém hơn nhưng vẫn khá đắt.

Tháp CN mở cửa vào ban ngày và buổi tối, khi tháp được thắp sáng và chỉ đóng cửa vào ngày 25 Tháng Mười Hai. Vào mùa đông, giờ mở cửa ngắn hơn một chút. Xem trang web chính thức để biết giờ hoạt động của nhà hàng, quán cà phê và các điểm tham quan. Tiết kiệm tiền bằng cách mua vé trực tuyến hoặc mua Toronto City Pass.

 

Muốn đến Canada với mục đích du lịch, mọi công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu phổ thông đều phải xin thị thực du lịch. Quá trình xét duyệt hồ sơ xin thị thực du lịch Canada tại Việt Nam thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, tùy thời điểm, do đó đương đơn cần lập kế hoạch để nộp hồ sơ xin thị thực sớm trước ngày dự định đến Canada.

Tuy Canada xét hồ sơ cấp thị thực rất chậm và rất chặt chẽ, nhưng đương đơn sẽ tận hưởng được sự thoải mái bởi chính sách cấp visa du lịch dài hạn đến 10 năm, tùy theo thời hạn hiệu lực của hộ chiếu, và có giá trị nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần nhập cảnh được lưu trú tối đa 6 tháng.

 

Các bước xin thị thực du lịch Canada

Bước 1
"Chuẩn bị"Hồ sơ xin visa du lịch Canada cần có các loại sau:

  • Thư mời du lịch.
  • Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính.
  • Danh sách người thân đang sống tại Canada.
  • Hộ chiếu còn hiệu lực tối thiểu 12 tháng.
  • Hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • Các hồ sơ khác tùy theo hoàn cảnh mỗi đương đơn.

Hướng dẫn chi tiết: http://www.cic.gc.ca/english/pdf/kits/forms/IMM5484E.pdf 

Bước 2
"Nộp hồ sơ xin thị thực"Đương đơn có thể chọn nộp đơn xin thị thực trực tuyến hoặc thông qua trung tâm VFS Global: 

  • Công dân Việt Nam có độ tuổi từ 14 đến 79 phải cung cấp thông tin sinh trắc học (hình và dấu vân tay) khi nộp đơn xin thị thực.
  • Nộp phí xét duyệt thị thực và phí sinh trắc học (chụp ảnh, lăn dấu vân tay).
  • Đương đơn sử dụng dịch vụ của trung tâm VFS Global phải đóng thêm phí hành chính.

Bước 3
"Chờ kết quả xét hồ sơ"Đương đơn cần kiểm tra email mỗi ngày để không bỏ sót các thông tin từ Lãnh Sự Quán Canada:

  • Nếu hồ sơ cần bổ túc: Cơ quan Lãnh Sự sẽ gửi thông báo qua email.
  • Nếu hồ sơ được chấp thuận: Cơ quan Lãnh Sự yêu cầu quý khách nộp hộ chiếu để dán thị thực.
  • Nếu hồ sơ bị từ chối: Cơ quan Lãnh Sự sẽ gửi thông báo cụ thể lý do từ chối thị thực qua email.

Bước 4
"Nhập cảnh Canada"Khi đương đơn nhập cảnh Canada cần xuất trình các hồ sơ sau:

  • Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Visa hợp lệ.
  • Địa chỉ sẽ lưu trú trong thời gian ở Canada.
  • Nếu visa còn thời hạn nằm trong hộ chiếu cũ thì quý khách chỉ cần mang hộ chiếu cũ cùng với hộ chiếu mới để được nhập cảnh mà không cần phải xin visa mới.

Visa du lịch Canada có giá trị 10 năm

Ảnh: Visa du lịch Canada có giá trị tối đa 10 năm, tùy theo thời hạn giá trị của hộ chiếu.

 

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 12 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du lịch Canada nhanh chóng và hiệu quả.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

So với việc xin visa du lịch tại các nước phát triển khác, thủ tục xin visa du lịch Mỹ rất đơn giản và nhanh chóng, đương đơn không cần dịch thuật hồ sơ, gửi nhiều tiền vào ngân hàng hoặc nộp hồ sơ chờ xem xét trong thời gian kéo dài nhiều tháng. Trong nhiều năm qua Thế Hệ Mới đã hoàn tất thành công nhiều hồ sơ du lịch Mỹ chỉ trong vòng 2 đến 3 tuần, việc chiếm nhiều thời gian chờ đợt nhất chỉ là chờ ngày tham dự buổi phỏng vấn theo lịch hẹn của cơ quan Lãnh Sự Hoa Kỳ.

Theo luật cấp thị thực không di dân của Hoa Kỳ, viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng:

Mỗi đương đơn xin thị thực đều được xem như có ý đến Hoa Kỳ với mục đích định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức Lãnh Sự rằng họ hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư.

Điều này có nghĩa là viên chức Lãnh Sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn xem rằng đương đơn có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, tùy theo nhu cầu của đương đơn.  

Tuy quy trình xin visa du lịch Mỹ tuy đơn giản và nhanh chóng như vậy, nhưng để đạt kết quả thành công trong thời gian ngắn nhất, người thực hiện hồ sơ xin visa cần có nhiều năm kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Mỹ, luật di trú Mỹ, các đặc điểm chứng minh tài chính của Việt Nam, cùng với kỹ năng sử dụng thông thạo máy tính, internet và Anh ngữ. Những yếu tố đó Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới đều thường xuyên huấn luyện cho đội ngũ nhân viên qua các hoạt động hàng tuần và các chuyến tập huấn tại Mỹ hàng năm.

 

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du lịch Mỹ

Mỗi buổi phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ chỉ kéo dài trong vài phút và viên chức lãnh sự cũng không thường xem xét các hồ sơ mà đương đơn muốn trình bày, họ được huấn luyện để nhanh chóng tổng hợp nhiều yếu tố để nhận định về hoàn cảnh của một đương đơn xin visa du lịch, do đó họ chỉ hỏi những điều chưa được mô tả trên đơn xin thị thực DS-160 và xem những điều họ thật sự cần xem. Nhìn chung, mỗi đương đơn phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản khi xin thị thực du lịch Mỹ, viên chức lãnh sự sẽ xem xét cấp thị thực hoặc từ chối cấp thị thực bằng cách kết hợp và cân nhắc tất cả các điều kiện này:

Điều kiện thứ 1
"Đương đơn có ý định đi du lịch thực sự" Vì đương đơn nộp đơn xin thị thực du lịch, do đó mục đích đương đơn đến Hoa Kỳ phải rõ ràng theo 1 lịch trình cụ thể. Viên chức Lãnh sự sẽ quan tâm đến một số nội dung sau:

  • Lý do chính đáng và hợp lý để đến Mỹ.
  • Hiểu biết chặt chẽ về lịch trình chuyến đi.
  • Ngân sách dành cho chuyến đi.
  • Thời gian của chuyến đi phù hợp với mục đích chuyến đi.

Nếu đương đơn thật sự muốn đến Mỹ để du lịch, đương đơn đã biết rõ tất cả các điều đó trước khi tham dự buổi phỏng vấn.

Điều kiện thứ 2
"Đương đơn có đủ nguồn tài chính trang trải cho chuyến đi"Viên chức Lãnh sự phải thấy rằng đương đơn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ cho chuyến đi. Một số ví dụ về giấy tờ chứng minh tài chính như sau:

  • Số tiền sẵn có trên sổ tiết kiệm và trong tài khoản cá nhân.
  • Quá trình du lịch nước ngoài của đương đơn và gia đình.
  • Nền tảng học vấn và quá trình làm việc của đương đơn.
  • Hồ sơ kinh doanh của gia đình hoặc người tài trợ.
  • Hóa đơn hoặc biên lai các loại thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Chứng từ đầu tư kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.
  • Các bằng chứng khác về tiềm năng tài chính thực tế.

Viên chức lãnh sự sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố trên để đưa ra nhận định về hoàn cảnh tài chính của đương đơn.

Điều kiện thứ 3
"Đương đơn phải trở về Việt Nam"Mỗi đương đơn đều có 1 hoàn cảnh riêng nhưng khi tổng hợp lại, viên chức phỏng vấn sẽ đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng đương đơn có những mối ràng buộc để phải quay về Việt Nam sau khi hoàn tất chuyến đi:

  • Những mối ràng buộc về gia đình.
  • Những mối ràng buộc về xã hội.
  • Những mối ràng buộc về công việc.
  • Tiềm năng tài chính của đương đơn tại Việt Nam.
  • Các yếu tố ràng buộc thể hiện từ các người thân trực hệ. Nếu như những người thân của đương đơn đã định cư tại Mỹ theo cách không hợp lệ, thì đương đơn sẽ khó lòng được cấp visa đến Mỹ, đó là sự thật hiển nhiên.

 

Công ty Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du lịch Mỹ nhanh chóng và hiệu quả.

 

Để được hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Chợ Pike Place được gọi là linh hồn của thành phố Seattle. Những người bán cá tại Pike Place luôn sống và làm việc với niềm say mê tột độ, tận tụy và hết lòng vì khách hàng. Họ luôn tạo ra nguồn cảm hứng sáng tạo, làm cho cuộc sống trở nên năng động, tràn đầy sinh lực, niềm vui. Từ ngôi chợ này đã ra đời ý tưởng cho bộ sách "Triết lý chợ cá cho cuộc sống" - một tác phẩm từng 3 năm liền là sách bán chạy nhất Hoa Kỳ và được dịch ra trên 30 ngôn ngữ.

Được thành lập từ năm 1907, Pike Place là chợ nông thủy sản lớn nhất bang Washington. Chợ nằm ở trung tâm thành phố Seattle, là một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến thăm quan thành phố này. Ngôi chợ này rộng trên 3,5 hectar bao gồm nhiều tòa nhà liên kết lại.

Khu chợ Pike Place là một nơi độc đáo không giống bất cứ nơi nào khác. Nơi đây vừa là nơi giải trí, vừa là nơi thân thiện để nán lại và trò chuyện với người chủ cửa hàng và bạn có thể mua tất cả mọi thứ từ những mánh ảo thuật đến toa thuốc Viễn Đông hay rượu vang và pho mát của địa phương. Nơi đây còn có cả thư viện công cộng ở tầng trệt nếu bạn muốn có chút không gian tĩnh tại.

Những nghệ sĩ đường phố và những người bán hàng vui vẻ mời chào khách trên những con phố lát đá cuội nhộn nhịp của Khu chợ Pike Place. Nơi đây có khoảng 200 quầy hàng và cửa hiệu, một số là của gia đình và đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Giữa nhiều lối rẽ rộng trên trục đường chính có mái vòm, bạn sẽ cảm nhận được sự phong phú của âm thanh, mùi vị và khung cảnh. Hãy dùng thử các loại trái cây theo mùa, ngửi hương thơm của những bó hoa và chiêm ngưỡng đồ trang sức và mỹ nghệ được làm bằng tay.

Các quán cà phê ấm cúng, các quầy thuốc đông y, quán bar nhỏ, các quầy thợ làm phô mai và các sạp hoa quả trồng theo phương pháp hữu cơ sẽ thu hút ánh mắt bạn và lôi kéo ví tiền của bạn. Bên dưới khu chợ truyền thống là một tầng các hiệu sách nhỏ, và các cửa hàng đồ gốm và đồ cổ, cửa hàng quần áo và các siêu thị đặc sản lý tưởng cho những ai thích mặc cả.

Ảnh: Những người bán cá đang bày trò vui đùa cùng khách du lịch

Chỉ nằm cách bờ biển Seattle vài bước, Khu chợ Pike Place nổi tiếng với các quầy hàng cá tươi. Đừng ngần ngại đến gần và xem sự vô cùng đa dạng phong phú của hải sản đang được bày trước mắt bạn: chân cua Alaska, hàu, cá hồi và các loại cá khác được bày trên lớp đá. Những người bán cá cạnh tranh nhau bằng những trò giải trí độc đáo, họ mặc bộ đồ ngư dân biểu diễn nghệ thuật ném cá trong lúc đùa vui với khách hàng. Du khách có thể còn nhìn thấy một con cá đột nhiên nhảy lên với cái miệng đang đớp mà không chút ngờ vực - tất cả là do một người vui tính phía sau quầy thanh toán đã kéo sợi dây. Tất cả làm tăng thêm bầu không khí thuần chất tự nhiên của khu chợ sôi động này.

Khi màn đêm buông xuống, các nghệ sĩ đường phố sẽ nhường chỗ cho nhạc jazz biểu diễn trực tiếp và các ca sĩ biểu diễn trong những quán lâu đời được yêu thích như Pink Door và quán bar táo bạo mà rất lôi cuốn Can Can. Ngày nay, chợ Pike Place với trên 10 triệu du khách tới đây hàng năm đã trở thành một phần không thể thiếu của Seattle và đóng góp vào nhịp sống năng động của thành phố này.

 

Four Corners là nơi giao thoa của các bang Arizona, Colorado, New Mexico và Utah, tạo nên một vành đai biên giới địa phương độc đáo trên thế giới. Khi tới thăm đất nước của Nữ thần Tự Do, du khách sẽ được giới thiệu về một địa điểm nổi tiếng và độc đáo - nơi đặt đài kỷ niệm có tên gọi "Đài tưởng niệm 4 góc - Four Corners", nằm ở sa mạc thuộc khu dành riêng cho người bản địa Mỹ (Navajo Indian Reservation).

Four Corners có nhiệm vụ đánh dấu ranh giới giữa các bang Arizona, Colorado, New Mexico, Utah và cũng là nơi duy nhất trên nước Mỹ bạn có thể cùng lúc đứng trên lãnh thổ của 4 nơi. Không giống các điểm du lịch chính trị khác trên thế giới như Bức tường Berlin, Four Corners tượng trưng cho sức mạnh, sự đoàn kết của người Mỹ trong việc thành lập liên bang. Đài tưởng niệm được làm bằng đá granite, ở giữa là một đĩa bằng đồng lớn và ghi dòng chữ "Bốn bang ở đây tự do dưới sự che chở của Chúa". Bốn đĩa nhỏ hơn nằm ở bốn phía các bang, trên có khắc con dấu và cờ đại diện.

Ảnh: Four Corners nơi cùng lúc bạn có thể đứng trên 4 tiểu bang.

Dù nằm ở địa điểm heo hút, cách xa thành thị náo nhiệt và thiếu thốn cơ sở vật chất, chính sự giao nhau mới lạ này đã khiến nơi đây rất hút du khách. Theo ước tính của chính quyền địa phương, mỗi giờ có tới hàng trăm người đổ về đây để chụp ảnh và tham quan "tượng đài bốn phương hội tụ" này. Xung quanh đài tưởng niệm là các cửa hàng do người dân địa phương mở để bán đồ lưu niệm cũng như thức ăn cho du khách.

Đường giao nhau của các biên giới bang lần đầu được đánh dấu bằng một trục đá sa thạch vào năm 1875 bởi nhà nghiên cứu nổi tiếng Chandler Robbins. Năm 1899, trục đá này bị hỏng nên đã được thay bằng một tảng đá mới. Sau nhiều năm được sửa đổi, nâng cấp và tu sửa, tượng đài đã có hình dáng như ngày nay. Lần sửa sang gần đây nhất là vào năm 2010. Độ chính xác của khu vực này được cơ quan Điều tra trắc địa và tượng đài Mỹ xác định góc của bốn tiểu bang ngày nay là hợp hiến.

Mỹ có được khu vực này từ Mexico sau khi kết thúc chiến tranh Mỹ - Mexico vào năm 1948. Năm 1863, quốc hội Mỹ lập ra vùng lãnh thổ Arizona từ phần phía tây của lãnh thổ New Mexico với ranh giới được xác định như một đường chạy về phía nam vì từ góc phía tây nam của lãnh thổ Colorado đã được tạo ra vào năm 1861. Đây là một hành động bất thường của quốc hội - khi mà trước đó họ hầu như luôn xác định ranh giới của các vùng lãnh thổ mới bằng vĩ độ, kinh độ hoặc theo sông.

 

Đài tưởng niệm Washington là khối kiến trúc cao nhất thủ đô Hoa Kỳ và cũng là công trình gặp nhiều gian nan nhất khi xây dựng. Được mở cửa vào tháng 10/1888, ngọn tháp tưởng nhớ đến vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ mất cả thế kỷ từ khi lên kế hoạch đến khi xây dựng xong. Đài tưởng niệm có hình dáng khác hẳn kiến trúc ban đầu và còn nhiều những sự thật lý thú đằng sau công trình vinh danh vị cha đẻ của nước Mỹ.

Kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm bắt đầu từ trước khi Washington trở thành tổng thống. Năm 1783, Quốc hội (Continental Congress) đã đồng tình dựng nên bức tượng Washington để tỏ lòng kính trọng đến người lãnh đạo quân đội Mỹ trong cuộc Cách mạng chống lại người Anh. Tuy vậy, sau khi George Washington trở thành tổng thống, ông đã bác bỏ kế hoạch này bởi ngân sách liên bang đang được thắt chặt và bản thân không muốn sử dụng tiền của nhân dân. Sau khi Washington mất năm 1799, quốc hội đưa ra bàn thảo kế hoạch xây dựng lăng mộ cho ông hình kim tự tháp đặt trong điện Capitol. Tuy vậy, đồ án này đã không trở thành hiện thực.

Năm 1883, một nhóm người tôn thờ Washington bày tỏ sự bất bình vì chưa hề có công trình nào được xây dựng để tưởng nhớ ông tại thủ đô. Họ đã thành lập tổ chức mang tên Washington National Monument Society để gây quỹ cho dự án. Người đứng đầu là John Marshall lập ra hẳn cuộc thi thiết kế tượng đài kỷ niệm về người anh hùng của đất nước và kiến trúc sư Robert Mills (1781–1855) đã giành chiến thắng. Ông cũng chính là tác giả hai công trình tòa nhà ngân khố quốc gia và văn phòng sáng chế Mỹ mà hiện tại là gallery trưng bày chân dung các nhà lãnh đạo quốc gia và viện bảo tàng nghệ thuật Smithsonian.

Thiết kế nguyên bản đài tưởng niệm khác hẳn công trình hiện tại. Bản vẽ của Robert Mills có hình dáng ngôi đền thờ các vị thần kiểu Hy Lạp với 30 cột đá, tượng Washington đang cưỡi chiến xa sẽ nằm trên lối vào. Ngoài ra còn một cột đá kiểu Ai Cập cao khoảng 180 m vươn lên từ chính giữa ngôi đền. 

Ngày 4/7/1848, viên đá đầu tiên được đặt xuống và bên trong họ đóng một chiếc hộp chứa chân dung George Washington, những tờ báo viết về ông, đồng tiền xu và bản copy của hiến pháp. Buổi lễ có sự góp mặt của hàng nghìn người và một nhân vật sau này cũng nổi tiếng không kém đến từ Illinois, Abraham Lincoln cũng tham dự (sau này là tổng thống thứ 16 của Mỹ).

Việc xây dựng được tiến hành đến năm 1854, khi ngọn tháp đạt độ cao 45 m, kinh phí ngày càng hạn hẹp khiến công trình gần như dậm chân tại chỗ. Cùng năm đó, những người nhập cư có tư tưởng chống Cơ Đốc giáo giận giữ vì giáo hoàng Pius IX đã lấy từ ngôi đền La Mã cổ đại ở Italy một khối đá để tặng cho tượng đài. Họ tìm cách lấy đi khối đá kia và chiếm luôn quyền xây dựng ngọn tháp, nhưng chỉ tiếp tục được một thời gian ngắn và rồi bỏ không trong vài năm. May mắn thay, công trình vẫn đứng vững sau cuộc nội chiến.

Năm 1876, kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ, Tổng thống Ulysses Grant đã trích quỹ liên bang để hoàn thành tháp kỷ niệm và công việc xây dựng được bắt đầu trở lại năm 1879. Thời gian này, phong cách kiến trúc cũng đã thay đổi, ngôi đền thờ đã bị xóa bỏ khỏi thiết kế ban đầu. Thêm nữa, 2 thập kỷ gián đoạn đã làm cho nguồn cung cấp đá khác nhau khiến màu sắc và khả năng nối ghép gặp trở ngại. Kết quả là ngọn tháp có 2 màu, nhạt ở bên dưới và đậm hơn ở bên trên. Năm 1884, công trình từ từ được hình thành rõ nét hơn và khi khánh thành năm 1888, đài kỷ niệm đạt độ cao 169 m, nặng hơn 81.000 tấn. Đó là khối kiến trúc do con người xây dựng cao nhất thế giới cho đến khi tháp Eiffel (Paris, Pháp) hoàn thành năm 1889.

Đài tưởng niệm từng là nơi bắt giữ con tin. Ngày 8/12/1982, Norman Mayer, cựu binh hải quân Mỹ 66 tuổi đã lái chiếc xe được cho là chứa 1000 pounds (450 kg) thuốc nổ đến chân tháp và đe dọa châm ngòi. Một nhóm du khách bị mắc kẹt trong tháp vài giờ trước khi Mayer (người muốn gây chú ý với lập trường chống lại vũ khí nguyên tử) thả họ đi. Hàng nghìn nhân viên đang làm việc trong các tòa nhà xung quanh được lệnh di tản, đường phố bị đóng, các chuyến bay trong khu vực phải chuyển hướng. Sau khoảng 10 giờ thương lượng, Mayer đã lái chiếc xe ra khỏi đài kỷ niệm và bị bắn chết. Tuy vậy, khi giới chức trách kiểm tra, họ không tìm thấy bất cứ chất gây nổ nào trong xe.

Ngày 23/8/2011, đài tưởng niệm đã bị chấn động bởi trận động đất hiếm thấy lên đến 5,8 độ richter có tâm chấn tại Mineral, bang Virginia. Những vết nứt được tìm thấy và nhiều lớp vữa bị bong tróc. Không ai trong tháp bị thương nặng khi trận động đất xảy ra. Từ đó đài tưởng niệm được đóng cửa để trùng tu với kinh phí dự tính khoảng 15 triệu USD và mở cửa trở lại năm 2014.

Đài tưởng niệm có thể là công trình nổi tiếng nhất về Washington nhưng không phải là duy nhất. Vị anh hùng khai sinh ra nước Mỹ George Washington đã được người dân hết sức trân trọng. Họ dùng tên ông để đặt cho thành phố, đường cao tốc, hồ nước, núi, trường học và hầu hết các bang đều có công trình nào đó mang tên Washington. Sau khi mất, ông cũng được dựng nhiều đài kỷ niệm khác như ở Boonsboro, Maryland với tháp đá cao 11 m hoàn thành năm 1827 và đài tưởng niệm ở Baltimore cao 54 m hoàn thành năm 1829 do Robert Mills thiết kế (tác giả của đài tưởng niệm nổi tiếng tại thủ đô).

Điều gì có thể khiến thác Niagara thu hút hơn 10 triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm? Bí mật nằm ở chỗ bạn có thể du lịch thác Niagara bốn mùa trong năm, ôn hòa vào mùa xuân, hùng vĩ vào mùa hè, đẩy sắc vàng đỏ vào mùa thu và màu trắng của những bông tuyết khi mùa đông về, mỗi một mùa thác Niagara lại mang một vẻ đẹp rất riêng.

 

Mùa xuân

Nếu như bạn đang cố gắng để cân bằng giữa việc giá cả phải chăng, thời tiết ôn hòa và nhiều hoạt động du lịch phong phú thì hãy đến thăm Niagara vào mùa xuân. Hầu hết những hoạt động du lịch tại đây đều mở cửa trở lại từ giữa tháng 4, đầu tháng 5, khi mà nhiệt độ trở nên ấm áp và những bông hoa bắt đầu nở rộ, cây cối đâm chồi nảy lộc khắp muôn nơi. Đây cũng là thời điểm thích hợp để ghé thăm Vườn Bách thảo Niagara và được miễn phí vé vào cửa.

Giá cả cho các dịch vụ vào mùa xuân khá phải chăng, tuy không rẻ như vào giữa mùa đông nhưng cũng rẻ hơn tương đối nhiều so với mùa du lịch cao điểm là hè và  thu ở nơi đây. Đến với thác Niagara vào mùa xuân, bạn có thể chiêm ngưỡng tháp Niagara trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đồng thời bạn cũng không phải chờ đợi quá lâu khi đi thăm quan ở những điểm du lịch nổi tiếng.

 

Mùa hạ

Mùa hạ là mua cao điểm du lịch ở thác Niagara. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9, hầu hết những điểm tham quan và dịch vụ đều mở cửa khá muộn, từ 9h đến 20h hàng ngày. Nếu bạn đến thác Niagara vào mùa hè, hãy bắt đầu hành trình của mình với con tàu du lịch hai tầng mang tên Maid of the Mist, đưa bạn đến thác Mỹ (American Falls) rồi vòng đến thác Móng ngựa (Horseshoe Falls). Các chuyến du lịch trên tàu Maid of the Mist chỉ có từ tháng 4 cho đến cuối tháng 10, và mỗi chuyến kéo dài khoảng 30 phút.

Bạn có thể nhìn thấy thác từ những góc độ khác nhau, và thật sự sẽ cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên hùng vĩ qua hành trình đằng sau thác nước. Một chuyến thang máy nhanh chóng sẽ đưa bạn tới một mê cung đường hầm dẫn tới đài quan sát, nơi thác Niagara chảy ầm như sấm rền ngay phía sau lưng, đúng như tên gọi của nó (Niagara có nghĩa là “Thần Sấm”).

Sau đó, hãy tham gia vào chương trình mang tên Niagara’s Fury để có thể hiểu rõ về quá trình hình thành của nó. Chương trình gồm có 2 phần. Đầu tiên bạn sẽ được xem một bộ phim hoạt hình ngắn, cung cấp những thông tin về sự hình thành của thác trong thời kỷ băng hà từ cách đây hàng triệu năm. Tiếp đó bạn sẽ được đưa đên rạp hát, nơi mà ánh đèn flash cùng những hiệu ứng như mặt đất rung chuyển, nước đổ từ trên trần xuống sẽ khiến bạn cảm thấy như được tận mắt chứng kiến cảnh tượng ra đời của nó từ hàng triệu năm trước. Phía bắc của thác Móng ngựa (Horseshoe Falls) là ghềnh White Water Walk, cũng là một địa điểm bạn không nên bỏ qua khi đến đây.

 

Mùa thu

Vào mùa thu, khi những hàng cây bắt đầu trổ lá vàng, lá đỏ tạo nên một bức tranh đầy màu sắc của thác Niagara. Với tiết trời mát mẻ, các cặp tình nhân thường tìm đến đây để tăng thêm phần lãng mạn trong tuần trăng mật ngọt ngào. Hầu hết những hoạt động dịch vụ của mùa hè như chuyến tàu du lịch hai tầng Maid of the Mist, ghềnh White Water Walk vẫn mở cửa hoạt động. Đặc biệt vào mùa thu, thác Niagara luôn xuất hiện cầu vồng, có những thời điểm xuất hiện 3 - 4 cầu vồng cùng một lúc.

Tháng 9 và 10 là mùa thu hoạch của những vườn nho ở Niagara, và đó là lý do cho những tour du lịch thưởng thức rượu vang ngày càng phổ biến vào khoảng thời gian này. Niagara là vùng sản xuất rượu vang lớn nhất của đất nước Canada, với hàng chục nhà máy sản xuất rượu vang nằm xung quanh khu vực Niagara-on-the-Lake và Twenty Valley.

 

Mùa đông

Tại sao bạn nên đến du lịch Niagara vào mùa đông khi tuyết rơi và mọi thứ đều đóng băng? Lựa chọn đến thác Niagara vào mùa đông thật sự không phải là một ý tưởng tồi và bạn có thể tiết kiệm được kha khá tiền thuê phòng. Rất nhiều khách sạn giảm giá trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.

Đặc biệt, tháp Niagara cực kỳ lung linh, huyền ảo trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội ánh sáng mùa đông, một lễ hội với những màn trình diễn ánh sáng đặc sắc trên nền thác đổ từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm. Ngoài ra, vào mùa đông khi nước đóng băng, bạn còn có thể trải nghiệm cảm giác trượt băng hoặc đi bộ trên mặt hồ.

Nếu cảm thấy đã đủ với thác Niagara, bạn có thể tiếp tục hành trình tới những địa điểm trong nhà tại đây. Một trong những điểm đến hấp dẫn nhất vào mùa đông là Nhà bướm nhiệt đới, nơi có hơn 2.000 con bướm đầy màu sắc. Bướm đậu trên những cánh hoa, trên tay của những vị khách ghé thăm nơi đây. Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé vào cửa. Hoặc ghé thăm Vương quốc của các loài chim (Bird Kingdom), nơi tập trung hơn 400 con chim với gần 80 loài khác nhau.

Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) hay Kim Môn Kiều là cây cầu treo nối liền Cổng Vàng, cửa ngõ vào vịnh San Francisco và Thái Bình Dương, được xếp hạng thứ năm trong danh sách những kiến trúc Hoa Kỳ được yêu thích do Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ bầu chọn năm 2007. Cầu được xây dựng bắt đầu vào ngày 05 tháng 1 năm 1933, và được hoàn thành vào tháng 4 năm 1937. Lễ khánh thành bắt đầu ngày 27 tháng 5 năm 1937 và kéo dài một tuần.

Chi phí ban đầu cho dự án xây cầu Cổng Vàng là hơn 35 triệu USD. Tuy nhiên, khi dự án hoàn thành vào tháng 4 năm 1937 thì chi phí này là thấp hơn ngân sách cho phép 1,3 triệu USD. Mặc dù gọi cây cầu này là “Cổng Vàng”, nhưng thực tế thì màu của cây cầu được gọi một cách chính thức là màu cam đỏ, được biết đến qua cái tên “quốc tế cam”. Kiến trúc sư tư vấn Irving Morning là người lựa chọn màu sắc cho chiếc cầu bởi vì nó phù hợp với môi trường tự nhiên xung quanh và cũng để nó có thể nổi bật được giữa lớp sương mù, làm ‘bật lên’ vẻ đẹp của vịnh San Francisco.

Khi được hoàn thành vào năm 1937, Golden Gate Bridge là cây cầu treo dài nhất trên thế giới, và đã trở thành một biểu tượng quốc tế của San Francisco, California, Hoa Kỳ. Kể từ khi hoàn thành đến nay đã có tám chiếc cầu khác có chiều dài vượt qua Cầu Cổng Vàng.

Độ dài nhịp chính 4.200 foot (1.280 mét) của Cầu Cổng Vàng đã giữ kỷ lục thế giới trong suốt 27 năm. Hai cặp tháp chính của cầu cao 746 feet (227 mét), cao hơn 191 feet (58 mét) so với Đài kỷ niệm Washington. Năm làn xe trên cầu băng qua Eo biển Cổng Vàng trên độ cao 400 feet, tức 130 mét.

Cầu Cổng Vàng là một trong những công trình xây dựng giao thông vĩ đại nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20, tuy nhiên nó lại được mệnh danh là “Bãi tự sát nổi tiếng thế giới” với số lượng người đến tự tử khá đông. Kể từ thời điểm cầu được xây dựng hoàn thành, đã xảy ra 1.500 ca tử vong vì tự tử tại cầu và thực tế ngạc nhiên là có 26 người sống sót. Theo Reuters, cầu Cổng Vàng là cây cầu mà người ta hay chọn để tự tử nhiều thứ 2 thế giới, sau cầu bắc qua sông Dương Tử ở Nam Kinh, Trung Quốc.

Cầu Cổng Vàng rất nổi tiếng, được nhiều nhà sản xuất phim ảnh chú ý, lấy làm bối cảnh cho nhiều phim như: “It Came from Beneath the Sea”, “Superman: The Movie”, A View to a Kill, Interview with the Vampire, Vertigo, Boys and Girls, The Core, “X-Men: The Last Stand”, Monsters vs. Aliens, 10.5, Mega Shark vs. Giant Octopus. Nhiều phim cho truyền hình cũng lấy bối cành cây cầu này như: Star Trek, Grand Theft Auto: San Andreas và Sudden Attack.

Kể từ khi hoàn thành, Cầu Cổng Vàng bị đóng cửa 3 lần do các điều kiện thời tiết: vào ngày 01 tháng 12 năm 1951 do gió mạnh lên đến 111 km/giờ; vào 23 tháng 12 năm 1982, do gió mạnh 113 km/giờ; và ngày 03 tháng 12 năm 1983 với sức gió 121 km/giờ.

 

Vườn Quốc gia Grand Canyon, thuộc tiểu bang Arizona, rộng gần 5.000 km2 là một trong những thắng cảnh được nhiều khách viếng thăm nhất thế giới. Người Việt gọi đây là đại vực kỳ bí vì Grand Canyon có hàng trăm hẻm núi có chiều sâu đến 2 km, được ví như những vực thẳm lớn nhất trên trái đất.

 

Đường đến Grand Canyon

Du khách có thể đến Grand Canyon từ bốn hướng khác nhau nhưng tiện nhất là từ hướng nam vì ở đây có rừng, suối, phong cảnh hữu tình và giao thông thuận lợi. Từ hướng bắc và đông thì đường qua núi hiểm trở hơn và một số xa lộ bị đóng do tuyết rơi vào mùa đông.

Vòng cung phía nam (South Rim) của Grand Canyon nằm ở độ cao 2.100 m là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia do vị tổng thống thứ 26 của Mỹ Theodore Roosevelt ký sắc lệnh thành lập vào năm 1908. Đây là điểm tham quan nghỉ dưỡng truyền thống của người Mỹ với những con đường lát đá dài hàng chục dặm, men theo bờ vực cùng nhiều khách sạn sinh thái, nhà hàng, khu cắm trại, sân bay và hệ thống xe buýt phục vụ miễn phí.

Vòng cung phía bắc (North Rim) của Grand Canyon do nằm cao hơn phía nam khoảng 300 m nên lạnh hơn. Tuy chỉ cách vòng cung phía nam vẻn vẹn 16 km theo đường chim bay nhưng thực tế hai nơi này cách nhau tới 344 km do phải đi vòng sang phía bên kia của đại vực.

 

Lãng mạn đường xe lửa

Ở South Rim của Grand Canyon, du khách có thể mua vé đi chuyến tàu lửa Grand Canyon Train cổ kính đóng từ đầu thế kỷ 20, vừa thưởng thức bữa sáng vừa ngắm cảnh đại vực trong bầu không khí se lạnh lúc ban mai.

Nếu ưa thích một chút mạo hiểm và gần gũi thiên nhiên, du khách có thể khám phá Grand Canyon bằng một cuộc đi dạo (hiking), dài hay ngắn tùy vào sức cuốc bộ, theo những con đường mòn như South Kaibab Trail hay Bright Angel Trail thoắt ẩn hiện trong thung lũng. 

Nếu chịu kiên trì đặt trước chỗ vài tháng, du khách có thể thử cảm giác cưỡi những chú la (Mule) đi dọc theo những đường mòn cheo leo, như những người Mỹ viễn Tây xưa kia.

Và cuối cùng, thật khó tả được cảm giác kỳ lạ, khi du khách đến được điểm đích của cuộc lữ hành, tận cùng dưới đáy của đại vực, để nhúng gót chân xuống dòng nước màu xanh lục, quanh năm mát lạnh của dòng sông Colorado. Bạn sẽ không hiểu mình đang đặt chân ở ngưỡng cửa thiên đường, nơi tuyệt đối yên bình tĩnh lặng, hay còn đang ở giữa đường đi sâu xuống lòng trái đất.

Tuy vậy, với nhiều du khách, có lẽ tham quan West Rim là một phương án thích hợp hơn vì vòng cung này chỉ cách Las Vegas có 3 giờ đi xe. Vào năm 2007, một nhà đầu tư người Mỹ gốc Hoa, được sự cho phép của bộ tộc thổ dân da đỏ Huapalai, chủ nhân thực tế của vùng phía tây Grand Canyon, đã xây dựng một kết cấu kính - thép hình móng ngựa có một không hai trên thế giới, vươn ra xa hơn 20 mét từ vách núi trên độ cao 1.600 mét so với mặt sông Colorado.

Công trình này được đặt tên là Skywalk (tản bộ trên trời) vì du khách đi bộ trên cây cầu đáy kính trong suốt này có thể ngắm nhìn toàn cảnh đại vực với dòng sông Colorado xanh ngắt và những cánh chim chao liệng bên dưới chân mình. Giá vé để vọng cảnh trên Skywalk là 32 USD và thêm 18 USD nữa nếu muốn tham quan toàn bộ khu du lịch bảo tồn văn hóa thổ dân Huapalai.

 

Trải nghiệm từ trên cao

Tuy nhiên, để chiều lòng những du khách vừa muốn xuống nếm trải cảm giác bồng bềnh trên dòng nước Colorado mà lại không muốn chân phải vướng “bụi hồng”, đã có các tour khám phá Grand Canyon bằng trực thăng và máy bay nhỏ. Chỉ với khoảng 200 USD một người, những chiếc trực thăng du lịch xinh xắn như những chú chuồn chuồn bằng thủy tinh của công ty Pappillon Helicopter sẽ đưa du khách từ sân bay, vượt qua bờ đại vực dốc đứng, nhẹ nhàng đáp xuống bãi đáp nhỏ dưới đáy vực ngay bên bờ sông.

Đây là dịp may hiếm có để du khách nếm trải những khoảng khắc nín thở khi ngồi trên trực thăng nhìn bờ vực loang loáng lướt qua dưới chân mình. Những phi công vui tính người Mỹ, sẵn sàng thực hiện những cú swing (nghiêng đột ngột) hay hạ xuống những vực sâu hun hút với tốc độ chóng mặt, để đổi lấy những tràng reo hò phấn khích của du khách.

Grand Canyon ít được đưa vào các chương trình du lịch dành cho khách Việt Nam, do chi phí cao. Tuy nhiên nếu đã một lần đến Las Vegas, bạn không nên bỏ qua kỳ quan có một không hai này.

 

1. Tôi nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt được không? 

Có thể. Các viên chức Lãnh Sự đều được đào tạo để phỏng vấn bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sắp xếp nhân viên địa phương phiên dịch cho các đương đơn.  

 

2. Thân nhân hoặc luật sư đại diện của tôi có thể tham dự buổi phỏng vấn xin cấp thị thực của tôi hay không?  

Theo thông lệ chung trên toàn thế giới, không một bên thứ ba nào được phép tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực không định cư. Quy định này cũng áp dụng cho các bên thứ ba là Công dân Hoa Kỳ hoặc Thường Trú Nhân Tại Hoa Kỳ. Nếu một bên thứ ba nào đó quan tâm đến trường hợp của đương đơn, vui lòng đề nghị họ viết thư nói rõ mối quan tâm của họ và đương đơn nên mang theo thư này khi đến phỏng vấn. Những đương đơn dưới 17 tuổi PHẢI đi kèm với ba/mẹ hoặc một người giám hộ hợp pháp khi đến phỏng vấn.  

 

3. Các đại lý dịch vụ thị thực có thể CHẮC CHẮN giúp tôi xin được thị thực hay không? 

Không. Đương đơn đừng bao giờ trả tiền cho bất kỳ người nào cam đoan rằng họ có thể giúp đương đơn có được thị thực. Đương đơn cũng không nên trả tiền làm giấy tờ giả mạo vì các viên chức Lãnh Sự của chúng tôi được đào tạo những kỹ năng phát hiện giấy tờ giả.  

 

4. Tôi cần phải cung cấp các loại giấy tờ nào tại buổi phỏng vấn?  

Chúng tôi không đề nghị đương đơn mang theo thật nhiều giấy tờ cá nhân. Hầu hết các loại đơn xin thị thực đều chỉ yêu cầu cung cấp hộ chiếu, phí phỏng vấn và trang xác nhận mẫu đơn trực tuyến DS-160. Đối với tất cả các loại thị thực, chứng từ duy nhất được yêu cầu bổ sung thêm là các giấy tờ được chính phủ Hoa kỳ cấp cho đương đơn, các chứng từ này đương đơn thường đã có sẵn và mang đến tại buổi phỏng vấn. 

Theo luật pháp Hoa Kỳ, điều kiện được cấp thị thực phụ thuộc vào cuộc phỏng vấn, do hầu hết các thông tin yêu cầu cho việc cấp thị thực đã được cung cấp đầy đủ trên mẫu đơn. Ngoài các câu hỏi xác nhận thêm thông tin của đương đơn tại buổi phỏng vấn, các viên chức thông thường sẽ không yêu cầu xem thêm chứng từ nào khác cho việc quyết định cấp thị thực. 

Chúng tôi không yêu cầu xem thư mời, chứng minh tài chính hoặc giấy xác nhận việc làm, quyết định cấp thị thực không hoàn toàn phụ thuộc vào việc trình các chứng từ này tại buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, rất nhiều đương đơn tin rằng việc cung cấp thêm chứng từ về tài chính và việc làm là cần thiết. Viên chức thông thường không xem xét các chứng từ này, do các thông tin này đã được viên chức biết trước hoặc các thông tin và chứng từ này sẽ không thay đổi được tình trạng cơ bản mà đương đơn đã khai báo trên mẫu đơn.

Xin lưu ý rằng các dịch vụ làm giấy tờ giả thường kiếm cách thu lợi nhuận cho họ bằng cách thuyết phục đương đơn mua giấy tờ giả mạo để cung cấp tại buổi phỏng vấn. Theo luật Hoa kỳ, hành vi cung cấp thông tin giả trong quá trình xin thị thực sẽ dẫn đến hậu quả bị cấm vĩnh viễn nhập cảnh vào Hoa kỳ. 

 

 

5. Nếu như tôi có một lá thư từ một người có chức quyền bảo đảm việc quay trở về Việt Nam của tôi, tôi có được cấp thị thực hay không?  

Một lá thư, kể cả từ người có chức quyền, không nhất thiết chứng minh được những ràng buộc của đương đơn bên ngoài phạm vi Hoa Kỳ. Luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu mỗi đương đơn phải tự mình thuyết phục viên chức phỏng vấn bằng khả năng của chính mình.  

 

6. Có tốt hơn nếu tôi che giấu việc tôi có bà con thân thuộc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh định cư, hoặc tôi đã bị từ chối cấp thị thực trước đây? Sẽ có hậu quả gì xảy ra nếu như tôi giấu giếm, khai báo sai lệch hoặc nộp giấy tờ giả mạo? 

Việc khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Chúng tôi hiểu rằng rất nhiều đương đơn có gia đình, bà con đang sinh sống tại Hoa Kỳ, nhưng đương đơn chỉ muốn đến thăm họ trong thời gian ngắn cũng như đương đơn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng chưa có ý định định cư tại Hoa Kỳ vào thời điểm này. Do đó, tốt nhất đương đơn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Khi viên chức phỏng vấn phát hiện đương đơn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch, đương đơn sẽ bị từ chối cấp thị thực và, trong một số trường hợp, đương đơn sẽ vĩnh viễn không được phép nhập cảnh Hoa Kỳ.  

 

7. Nếu tôi có đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tôi có được cấp thị thực hay không?

Không nhất thiết như vậy. Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng:

Mỗi ngoại kiều [đương đơn xin thị thực] chắc chắn sẽ được coi như có ý định nhập cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức Lãnh Sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư…

Điều này có nghĩa là viên chức Lãnh Sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn xem rằng đương đơn có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, tùy theo nhu cầu của đương đơn.  

 

8. “Những ràng buộc tại Việt Nam” được hiểu như thế nào?  

Những mối ràng buộc” là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản. Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, và những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn đều có hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không thể có đáp án cố định cho câu hỏi: Như thế nào là đủ để chứng minh những ràng buộc tại Việt Nam.  

 

 

9. Tại sao cuộc phỏng của tôi quá ngắn? Viên chức chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi và hầu như không xem xét giấy tờ của tôi. 

Trong một ngày làm việc điển hình, một viên chức Lãnh Sự có thể phải phỏng vấn 80 đương đơn hoặc nhiều hơn, do đó mỗi đương đơn chỉ có thể được phỏng vấn trong một vài phút. Tuy nhiên, mẫu đơn xin thị thực của đương đơn, nếu được điền đầy đủ, đã bao gồm hầu hết các thông tin cần thiết để xét cấp thị thực. Viên chức Lãnh Sự chỉ xem xét các giấy tờ bổ sung khi cần làm sáng tỏ hơn nữa hoàn cảnh của đương đơn. 

 

10. Tôi có thể lưu trú tại Hoa Kỳ trong bao lâu đối với loại thị thực công tác hoặc du lịch (B-1/B-2)?

Thị thực là giấy phép để xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Có sự khác biệt giữa hiệu lực của thị thực (có thể kéo dài một năm cho đương đơn quốc tịch Việt Nam) và thời gian đương đơn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ (có thể chỉ vài ngày). Ngày thị thực hết hạn là ngày cuối cùng đương đơn được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Tại cửa khẩu, viên chức Bộ An Ninh Nội Địa, chứ không phải là viên chức Lãnh sự, sẽ quyết định đương đơn được phép lưu lại Hoa Kỳ trong bao lâu. Bộ An Ninh Nội Địa thường sẽ cho phép đương đơn lưu trú đủ thời gian để hoàn thành mục đích chuyến đi.

Nếu quý vị muốn lưu lại Hoa Kỳ nhiều hơn thời gian đã được cấp phép, quý vị phải nộp đơn xin gia hạn cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Bất kỳ ai lưu lại Hoa Kỳ vượt quá thời gian đã được Bộ An Ninh Nội Địa cấp phép tại cửa khẩu sẽ phải chịu án phạt. Việc ở quá hạn, dù chỉ một ngày, cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xin thị thực vào Hoa Kỳ trong tương lai.  

  

11. Tôi có thể xin ở lại Hoa Kỳ lâu hơn dự định như đã trình bày tại buổi phỏng vấn xin thị thực hay không?

Viên chức Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (DHS) tại cửa khẩu, không phải viên chức Lãnh Sự, sẽ quyết định thời gian đương đơn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ. Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ thường cho phép đương đơn ở lại Hoa Kỳ trong thời gian cần thiết để hoàn thành mục đích của chuyến đi. Tuy nhiên, nếu đương đơn ở lại Hoa Kỳ lâu hơn thời gian đã trình bày tại buổi phỏng vấn xin thị thực, điều này có thể ảnh hưởng đến các hồ sơ xin thị thực trong tương lai của đương đơn.  

 

12. Với thị thực công tác hoặc du lịch, tôi có thể làm gì ở Hoa Kỳ?  

Thị thực du lịch được cấp cho đương đơn lưu trú ngắn ngày vì mục đích thương mại hoặc giải trí. “Thương mại” ở đây không bao gồm việc đi làm có thu nhập, mà chỉ gồm những hoạt động hợp pháp có liên quan đến kinh doanh.  Một đương đơn với thị thực du lịch B-1 có thể gặp gỡ đối tác, đàm phán hợp đồng, mua hàng hóa vật liệu, thành lập cơ sở kinh doanh, xuất hiện tại tòa án như một nhân chứng, tham dự các hội nghị hoặc sự kiện thương mại, hoặc tiến hành các nghiên cứu độc lập. “Giải trí” ở đây thường bao gồm các mục đích như du lịch, thăm bạn bè hay người thân, điều trị y khoa, tham dự các hội nghị hay sự kiện, lễ hội của các tổ chức xã hội hoặc hữu nghị,  hoặc tham gia không chuyên nghiệp (không nhận thù lao) vào các hoạt động âm nhạc, thể thao, hoặc các cuộc thi và sự kiện tương tự. Tại buổi phỏng vấn, quý vị nên trình bày rõ ràng mục đích của chuyến đi đến Hoa Kỳ.  Viên chức sẽ xác định loại thị thực phù hợp cho quý vị.    

 

13. Tôi là công dân Việt Nam. Tôi có thể nộp đơn xin cấp thị thực không định cư tại Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở nước khác được không?  

Có thể. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích đương đơn xin cấp thị thực không định cư vào Hoa Kỳ tại một nước thứ ba như Thái Lan, Malaysia, v.v… bởi vì rất khó khăn cho các viên chức Lãnh Sự ở những quốc gia này đánh giá được những ràng buộc của đương đơn đối với đất nước của họ và thường là các viên chức sẽ từ chối cấp thị thực và thông báo cho đương đơn nên nộp đơn tại quốc gia mà đương đơn đang cư trú.  

 

14. Đơn xin cấp thị thực của tôi bị từ chối. Tôi có thể xin cứu xét cho trường hợp bị từ chối cấp thị thực? 

Theo tiêu chuẩn áp dụng trên toàn cầu, bất kỳ đơn xin thị thực không định cư nào, một khi đã bị từ chối theo Điều khoản 214(b), sẽ không được xem xét hoặc cứu xét lại; không có thủ tục khiếu nại cho điều khoản này. Tuy nhiên, đương đơn có thể xin phỏng vấn lại vào bất cứ thời gian nào sau đó, các hồ sơ xin thị thực không định cư mới sẽ được nộp và xem xét lại do một viên chức Lãnh Sự khác. Đương đơn phải làm lại toàn bộ các thủ tục tương tự như lần phỏng vấn đầu tiên, bao gồm đóng lại lệ phí xin cấp thị thực và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới. Xin lưu ý rằng chúng tôi luôn khuyến cáo các đương đơn đã hơn một lần bị từ chối trong vòng 6 tháng KHÔNG nên nộp đơn phỏng vấn lại trừ phi hoàn cảnh của đương đơn có thay đổi đáng kể, nếu không, kết quả cũng sẽ không thay đổi.  

 

15. Hộ chiếu của tôi đã hết hạn, tuy nhiên thị thực được phép ra vào Hoa Kỳ nhiều lần vẫn còn giá trị và tôi đã có hộ chiếu mới. Vậy tôi có phải xin lại thị thực mới hay không?  

Đương đơn không cần xin lại thị thực khác mà có thể mang theo hộ chiếu cũ và hộ chiếu mới để xuất trình cho viên chức Bộ An Ninh Nội Địa khi nhập cảnh Hoa Kỳ.  

 

16. Tôi có thể mua vé máy bay trước khi thị thực được cấp không? 

Đương đơn không nên mua vé máy bay trước khi được cấp thị thực. Vui lòng không sắp xếp bất kỳ kế hoạch cố định nào cho đến khi nhận được thị thực. 

 

17. Thời gian hiệu lực tối đa của thị thực cấp cho công dân Việt Nam là bao lâu?

Thời gian hiệu lực tối đa của thị thực Hoa Kỳ được dựa trên chính sách tương hỗ giữa hai nước, có nghĩa là tùy thuộc vào hiệu lực của cùng loại thị thực mà nước đó cấp cho công dân Hoa Kỳ. Hiện nay chúng tôi vẫn đang cấp thị thực có hiệu lực trong 12 tháng cho các công dân Việt Nam.

 

Để được hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn