Tin mới

Nếu có dịp du lịch Mỹ đến thành phố San Diego, bang California, vào mùa xuân, du khách không thể bỏ qua cánh đồng hoa mao lương (Ranunculus) rộng tới hơn 20ha Carlsbad Ranch Flower Fields tại thành phố Carlsbad trải dọc bờ biển California. Dạo bước trên những con đường dọc cánh đồng hoa giữa cái nắng ấm ngập tràn và ngắm nhìn sức sống căng tràn tỏa ra xung quanh, khung cảnh này chắc hẳn sẽ khiến bất kỳ du khách nào cũng có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Loài hoa mao lương này được trồng bằng củ, một cây có thể nở tới chục bông hoa với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hoa có chiều cao khoảng 45cm. Từ giống hoa nguyên thủy cánh đơn với hai màu cơ bản đỏ và vàng, đến nay hoa mao lương tại Carlsbad đã có đến 16 màu lộng lẫy.Vườn hoa khổng lồ The Flower Fields San Diego mở cửa mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, rực rỡ muôn nghìn màu sắc, trông như một bức tranh khổng lồ. Tại đây du khách có thể hòa mình vào khu trồng hoa theo dạng mê cung. Các luống hoa được trồng rất đều, từng màu một, trắng, đỏ, vàng, cam, nâu, tím... rất thẳng hàng. Tất cả các luống hoa đều được bao bọc xung quanh bằng những băng nhựa màu vàng không cho du khách bước vào. Tuy nhiên, tại một vài nơi, người ta chừa một số khoảng trống để du khách có thể bước vào, ngồi sát luống hoa và chụp hình lưu niệm.

Một số du khách không muốn đi bộ thì có thể mua vé ngồi trên một chiếc xe do một xe máy cày kéo, chở đi vòng quanh đồi ngắm hoa. Trên xe có một hướng dẫn viên kể về các loại hoa Ranunculus và lịch sử của The Flower Fields. Ði lên phía đỉnh đồi, người ta thấy nhiều nhân công đang bó những bó hoa Ranunculus đủ màu để bán cho các khu chợ địa phương, và bạn có thể mua vài bó hoa làm kỷ niệm. Lên tới đỉnh đồi, du khách có thể thấy toàn bộ đồi hoa nằm trên xa lộ 5. Phía bên trái là một khu nhà màu xám thanh lịch, mờ ảo trong sương mù của biển Thái Bình Dương, trông rất thơ mộng. Phía sau khu nghỉ chân này là một khách sạn lớn để du khách từ xa đến ở. Tất cả các phòng đều quay mặt ra đồi hoa. Ngồi trên lan can một buổi sáng có thể thấy một đồi hoa đầy màu sắc nổi bật, phía xa xa từng con sóng biển vỗ vào bờ các bãi biển...

Lịch sử của The Flower Fields San Diego bắt đầu cách đây hơn 60 năm khi một nhà làm vườn người Anh tên Luther Gage cùng gia đình chuyển đến sinh sống ở miền Nam California. Ông Gage rất yêu loài hoa mao lương Ranunculus tuyệt đẹp, đặc biệt là giống hoa Ranunculus lớn, gọi là Tecolote. Chính vì vậy, khi sang Hoa Kỳ, ông Gage đã mang theo một ít hạt giống và sau đó trở thành người đầu tiên trồng loại hoa này tại Bắc Mỹ.

Lúc định cư tại Quận San Diego, gia đình ông Gage nhận ra thời tiết lý tưởng để trồng loại hoa này. Thế là ông trồng một vài acre trong phần đất của mình, mà sau này tên là Gage Tecolote Ranch, và bắt đầu mướn nhân công trồng hoa. Một trong những nhân công này là ông Frank Frazee. Ngoài ra, hai người con của ông Frazee, Earl và Edwin, cũng thường đến phụ cha mình làm việc, như tưới nước những luống hoa và trồng hoa, mỗi ngày, sau giờ học.

Sau một thời gian, gia đình ông Frazee bắt đầu mở trang trại trồng hoa Ranunculus cho riêng mình và không lâu sau trở thành nhà trồng trọt hoa Ranunculus mang tính thương mại duy nhất tại Hoa Kỳ. Năm 1933, một trong hai người con của ông Frazee là Edwin Frazee giúp gia đình chăm sóc và phát triển và thành công đáng kể với những trang trại trồng hoa Ranunculus vùng Agua Hedionda, phía Bắc Quận San Diego.

Năm 1938, gia đình ông Frazee chuyển sang trang trại Santa Margarita Ranch tại Stuart Mesa và tiếp tục trồng hoa Ranunculus để đáp ứng nhu cầu gia tăng và tiếp tục phát triển trong 45 năm sau đó. Cũng trong thời gian này, người ta bắt đầu chú ý trang trại trồng hoa của gia đình ông Frazee, đặc biệt là những luống hoa trên đồi tạo thành nhiều màu của cầu vồng, nhất là vào Mùa Xuân. Thế là du khách bắt đầu ghé vào xem hoa trong trang trại.

Với kỹ thuật tưới nước tiên tiến, lần đầu tiên nước được dẫn vào miền Nam California, gia đình ông Frazee lại phát triển trang trại trồng hoa Ranunculus một lần nữa vào năm 1958 tại phía Nam khu vực Ponto, thuộc thành phố Carlsbad, và được trồng trên những ngọn đồi kế cạnh xa lộ 5. Một lần nữa, với sự thông thương gia tăng giữa San Diego và Los Angeles, ngày càng có nhiều du khách ghé qua xem hoa vì rất tiện lợi. Dần dần, những ngọn đồi này được cư dân Carlsbad gọi là Flower Fields (Những Cánh Ðồng Hoa) và coi như là di sản của họ. Năm 1993, những cánh đồng hoa này được đặt tên chính thức là The Flower Fields và gia đình ông Frazee chính thức không làm chủ trang trại này nữa.

Chính phương pháp trồng và chọn hoa Ranunculus của ông Frank Frazee đã làm ông trở thành một chuyên gia về loại hoa này trong nhiều cuộc nghiên cứu của nhiều trường đại học và cơ sở nông nghiệp. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 150,000 người đến xem hoa Ranunculus, mà nhiều người trong số họ trở lại nhiều lần, đông nhất là vào Mùa Xuân, đầu Tháng Ba đến giữa Tháng Năm. The Flower Fields vẫn là một nơi cung cấp hoa và là nơi trồng hoa Ranunculus duy nhất trên thế giới để cho du khách vào xem hoa cận cảnh.

Khu vườn The Flower Fields thu hút rất nhiều người Việt Nam từ San Diego đến đây thưởng lãm, chụp ảnh. Nhiều du khách phải công nhận khu vườn quả là một kỳ công quá đẹp của con người. Nhiều người mua vé cả năm, hễ có thời gian là họ tham quan, đặc biệt là các họa sĩ thường chọn nơi này làm bối cảnh cho những tác phẩm của họ. 

Một số nhân viên làm việc tại vườn hoa là những người đã về hưu, họ tới làm them tại trang trại trong Mùa Xuân, khi có nhiều du khách đến. Bản thân họ là những người yêu hoa, công việc tại đây vừa bổ sung chút thu nhập, vừa được ngắm hoa lớn lên từng ngày và vừa được gặp những người cùng yêu thích hoa. Tình yêu hoa cỏ của nhân viên cũng là yếu tố làm nên khu vườn có một không hai trên thế giới, không những hoa đẹp mà mọi người đến đây ai cũng nở nụ cười khi ra về.

 

Khi du lịch đến Mỹ, quý khách cần lưu ý về thuế suất khi mua sắm hàng hóa. Giá tiền niêm yết của mỗi món hàng tại Mỹ chưa bao gồm thuế, khi thanh toán tại quầy thu ngân quý khách sẽ phải trả thên tiền thuế theo % tổng giá trị hóa đơn, mức thuế suất % này thay đổi theo phạm vi tiểu bang như bản đồ bên dưới.

Các bang mua sắm được miễn thuế tại Mỹ

Mỹ có 50 tiểu bang, hầu hết các tiểu bang đếu áp dụng thuế suất bán hàng từ 5.43% đến gần 10%, tuy nhiên có 5 tiểu bang đặt thuế suất bán hàng cực kỳ ngạc nhiên như sau:

- Alsaka: 1.78%

- Delaware, Montana, New Hampshire, Oregon: 0%

 

Mong là thông tin hữu ích này sẽ giúp quý du khách lập kế hoạch mua sắm miễn thuế khi du lịch Mỹ.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Hoa Kỳ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các loại thực phẩm từ nước ngoài (1). Nếu du khách cố ý mang theo các loại thực phẩm bị cấm vào Mỹ sẽ bị phạt đến $10,000 USD (2), ngoài ra thông tin vi phạm của du khách còn bị ghi vào hệ thống kiểm soát nhập cảnh, các lần đến Mỹ trong 10 năm kế tiếp đều bị kiểm tra hành lý chặt chẽ hơn thông thường.

Nếu quý khách mang thực phẩm đến Hoa Kỳ thì hãy khai báo trung thực trong tờ khai hải quan Mỹ mẫu 6059B (đơn giấy hoặc thông qua hệ thống khai báo nhập cảnh điện tử) để được viên chức hải quan kiểm tra và hướng dẫn món nào được phép mang vào, món nào phải bỏ đi mà không bị phạt.

 

I. Các loại thực phẩm được phép nhập cảnh Mỹ

 

a. Các loại thực phẩm thông thường (2)

- Các loại gia vị như sốt cà chua, sốt mayonnaise và các loại sốt khác nhưng không có thịt trong đó.

- Dầu olive và các loại dầu thực vật khác.

- Bánh mì, bánh cookies, bánh ngọt, kẹo, chocolate

- Ngũ cốc và các loại thực phẩm đã được nấu chín và qua kiểm duyệt.

- Các loại Phomat cứng nhưng không có thịt bên trong, bơ, sữa chua, kem chua. Phomat lỏng dạng kem sẽ không được chấp nhận từ những quốc gia bị bệnh tay chân miệng

- Cá, tôm, bào ngư hay những thực phẩm hải sản khác đã qua chế biến dưới dạng còn tươi, đông lạnh, sấy khô, hun khói, đóng hộp hoặc đã nấu chín.

- Sữa lỏng và các thực phẩm từ sữa  được chấp nhận cho trẻ nhỏ với số lượng hợp lý sử dụng cho vài ngày. Sữa dê và các sản phẩm từ sữa dê phải được qua kiểm duyệt bởi cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ.

- Sản phẩm từ bột dưới dạng uống phải được niêm yết và dán cẩn thận và những thành phần bên trong phải được ghi bằng tiếng Anh. Tuy nhiên sự chấp nhận còn tùy thuộc vào viên chức hải quan.

- Nước ép trái cây phải dưới dạng lon hoặc dạng hộp.

- Trà đã rang sẵn hoặc trà dạng túi lọc.

- Cà phê hột đã rang chín hoặc cà phê hoà tan.

- Gia vị: hầu hết các loại gia vị dạng khô được chấp nhận trừ cam, chanh, các loại lá, hạt giống, cây sả và những loại hạt giống.

- Mì gói: không có gói thịt và trứng ở trong gói gia vị.

- Gạo: gạo trắng, gạo nâu, bột gạo các sản phẩm khác không có vỏ trấu bên ngoài.

- Bột: bột lúa mì, bột gạo, bột yến mạch, hay bột bắp.

- Các loại nấm ở dạng đã sấy khô.

- Các loại quả & hạt: tất cả những loại quả hạt được chấp nhận nếu đã qua chế biến như luộc, nấu chín, nướng, rang, hấp... để không còn khả năng nảy mầm.

 

b. Hành khách đi cùng trẻ sơ sinh và trẻ em (3)

- Sữa công thức, sữa mẹ và nước trái cây dạng lỏng được cho phép với số lượng dưới 100ml trong hành lý xách tay.

- Có thể mang sữa mẹ không giới hạn số lượng ở dạng đông đá, trữ lạnh trong thùng xốp chuyên dụng và đóng kiện theo hành lý ký gửi.

- Hãy báo với nhân viên an ninh nếu trẻ em cần các loại thực phẩm đặc biệt hoặc nhiều hơn số lượng quy định nếu có sự chỉ định của bác sĩ bằng văn bản.

- Quy trình kiểm tra hành lý thường bao gồm soi chiếu bằng máy X quang, bạn hãy thông báo với nhân viên an ninh nếu bạn không muốn sữa công thức, sữa mẹ hoặc nước trái cây được chiếu tia X hoặc mở bao bì.

 

II. Các loại thực phẩm không được phép nhập cảnh Mỹ

- Thịt động vật, trứng và các sản phẩm có liên quan được chế biến từ những nguyên liệu này đều bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. 

- Những sản phẩm thịt tươi, khô, hay đã nấu chín cũng bị nghiêm cấm. 

- Thịt đóng lon có thể được chấp nhận ngoại trừ thịt bò, thịt cừu.

- Tất cả các loại trái cây tươi.

- Tổ yến sào thô. (Vì có khả năng mang mầm bệnh cúm gia cầm)

- Tất cả các loại hạt còn khả năng nảy mầm.

- Mì ăn liền, mì gói, mì ly loại có chứa cây thịt bên trong.

 

Thông tin tham chiếu

(1) https://www.cbp.gov/travel/international-visitors/agricultural-items

(2) https://help.cbp.gov/s/article/Article-3619?language=en_US

(3) https://www.tsa.gov/travel/special-procedures/traveling-children

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Nằm trên một bến cảng tự nhiên lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông Bắc Hoa Kỳ, thành phố gồm có năm quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten. Dân số thành phố được ước tính vào năm 2013 khoảng trên 8,4 triệu người, với một diện tích đất là 789,4 km² (304,8 mi²). Dân số Vùng đô thị New York được ước tính là 18,8 triệu người trên diện tích 17.405 km² (6.720 dặm vuông Anh). Đây cũng là vùng đô thị đông dân nhất Hoa Kỳ.

New York nổi bật trong số các thành phố Mỹ sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều nhất. Đa số các phương tiện giao thông này hoạt động 24 tiếng mỗi ngày. Năm 2005, có chừng 170 ngôn ngữ được nói trong thành phố và khoảng 36% cư dân của thành phố được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ. Thành phố đôi khi còn được gọi là "Thành phố không bao giờ ngủ" hay có những biệt danh khác như "Gotham" và "Quả táo lớn".

New York được người Hà Lan thành lập như một trạm mậu dịch thương mại vào năm 1624. Vùng định cư này lúc đó từng được gọi là Tân Amsterdam cho đến năm 1664 khi thuộc địa này bị Vương quốc Anh kiểm soát. New York được chọn làm thủ đô của Hoa Kỳ từ năm 1785 đến năm 1790, và nó là thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1790.

Nhiều khu dân cư và danh lam thắng cảnh của thành phố trở nên nổi tiếng trên thế giới. Tượng Nữ thần Tự do đã chào đón hàng triệu di dân khi họ đến Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Phố Wall, trong vùng Hạ Manhattan, là một trung tâm tài chính quốc tế bề thế kể từ Đệ nhị Thế chiến và là nơi có Thị trường Chứng khoán New York. Thành phố cũng là nơi có nhiều tòa nhà nằm trong số những tòa nhà cao nhất trên thế giới, trong đó có Tòa nhà Empire State và tháp đôi của cựu Trung tâm Thương mại Thế giới.

New York là nơi sản sinh ra nhiều phong trào văn hóa trong số đó có Phục hưng Harlem thuộc lĩnh vực văn chương và mỹ thuật, chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện thuộc lĩnh vực hội họa, và hip hop,[14] punk,[15] salsa, disco và Tin Pan Alley thuộc lĩnh vực âm nhạc. Thành phố còn là một trung tâm của nghệ thuật sân khấu, nơi có nhà hát Broadway.New York hoa lệ dù không phải là thủ đô của nước Mỹ nhưng lại khá nổi tiếng là một thành phố năng động, trẻ trung và hiện đại bậc nhất ở đất nước này. Ở New York có những địa điểm thú vị mà bạn không thể không ghé thăm khi đến đây.

 

Tượng Nữ thần Tự Do

Tượng nữ thần Tự Do được đặt ở cửa sông Hudson nhìn ra cảng New York. Đây là địa điểm nổi tiếng nhất ở thành phố này cũng như của nước Mỹ. Tượng được thiết kế với hình dáng của một người phụ nữ một tay cầm cuốn sách và một tay dâng cao bó đuốc tượng trưng cho sự hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Dưới chân bức tượng, mọi xiềng xích đều vỡ vụn biểu đạt cho ý nghĩa giải thoát khỏi mọi bó buộc, nô dịch và vươn tới sự tự do hoàn toàn. Tượng nữ thần Tự Do chắc chắn là địa điểm không thể bỏ qua khi đến thành phố New York. Nếu nhập cư vào Mỹ từ hướng Đông, đây cũng là hình ảnh đầu tiên mà bạn nhìn thấy.

 

Quảng trường Thời Đại – Times Square

Quảng trường Thời Đại là giao lộ chính ở Manhatta, nối đại lộ Broadway  và đại lộ số 7, kéo dài từ đường thứ 42 đến đường thứ 47 tại Tây New York. Vì là giao của nhiều trục đường lớn và quan trọng nên quảng trường Thời Đại còn được mệnh danh là “giao lộ của thế giới”. Đến đây bạn sẽ choáng ngợp bởi không khí sôi động, náo nhiệt của những khu phố luôn lấp lánh ánh đèn. Bao quanh quảng trường là những nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng thời trang… lúc nào cũng sáng đèn quảng cáo. Bên cạnh đó khu phố kịch nghệ nổi tiếng Broadway quy tụ hơn 40 sân khấu hoành tráng và thường xuyên biểu diễn nghệ thuật sẽ khiến bạn không giây phút nào cảm thấy buồn tẻ ở thành phố New York.

 

Nhà hát Broadway

Được mệnh danh là trung tâm nghệ thuật của New York, nhà hát Broadway nằm rất gần khu vực quảng trường Thời Đại. Nơi đây quy tụ những sân khấu hoành tráng và những nghệ sĩ tên tuổi. Các vở kịch nổi tiếng được biểu diễn thường xuyên như “Vua sư tử”, “Những người khốn khổ”… Nhà hát Broadway với sân khấu quy mô rộng lớn, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại và những màn trình diễn được dàn dựng công phu, đạt tới đỉnh cao chất lượng. Thưởng thức những vở kịch xuất sắc ở Broadway sẽ không làm bạn hối tiếc. Tuy nhiên, nếu không phải là người yêu nghệ thuật, bạn hoàn toàn có thể chỉ tới Broadway để tận hưởng không khí đông vui và chiêm ngưỡng sự hào nhoáng của nó.

 

Đài quan sát Top of the Rock

Ai đến New York cũng muốn một lần được đặt chân trên đài quan sát Top of the Rock để chiêm ngưỡng sự giàu có và lấp lánh của toàn cảnh thành phố New York. Với vị trí thuận lợi, đây là nơi có thể giúp du khách thu vào tầm nhìn toàn bộ cảnh quan của một New York không bao giờ ngủ. Đài quan sát này cũng từng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim của Hollywood.

 

Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan Museum of Art

Đây là bảo tàng nghệ thuật với trên 200 năm tuổi, là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại và là nơi lưu giữ rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật có giá trị trên toàn thế giới như những bức họa của Van Goh, Monet hay những báu vật của La Mã cổ đại. Đến bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, bạn sẽ được chu du vòng quanh thế giới: từ những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của châu Âu cho tới những tác phẩm của Ai Cập, Hy Lạp, Trung Đông…Nơi đây trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất đối với khách du lịch khi tới thành phố New York, trung bình mỗi năm bảo tàng đón tới 4 triệu lượt khách tham quan.

 

Đài tưởng niệm quốc gia 11 tháng 9

Chắc chắn rằng cả nước Mỹ cũng như toàn bộ người dân New York không thể nào quên được ngày 11 tháng 9 kinh hoàng của năm 2001, khi tòa tháp đôi ở thành phố bị khủng bố và cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân vô tội. Đài tưởng niệm quốc gia 11 tháng 9 được xây dựng trên đúng vị trí của tòa tháp đôi năm xưa và khánh thành tròn 10 năm sau khi vụ khủng bố kết thúc. Những người dân trong thành phố và những người có thân nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố vẫn thường xuyên tới đây để thắp hương và tưởng nhớ đến người thân của mình.

 

Công viên Central Park

Công viên trung tâm được ví như một viên ngọc xanh của thành phố New York với không gian trong lành, cỏ cây xanh tốt. Bạn có thể tránh xa những phố thị ồn ào, trốn mình trong không gian yên bình ở công viên, lắng nghe tiếng chim chóc véo von, tiếng đàn ghi ta bập bùng của những người hát dạo và thưởng thức chút bánh quế bí ngô thơm ngon ngay tại công viên này.

 

Khu phố cổ kính West Village

Khu phố cổ này vẫn tồn tại ở New York bất chấp sự phát triển không ngừng nghỉ của cả thành phố. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét đẹp cổ kính từ thế kỉ XIX với những con đường lát sỏi, mái nhà rêu phong và hàng cây im lìm. Đến khu phố cổ này, bạn có thể thưởng thức những chiếc bánh cupcake mới ra lò thơm ngon nhất New York.

 

Rạp chiếu phim Film Forum

Năm trên đường phố West Houston, một loạt những rạp chiếu phim thường xuyên trình chiếu những tác phẩm điện ảnh kinh điển chắc chắn là địa điểm yêu thích của những tín đồ mê phim.

 

Trung tâm nghệ thuật đương đại P.S.1 

Trung tâm nghệ thuật đương đại P.S.1 hay còn gọi là MoMa P.S.1 tọa lạc trong khuôn viên của một ngôi trường công lập, là ngôi nhà của những tác phẩm nghệ thuật đương đại hàng đầu thế giới. Mọi ý tưởng đôi khi tưởng như bất khả thi đều được trình diễn ở đây. Đến MoMa P.S.1, bạn có cơ hội chiêm ngưỡng những cuộc so tài nghệ thuật đỉnh cao nhất thế giới.

 

Phố Wall

Phố Wall là quê hương của chứng khoán New York với các tòa nhà lâu đời. Phố Wall được đặt tên theo một bức tường gỗ nhỏ được người Hà Lan xây dựng vào năm 1653 để đánh dấu giới hạn phía Bắc của New Amsterdam. Thương mại luôn là xương sống của sự giàu có ở New York. Vào 1792, 24 người lái buôn đã kí thỏa thuận chỉ hợp tác với nhau và từ đó trao đổi chứng khoán ở New York được ra đời. Các thành viên được giới hạn một cách nghiêm khắc và vào năm 1817 giá của mỗi chỗ ngồi là 25$, hiện nay thì nó đã lên tới 2 triệu $. Có 17 cổng giao dịch, mỗi cổng bao gồm 22 khu vực của người trao đổi và thiết bị công nghệ sử dụng để trao đổi. Mỗi cổng trao đổi chứng khoán của 10 công ty.

 

So với việc xin visa du lịch tại các nước phát triển khác, thủ tục xin visa du lịch Mỹ rất đơn giản và nhanh chóng, đương đơn không cần dịch thuật hồ sơ, gửi nhiều tiền vào ngân hàng hoặc nộp hồ sơ chờ xem xét trong thời gian kéo dài nhiều tháng. Trong nhiều năm qua Thế Hệ Mới đã hoàn tất thành công nhiều hồ sơ du lịch Mỹ chỉ trong vòng 2 đến 3 tuần, việc chiếm nhiều thời gian chờ đợt nhất chỉ là chờ ngày tham dự buổi phỏng vấn theo lịch hẹn của cơ quan Lãnh Sự Hoa Kỳ.

Theo luật cấp thị thực không di dân của Hoa Kỳ, viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng:

Mỗi đương đơn xin thị thực đều được xem như có ý đến Hoa Kỳ với mục đích định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức Lãnh Sự rằng họ hội đủ điều kiện được cấp thị thực không định cư.

Điều này có nghĩa là viên chức Lãnh Sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn xem rằng đương đơn có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, tùy theo nhu cầu của đương đơn.  

Tuy quy trình xin visa du lịch Mỹ tuy đơn giản và nhanh chóng như vậy, nhưng để đạt kết quả thành công trong thời gian ngắn nhất, người thực hiện hồ sơ xin visa cần có nhiều năm kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Mỹ, luật di trú Mỹ, các đặc điểm chứng minh tài chính của Việt Nam, cùng với kỹ năng sử dụng thông thạo máy tính, internet và Anh ngữ. Những yếu tố đó Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới đều thường xuyên huấn luyện cho đội ngũ nhân viên qua các hoạt động hàng tuần và các chuyến tập huấn tại Mỹ hàng năm.

 

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du lịch Mỹ

Mỗi buổi phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ chỉ kéo dài trong vài phút và viên chức lãnh sự cũng không thường xem xét các hồ sơ mà đương đơn muốn trình bày, họ được huấn luyện để nhanh chóng tổng hợp nhiều yếu tố để nhận định về hoàn cảnh của một đương đơn xin visa du lịch, do đó họ chỉ hỏi những điều chưa được mô tả trên đơn xin thị thực DS-160 và xem những điều họ thật sự cần xem. Nhìn chung, mỗi đương đơn phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản khi xin thị thực du lịch Mỹ, viên chức lãnh sự sẽ xem xét cấp thị thực hoặc từ chối cấp thị thực bằng cách kết hợp và cân nhắc tất cả các điều kiện này:

Điều kiện thứ 1
"Đương đơn có ý định đi du lịch thực sự" Vì đương đơn nộp đơn xin thị thực du lịch, do đó mục đích đương đơn đến Hoa Kỳ phải rõ ràng theo 1 lịch trình cụ thể. Viên chức Lãnh sự sẽ quan tâm đến một số nội dung sau:

  • Lý do chính đáng và hợp lý để đến Mỹ.
  • Hiểu biết chặt chẽ về lịch trình chuyến đi.
  • Ngân sách dành cho chuyến đi.
  • Thời gian của chuyến đi phù hợp với mục đích chuyến đi.

Nếu đương đơn thật sự muốn đến Mỹ để du lịch, đương đơn đã biết rõ tất cả các điều đó trước khi tham dự buổi phỏng vấn.

Điều kiện thứ 2
"Đương đơn có đủ nguồn tài chính trang trải cho chuyến đi"Viên chức Lãnh sự phải thấy rằng đương đơn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ cho chuyến đi. Một số ví dụ về giấy tờ chứng minh tài chính như sau:

  • Số tiền sẵn có trên sổ tiết kiệm và trong tài khoản cá nhân.
  • Quá trình du lịch nước ngoài của đương đơn và gia đình.
  • Nền tảng học vấn và quá trình làm việc của đương đơn.
  • Hồ sơ kinh doanh của gia đình hoặc người tài trợ.
  • Hóa đơn hoặc biên lai các loại thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Chứng từ đầu tư kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.
  • Các bằng chứng khác về tiềm năng tài chính thực tế.

Viên chức lãnh sự sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố trên để đưa ra nhận định về hoàn cảnh tài chính của đương đơn.

Điều kiện thứ 3
"Đương đơn phải trở về Việt Nam"Mỗi đương đơn đều có 1 hoàn cảnh riêng nhưng khi tổng hợp lại, viên chức phỏng vấn sẽ đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng đương đơn có những mối ràng buộc để phải quay về Việt Nam sau khi hoàn tất chuyến đi:

  • Những mối ràng buộc về gia đình.
  • Những mối ràng buộc về xã hội.
  • Những mối ràng buộc về công việc.
  • Tiềm năng tài chính của đương đơn tại Việt Nam.
  • Các yếu tố ràng buộc thể hiện từ các người thân trực hệ. Nếu như những người thân của đương đơn đã định cư tại Mỹ theo cách không hợp lệ, thì đương đơn sẽ khó lòng được cấp visa đến Mỹ, đó là sự thật hiển nhiên.

 

Công ty Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du lịch Mỹ nhanh chóng và hiệu quả.

 

Để được hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ với các văn phòng của Công Ty Tư Vấn Du Học Thế Hệ Mới:

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Chợ Pike Place được gọi là linh hồn của thành phố Seattle. Những người bán cá tại Pike Place luôn sống và làm việc với niềm say mê tột độ, tận tụy và hết lòng vì khách hàng. Họ luôn tạo ra nguồn cảm hứng sáng tạo, làm cho cuộc sống trở nên năng động, tràn đầy sinh lực, niềm vui. Từ ngôi chợ này đã ra đời ý tưởng cho bộ sách "Triết lý chợ cá cho cuộc sống" - một tác phẩm từng 3 năm liền là sách bán chạy nhất Hoa Kỳ và được dịch ra trên 30 ngôn ngữ.

Được thành lập từ năm 1907, Pike Place là chợ nông thủy sản lớn nhất bang Washington. Chợ nằm ở trung tâm thành phố Seattle, là một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến thăm quan thành phố này. Ngôi chợ này rộng trên 3,5 hectar bao gồm nhiều tòa nhà liên kết lại.

Khu chợ Pike Place là một nơi độc đáo không giống bất cứ nơi nào khác. Nơi đây vừa là nơi giải trí, vừa là nơi thân thiện để nán lại và trò chuyện với người chủ cửa hàng và bạn có thể mua tất cả mọi thứ từ những mánh ảo thuật đến toa thuốc Viễn Đông hay rượu vang và pho mát của địa phương. Nơi đây còn có cả thư viện công cộng ở tầng trệt nếu bạn muốn có chút không gian tĩnh tại.

Những nghệ sĩ đường phố và những người bán hàng vui vẻ mời chào khách trên những con phố lát đá cuội nhộn nhịp của Khu chợ Pike Place. Nơi đây có khoảng 200 quầy hàng và cửa hiệu, một số là của gia đình và đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Giữa nhiều lối rẽ rộng trên trục đường chính có mái vòm, bạn sẽ cảm nhận được sự phong phú của âm thanh, mùi vị và khung cảnh. Hãy dùng thử các loại trái cây theo mùa, ngửi hương thơm của những bó hoa và chiêm ngưỡng đồ trang sức và mỹ nghệ được làm bằng tay.

Các quán cà phê ấm cúng, các quầy thuốc đông y, quán bar nhỏ, các quầy thợ làm phô mai và các sạp hoa quả trồng theo phương pháp hữu cơ sẽ thu hút ánh mắt bạn và lôi kéo ví tiền của bạn. Bên dưới khu chợ truyền thống là một tầng các hiệu sách nhỏ, và các cửa hàng đồ gốm và đồ cổ, cửa hàng quần áo và các siêu thị đặc sản lý tưởng cho những ai thích mặc cả.

Ảnh: Những người bán cá đang bày trò vui đùa cùng khách du lịch

Chỉ nằm cách bờ biển Seattle vài bước, Khu chợ Pike Place nổi tiếng với các quầy hàng cá tươi. Đừng ngần ngại đến gần và xem sự vô cùng đa dạng phong phú của hải sản đang được bày trước mắt bạn: chân cua Alaska, hàu, cá hồi và các loại cá khác được bày trên lớp đá. Những người bán cá cạnh tranh nhau bằng những trò giải trí độc đáo, họ mặc bộ đồ ngư dân biểu diễn nghệ thuật ném cá trong lúc đùa vui với khách hàng. Du khách có thể còn nhìn thấy một con cá đột nhiên nhảy lên với cái miệng đang đớp mà không chút ngờ vực - tất cả là do một người vui tính phía sau quầy thanh toán đã kéo sợi dây. Tất cả làm tăng thêm bầu không khí thuần chất tự nhiên của khu chợ sôi động này.

Khi màn đêm buông xuống, các nghệ sĩ đường phố sẽ nhường chỗ cho nhạc jazz biểu diễn trực tiếp và các ca sĩ biểu diễn trong những quán lâu đời được yêu thích như Pink Door và quán bar táo bạo mà rất lôi cuốn Can Can. Ngày nay, chợ Pike Place với trên 10 triệu du khách tới đây hàng năm đã trở thành một phần không thể thiếu của Seattle và đóng góp vào nhịp sống năng động của thành phố này.

 

Four Corners là nơi giao thoa của các bang Arizona, Colorado, New Mexico và Utah, tạo nên một vành đai biên giới địa phương độc đáo trên thế giới. Khi tới thăm đất nước của Nữ thần Tự Do, du khách sẽ được giới thiệu về một địa điểm nổi tiếng và độc đáo - nơi đặt đài kỷ niệm có tên gọi "Đài tưởng niệm 4 góc - Four Corners", nằm ở sa mạc thuộc khu dành riêng cho người bản địa Mỹ (Navajo Indian Reservation).

Four Corners có nhiệm vụ đánh dấu ranh giới giữa các bang Arizona, Colorado, New Mexico, Utah và cũng là nơi duy nhất trên nước Mỹ bạn có thể cùng lúc đứng trên lãnh thổ của 4 nơi. Không giống các điểm du lịch chính trị khác trên thế giới như Bức tường Berlin, Four Corners tượng trưng cho sức mạnh, sự đoàn kết của người Mỹ trong việc thành lập liên bang. Đài tưởng niệm được làm bằng đá granite, ở giữa là một đĩa bằng đồng lớn và ghi dòng chữ "Bốn bang ở đây tự do dưới sự che chở của Chúa". Bốn đĩa nhỏ hơn nằm ở bốn phía các bang, trên có khắc con dấu và cờ đại diện.

Ảnh: Four Corners nơi cùng lúc bạn có thể đứng trên 4 tiểu bang.

Dù nằm ở địa điểm heo hút, cách xa thành thị náo nhiệt và thiếu thốn cơ sở vật chất, chính sự giao nhau mới lạ này đã khiến nơi đây rất hút du khách. Theo ước tính của chính quyền địa phương, mỗi giờ có tới hàng trăm người đổ về đây để chụp ảnh và tham quan "tượng đài bốn phương hội tụ" này. Xung quanh đài tưởng niệm là các cửa hàng do người dân địa phương mở để bán đồ lưu niệm cũng như thức ăn cho du khách.

Đường giao nhau của các biên giới bang lần đầu được đánh dấu bằng một trục đá sa thạch vào năm 1875 bởi nhà nghiên cứu nổi tiếng Chandler Robbins. Năm 1899, trục đá này bị hỏng nên đã được thay bằng một tảng đá mới. Sau nhiều năm được sửa đổi, nâng cấp và tu sửa, tượng đài đã có hình dáng như ngày nay. Lần sửa sang gần đây nhất là vào năm 2010. Độ chính xác của khu vực này được cơ quan Điều tra trắc địa và tượng đài Mỹ xác định góc của bốn tiểu bang ngày nay là hợp hiến.

Mỹ có được khu vực này từ Mexico sau khi kết thúc chiến tranh Mỹ - Mexico vào năm 1948. Năm 1863, quốc hội Mỹ lập ra vùng lãnh thổ Arizona từ phần phía tây của lãnh thổ New Mexico với ranh giới được xác định như một đường chạy về phía nam vì từ góc phía tây nam của lãnh thổ Colorado đã được tạo ra vào năm 1861. Đây là một hành động bất thường của quốc hội - khi mà trước đó họ hầu như luôn xác định ranh giới của các vùng lãnh thổ mới bằng vĩ độ, kinh độ hoặc theo sông.

 

Đài tưởng niệm Washington là khối kiến trúc cao nhất thủ đô Hoa Kỳ và cũng là công trình gặp nhiều gian nan nhất khi xây dựng. Được mở cửa vào tháng 10/1888, ngọn tháp tưởng nhớ đến vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ mất cả thế kỷ từ khi lên kế hoạch đến khi xây dựng xong. Đài tưởng niệm có hình dáng khác hẳn kiến trúc ban đầu và còn nhiều những sự thật lý thú đằng sau công trình vinh danh vị cha đẻ của nước Mỹ.

Kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm bắt đầu từ trước khi Washington trở thành tổng thống. Năm 1783, Quốc hội (Continental Congress) đã đồng tình dựng nên bức tượng Washington để tỏ lòng kính trọng đến người lãnh đạo quân đội Mỹ trong cuộc Cách mạng chống lại người Anh. Tuy vậy, sau khi George Washington trở thành tổng thống, ông đã bác bỏ kế hoạch này bởi ngân sách liên bang đang được thắt chặt và bản thân không muốn sử dụng tiền của nhân dân. Sau khi Washington mất năm 1799, quốc hội đưa ra bàn thảo kế hoạch xây dựng lăng mộ cho ông hình kim tự tháp đặt trong điện Capitol. Tuy vậy, đồ án này đã không trở thành hiện thực.

Năm 1883, một nhóm người tôn thờ Washington bày tỏ sự bất bình vì chưa hề có công trình nào được xây dựng để tưởng nhớ ông tại thủ đô. Họ đã thành lập tổ chức mang tên Washington National Monument Society để gây quỹ cho dự án. Người đứng đầu là John Marshall lập ra hẳn cuộc thi thiết kế tượng đài kỷ niệm về người anh hùng của đất nước và kiến trúc sư Robert Mills (1781–1855) đã giành chiến thắng. Ông cũng chính là tác giả hai công trình tòa nhà ngân khố quốc gia và văn phòng sáng chế Mỹ mà hiện tại là gallery trưng bày chân dung các nhà lãnh đạo quốc gia và viện bảo tàng nghệ thuật Smithsonian.

Thiết kế nguyên bản đài tưởng niệm khác hẳn công trình hiện tại. Bản vẽ của Robert Mills có hình dáng ngôi đền thờ các vị thần kiểu Hy Lạp với 30 cột đá, tượng Washington đang cưỡi chiến xa sẽ nằm trên lối vào. Ngoài ra còn một cột đá kiểu Ai Cập cao khoảng 180 m vươn lên từ chính giữa ngôi đền. 

Ngày 4/7/1848, viên đá đầu tiên được đặt xuống và bên trong họ đóng một chiếc hộp chứa chân dung George Washington, những tờ báo viết về ông, đồng tiền xu và bản copy của hiến pháp. Buổi lễ có sự góp mặt của hàng nghìn người và một nhân vật sau này cũng nổi tiếng không kém đến từ Illinois, Abraham Lincoln cũng tham dự (sau này là tổng thống thứ 16 của Mỹ).

Việc xây dựng được tiến hành đến năm 1854, khi ngọn tháp đạt độ cao 45 m, kinh phí ngày càng hạn hẹp khiến công trình gần như dậm chân tại chỗ. Cùng năm đó, những người nhập cư có tư tưởng chống Cơ Đốc giáo giận giữ vì giáo hoàng Pius IX đã lấy từ ngôi đền La Mã cổ đại ở Italy một khối đá để tặng cho tượng đài. Họ tìm cách lấy đi khối đá kia và chiếm luôn quyền xây dựng ngọn tháp, nhưng chỉ tiếp tục được một thời gian ngắn và rồi bỏ không trong vài năm. May mắn thay, công trình vẫn đứng vững sau cuộc nội chiến.

Năm 1876, kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ, Tổng thống Ulysses Grant đã trích quỹ liên bang để hoàn thành tháp kỷ niệm và công việc xây dựng được bắt đầu trở lại năm 1879. Thời gian này, phong cách kiến trúc cũng đã thay đổi, ngôi đền thờ đã bị xóa bỏ khỏi thiết kế ban đầu. Thêm nữa, 2 thập kỷ gián đoạn đã làm cho nguồn cung cấp đá khác nhau khiến màu sắc và khả năng nối ghép gặp trở ngại. Kết quả là ngọn tháp có 2 màu, nhạt ở bên dưới và đậm hơn ở bên trên. Năm 1884, công trình từ từ được hình thành rõ nét hơn và khi khánh thành năm 1888, đài kỷ niệm đạt độ cao 169 m, nặng hơn 81.000 tấn. Đó là khối kiến trúc do con người xây dựng cao nhất thế giới cho đến khi tháp Eiffel (Paris, Pháp) hoàn thành năm 1889.

Đài tưởng niệm từng là nơi bắt giữ con tin. Ngày 8/12/1982, Norman Mayer, cựu binh hải quân Mỹ 66 tuổi đã lái chiếc xe được cho là chứa 1000 pounds (450 kg) thuốc nổ đến chân tháp và đe dọa châm ngòi. Một nhóm du khách bị mắc kẹt trong tháp vài giờ trước khi Mayer (người muốn gây chú ý với lập trường chống lại vũ khí nguyên tử) thả họ đi. Hàng nghìn nhân viên đang làm việc trong các tòa nhà xung quanh được lệnh di tản, đường phố bị đóng, các chuyến bay trong khu vực phải chuyển hướng. Sau khoảng 10 giờ thương lượng, Mayer đã lái chiếc xe ra khỏi đài kỷ niệm và bị bắn chết. Tuy vậy, khi giới chức trách kiểm tra, họ không tìm thấy bất cứ chất gây nổ nào trong xe.

Ngày 23/8/2011, đài tưởng niệm đã bị chấn động bởi trận động đất hiếm thấy lên đến 5,8 độ richter có tâm chấn tại Mineral, bang Virginia. Những vết nứt được tìm thấy và nhiều lớp vữa bị bong tróc. Không ai trong tháp bị thương nặng khi trận động đất xảy ra. Từ đó đài tưởng niệm được đóng cửa để trùng tu với kinh phí dự tính khoảng 15 triệu USD và mở cửa trở lại năm 2014.

Đài tưởng niệm có thể là công trình nổi tiếng nhất về Washington nhưng không phải là duy nhất. Vị anh hùng khai sinh ra nước Mỹ George Washington đã được người dân hết sức trân trọng. Họ dùng tên ông để đặt cho thành phố, đường cao tốc, hồ nước, núi, trường học và hầu hết các bang đều có công trình nào đó mang tên Washington. Sau khi mất, ông cũng được dựng nhiều đài kỷ niệm khác như ở Boonsboro, Maryland với tháp đá cao 11 m hoàn thành năm 1827 và đài tưởng niệm ở Baltimore cao 54 m hoàn thành năm 1829 do Robert Mills thiết kế (tác giả của đài tưởng niệm nổi tiếng tại thủ đô).

Điều gì có thể khiến thác Niagara thu hút hơn 10 triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm? Bí mật nằm ở chỗ bạn có thể du lịch thác Niagara bốn mùa trong năm, ôn hòa vào mùa xuân, hùng vĩ vào mùa hè, đẩy sắc vàng đỏ vào mùa thu và màu trắng của những bông tuyết khi mùa đông về, mỗi một mùa thác Niagara lại mang một vẻ đẹp rất riêng.

 

Mùa xuân

Nếu như bạn đang cố gắng để cân bằng giữa việc giá cả phải chăng, thời tiết ôn hòa và nhiều hoạt động du lịch phong phú thì hãy đến thăm Niagara vào mùa xuân. Hầu hết những hoạt động du lịch tại đây đều mở cửa trở lại từ giữa tháng 4, đầu tháng 5, khi mà nhiệt độ trở nên ấm áp và những bông hoa bắt đầu nở rộ, cây cối đâm chồi nảy lộc khắp muôn nơi. Đây cũng là thời điểm thích hợp để ghé thăm Vườn Bách thảo Niagara và được miễn phí vé vào cửa.

Giá cả cho các dịch vụ vào mùa xuân khá phải chăng, tuy không rẻ như vào giữa mùa đông nhưng cũng rẻ hơn tương đối nhiều so với mùa du lịch cao điểm là hè và  thu ở nơi đây. Đến với thác Niagara vào mùa xuân, bạn có thể chiêm ngưỡng tháp Niagara trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đồng thời bạn cũng không phải chờ đợi quá lâu khi đi thăm quan ở những điểm du lịch nổi tiếng.

 

Mùa hạ

Mùa hạ là mua cao điểm du lịch ở thác Niagara. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9, hầu hết những điểm tham quan và dịch vụ đều mở cửa khá muộn, từ 9h đến 20h hàng ngày. Nếu bạn đến thác Niagara vào mùa hè, hãy bắt đầu hành trình của mình với con tàu du lịch hai tầng mang tên Maid of the Mist, đưa bạn đến thác Mỹ (American Falls) rồi vòng đến thác Móng ngựa (Horseshoe Falls). Các chuyến du lịch trên tàu Maid of the Mist chỉ có từ tháng 4 cho đến cuối tháng 10, và mỗi chuyến kéo dài khoảng 30 phút.

Bạn có thể nhìn thấy thác từ những góc độ khác nhau, và thật sự sẽ cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên hùng vĩ qua hành trình đằng sau thác nước. Một chuyến thang máy nhanh chóng sẽ đưa bạn tới một mê cung đường hầm dẫn tới đài quan sát, nơi thác Niagara chảy ầm như sấm rền ngay phía sau lưng, đúng như tên gọi của nó (Niagara có nghĩa là “Thần Sấm”).

Sau đó, hãy tham gia vào chương trình mang tên Niagara’s Fury để có thể hiểu rõ về quá trình hình thành của nó. Chương trình gồm có 2 phần. Đầu tiên bạn sẽ được xem một bộ phim hoạt hình ngắn, cung cấp những thông tin về sự hình thành của thác trong thời kỷ băng hà từ cách đây hàng triệu năm. Tiếp đó bạn sẽ được đưa đên rạp hát, nơi mà ánh đèn flash cùng những hiệu ứng như mặt đất rung chuyển, nước đổ từ trên trần xuống sẽ khiến bạn cảm thấy như được tận mắt chứng kiến cảnh tượng ra đời của nó từ hàng triệu năm trước. Phía bắc của thác Móng ngựa (Horseshoe Falls) là ghềnh White Water Walk, cũng là một địa điểm bạn không nên bỏ qua khi đến đây.

 

Mùa thu

Vào mùa thu, khi những hàng cây bắt đầu trổ lá vàng, lá đỏ tạo nên một bức tranh đầy màu sắc của thác Niagara. Với tiết trời mát mẻ, các cặp tình nhân thường tìm đến đây để tăng thêm phần lãng mạn trong tuần trăng mật ngọt ngào. Hầu hết những hoạt động dịch vụ của mùa hè như chuyến tàu du lịch hai tầng Maid of the Mist, ghềnh White Water Walk vẫn mở cửa hoạt động. Đặc biệt vào mùa thu, thác Niagara luôn xuất hiện cầu vồng, có những thời điểm xuất hiện 3 - 4 cầu vồng cùng một lúc.

Tháng 9 và 10 là mùa thu hoạch của những vườn nho ở Niagara, và đó là lý do cho những tour du lịch thưởng thức rượu vang ngày càng phổ biến vào khoảng thời gian này. Niagara là vùng sản xuất rượu vang lớn nhất của đất nước Canada, với hàng chục nhà máy sản xuất rượu vang nằm xung quanh khu vực Niagara-on-the-Lake và Twenty Valley.

 

Mùa đông

Tại sao bạn nên đến du lịch Niagara vào mùa đông khi tuyết rơi và mọi thứ đều đóng băng? Lựa chọn đến thác Niagara vào mùa đông thật sự không phải là một ý tưởng tồi và bạn có thể tiết kiệm được kha khá tiền thuê phòng. Rất nhiều khách sạn giảm giá trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.

Đặc biệt, tháp Niagara cực kỳ lung linh, huyền ảo trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội ánh sáng mùa đông, một lễ hội với những màn trình diễn ánh sáng đặc sắc trên nền thác đổ từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm. Ngoài ra, vào mùa đông khi nước đóng băng, bạn còn có thể trải nghiệm cảm giác trượt băng hoặc đi bộ trên mặt hồ.

Nếu cảm thấy đã đủ với thác Niagara, bạn có thể tiếp tục hành trình tới những địa điểm trong nhà tại đây. Một trong những điểm đến hấp dẫn nhất vào mùa đông là Nhà bướm nhiệt đới, nơi có hơn 2.000 con bướm đầy màu sắc. Bướm đậu trên những cánh hoa, trên tay của những vị khách ghé thăm nơi đây. Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé vào cửa. Hoặc ghé thăm Vương quốc của các loài chim (Bird Kingdom), nơi tập trung hơn 400 con chim với gần 80 loài khác nhau.

Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) hay Kim Môn Kiều là cây cầu treo nối liền Cổng Vàng, cửa ngõ vào vịnh San Francisco và Thái Bình Dương, được xếp hạng thứ năm trong danh sách những kiến trúc Hoa Kỳ được yêu thích do Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ bầu chọn năm 2007. Cầu được xây dựng bắt đầu vào ngày 05 tháng 1 năm 1933, và được hoàn thành vào tháng 4 năm 1937. Lễ khánh thành bắt đầu ngày 27 tháng 5 năm 1937 và kéo dài một tuần.

Chi phí ban đầu cho dự án xây cầu Cổng Vàng là hơn 35 triệu USD. Tuy nhiên, khi dự án hoàn thành vào tháng 4 năm 1937 thì chi phí này là thấp hơn ngân sách cho phép 1,3 triệu USD. Mặc dù gọi cây cầu này là “Cổng Vàng”, nhưng thực tế thì màu của cây cầu được gọi một cách chính thức là màu cam đỏ, được biết đến qua cái tên “quốc tế cam”. Kiến trúc sư tư vấn Irving Morning là người lựa chọn màu sắc cho chiếc cầu bởi vì nó phù hợp với môi trường tự nhiên xung quanh và cũng để nó có thể nổi bật được giữa lớp sương mù, làm ‘bật lên’ vẻ đẹp của vịnh San Francisco.

Khi được hoàn thành vào năm 1937, Golden Gate Bridge là cây cầu treo dài nhất trên thế giới, và đã trở thành một biểu tượng quốc tế của San Francisco, California, Hoa Kỳ. Kể từ khi hoàn thành đến nay đã có tám chiếc cầu khác có chiều dài vượt qua Cầu Cổng Vàng.

Độ dài nhịp chính 4.200 foot (1.280 mét) của Cầu Cổng Vàng đã giữ kỷ lục thế giới trong suốt 27 năm. Hai cặp tháp chính của cầu cao 746 feet (227 mét), cao hơn 191 feet (58 mét) so với Đài kỷ niệm Washington. Năm làn xe trên cầu băng qua Eo biển Cổng Vàng trên độ cao 400 feet, tức 130 mét.

Cầu Cổng Vàng là một trong những công trình xây dựng giao thông vĩ đại nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20, tuy nhiên nó lại được mệnh danh là “Bãi tự sát nổi tiếng thế giới” với số lượng người đến tự tử khá đông. Kể từ thời điểm cầu được xây dựng hoàn thành, đã xảy ra 1.500 ca tử vong vì tự tử tại cầu và thực tế ngạc nhiên là có 26 người sống sót. Theo Reuters, cầu Cổng Vàng là cây cầu mà người ta hay chọn để tự tử nhiều thứ 2 thế giới, sau cầu bắc qua sông Dương Tử ở Nam Kinh, Trung Quốc.

Cầu Cổng Vàng rất nổi tiếng, được nhiều nhà sản xuất phim ảnh chú ý, lấy làm bối cảnh cho nhiều phim như: “It Came from Beneath the Sea”, “Superman: The Movie”, A View to a Kill, Interview with the Vampire, Vertigo, Boys and Girls, The Core, “X-Men: The Last Stand”, Monsters vs. Aliens, 10.5, Mega Shark vs. Giant Octopus. Nhiều phim cho truyền hình cũng lấy bối cành cây cầu này như: Star Trek, Grand Theft Auto: San Andreas và Sudden Attack.

Kể từ khi hoàn thành, Cầu Cổng Vàng bị đóng cửa 3 lần do các điều kiện thời tiết: vào ngày 01 tháng 12 năm 1951 do gió mạnh lên đến 111 km/giờ; vào 23 tháng 12 năm 1982, do gió mạnh 113 km/giờ; và ngày 03 tháng 12 năm 1983 với sức gió 121 km/giờ.