Giới thiệu Singapore

STEM được viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ nghệ) và Math (Toán). STEM là lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều môn học khác nhau. Hiện nay các trường đại học tại Hoa Kỳ đào tạo hơn 185 môn học liên quan đến lĩnh vực STEM. Chương trình giáo dục STEM đã trở thành trọng tâm trong kế hoạch phát triển của nhiều quốc gia do tầm quan trọng của nó đối với bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Từ những năm 1960, nhu cầu về những kỹ năng đã thay đổi đáng kể - nhu cầu kỹ năng thực hiện những công việc mang tính cố định và theo trình tự đã giảm, thay vào đó là sự phát triển đáng kể nhu cầu về những kỹ năng thực hiện những công việc luân chuyển mang tính tương tác. Đội ngũ lao động STEM bao gồm các kỹ thuật viên, chuyên gia máy tính và các ngành nghề liên quan có khả năng bắt nhịp được với những thay đổi trong thị trường việc làm. Theo dự đoán vào năm 2030, máy móc sẽ thay thế 60% nghề nghiệp hiện tại của con người, do đó con người sẽ phải trang bị những kiến thức & kỹ năng kỹ thuật cần thiết để đáp ứng được yêu cầu việc làm trong tương lai.

Giáo dục STEM là về sự đào tạo những chuyên viên trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, phát kiến mới, khởi nghiệp công ty mới, đáp ứng cho nhu cầu cao vì công nghệ là dẫn lái then chốt cho sự phát triển kinh tế và đem lại việc làm cho mọi người. Ngày nay ở mọi nước đều có các hiện tượng mâu thuẫn: Số người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp cao nhưng lại có số lớn việc làm không có đủ người làm, vì những việc này đòi hỏi công nhân phải có giáo dục trong lĩnh vực STEM. Nếu nhìn kỹ hơn, các kỹ năng STEM không chỉ là việc làm mà là việc làm được trả lương rất cao.

Một câu hỏi thường được đặt ra là "Tại sao không có đủ người học lĩnh vực STEM?", giáo sư John Vu của trường đại học Carnegie Mellon University đã đưa ra câu trả lời như sau: "Dường như khuyến khích học sinh sinh viên theo đuổi định hướng nghề nghiệp trong khu vực STEM vẫn là một thách thức lớn. Có dư luận cho rằng các lĩnh vực STEM là rất khó, chỉ người rất giỏi mới có thể thành công, do đó những học sinh trung bình không chọn lĩnh vực này. Thực tế lĩnh vực STEM đòi hỏi một căn bản vững chắc, nhưng nếu thiếu chỉ dẫn từ sớm thì các học sinh từ độ tuổi trung học không chuẩn bị đủ để có thể theo đuổi lĩnh vực này, do đó nhiều người chọn STEM bị đuối sức phải bỏ học và làm gia tăng dư luận rằng STEM rất khó. Vấn đề khác là không có đủ thông tin để thay đổi cảm nhận sai này cho học sinh từ sớm khi họ quyết định.".

 

Tương tự chính sách miễn thị thực du lịch cho công dân Việt Nam nhưng vẫn có các trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh, chính sách thị thực du học Singapore tuy dễ nhưng cũng có các trường hợp hồ sơ xin thị thực (student pass) bị cơ quan Immigration & Checkpoints Authority - ICA từ chối. Bên dưới là các nguyên nhân bị từ chối cấp thị thực du học Singpore (student pass) phổ biến:

1. Sinh viên không được nhận vào một trường được cấp phép và được công nhận bởi Immigration & Checkpoints Authority - ICA http://www.ica.gov.sg/services_centre_overview.aspx?pageid=256 

2. Sinh viên không được nhận vào một khóa học toàn thời gian (full-time). Định nghĩa khóa học toàn thời gian (full time) là chương trình học sẽ diễn ra vào các ngày trong tuần. Nhiều khóa học được tổ chức giống hình thức học Full-time nhưng không đủ điều kiện để sinh viên quốc tế được cấp Student Pass.

3. Sinh viên có thời gian gián đoạn học tập quá dài. Thông thường trường hợp này sinh viên sẽ phải viết thư giải thích về khoảng thời gian đó. Một số trường hợp sinh viên đã viết thư giải trình mà vẫn bị ICA từ chối.

4. Trước khi nộp đơn du học Singapore, sinh viên thường xuyên đi du lịch Singapore và lưu trú dài hạn. Các viên chức ICA có thể nghi ngờ sinh viên đến Singapore không phải mục đích học tập mà để lợi dụng student pass làm việc bất hợp pháp.

5. Sinh viên đăng ký khóa học “thấp” hơn trình độ sinh viên đã học ở Việt Nam. Ví dụ: Bạn đã tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam, sau đó bạn lại đăng ký khóa cao đẳng ở Singapore mà không có lý do chính đáng.

6. Trước đây sinh viên đã từng vi phạm luật pháp tại Singapore, đặc biệt về lĩnh vực làm việc hoặc cư trú bất hợp pháp.

7. Trong trường hợp ICA cho rằng sinh viên không đủ khả năng chi trả cho cuộc sống ở Singapore, ICA không từ chối cấp Student Pass mà chỉ yêu cầu đặt cọc $1,500 SGD, khoản tiền này sẽ được hoàn trả trong vòng 30 ngày sau khi khóa học kết thúc.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Muốn đến Singapore với mục đích du học toàn thời gian, mọi công dân Việt Nam đều phải xin thị thực du học gọi là Student Pass. Quá trình xét duyệt hồ sơ xin Student Pass tại Việt Nam thường kéo dài từ 2 tuần đến 6 tuần, do đó học sinh cần lập kế hoạch để nộp hồ sơ trước ngày nhập học 2 tháng.

Một số trường hợp học sinh tham gia các khóa học ngắn hạn có thể yêu cầu visa ngắn hạn (short-term visit pass). Với công dân Việt Nam, short-term visit pass là con dấu nhập cảnh đóng vào hộ chiếu, cho phép lưu trú ở Singapore 30 ngày và có thể gia hạn lên đến 90 ngày.

 

Các bước xin Student Pass du học Singapore

Bước 1
"Xin nhập học tại trường được cấp phép" Danh sách các trường được cấp phép luôn được cập nhật tại website của Cục xuất nhập cảnh Singapore - Immigration and Checkpoints Authority (ICA). Hồ sơ xin nhập học cần nộp cho trường tại Singapore thường có các loại sau:

  • Đơn xin nhập học theo mẫu của trường.
  • Bản dịch tiếng Anh của văn bằng, học bạ, bảng điểm, giấy khai sinh kèm với bản sao có chứng thực.
  • Điểm thi tiếng Anh/kết quả bài thi học thuật theo yêu cầu riêng của mỗi khóa học.
  • Bản photo trang đầu của hộ chiếu.
  • Thanh toán lệ phí duyệt đơn nhập học.

Bước 2
"Nộp đơn xin Student Pass" Trường đã nhận học sinh nhập học sẽ gửi danh sách các hồ sơ học sinh cần cung cấp và thay mặt học sinh nộp hồ sơ đăng ký Student Pass. Quá trình đó thường diễn ra theo trình tự như sau:

  • Học sinh điền các mẫu đơn và gửi kèm các giấy tờ cần thiết cho trường.
  • Trường sẽ thay mặt học sinh gửi toàn bộ hồ sơ và đơn đăng ký Student Pass đến ICA.
  • Khi hồ sơ được chấp thuận, ICA sẽ gửi thư xác nhận cấp Student Pass cho học sinh qua email, học sinh cần in thư đó ra mang đến Singapore.

Bước 3
"Nhập cảnh Singapore" Lần đầu học sinh nhập cảnh Singapore cần xuất trình các hồ sơ sau:

  • Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Thư xác nhận cấp Student Pass.
  • Trường sẽ cung cấp các hướng dẫn kế tiếp cho học sinh nộp bản gốc giấy tờ cho ICA để nhận thẻ Student Pass chính thức.

 

Công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới với 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn tất thủ tục xin visa du học Singapore nhanh chóng và hiệu quả.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Khi giành được độc lập năm 1965, Singapore là một đảo quốc nghèo, nhỏ bé (chừng 700 km2), rất ít tài nguyên thiên nhiên, thiếu nước ngọt, dân số tăng trưởng nhanh, nhà cửa xập xệ, nguy cơ xung đột sắc tộc và tôn giáo khá cao giữa người Hoa, Ấn Độ và Mã Lai. Lúc đó không có giáo dục cưỡng bách, rất ít trường trung học và đại học và lao động có tay nghề khan hiếm. Bức tranh của ngày hôm nay là một sự lột xác thần kỳ. Chỉ trong vòng 20 năm, Singapore nhảy vọt thành một nước phát triển công nghiệp hiện đại, một trung tâm thương mại, tài chính và vận chuyển hàng hóa tầm cỡ thế giới.

Khi ông Lý Quang Diệu làm thủ tướng năm 1959, thu nhập bình quân đầu người của Singapore là 400 USD. Hiện nay đã là 60.000 USD! Thành tựu này phần lớn nhờ Singapore có một hệ thống giáo dục khá riêng biệt, liên tục được xếp hạng rất cao trong danh sách các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới trong 10 năm qua. Theo báo cáo The Learning Curve 2014 của Công ty Giáo dục Pearson, hệ thống giáo dục Singapore đứng hạng 3 ở châu Á, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

Giáo dục Singapore từ các cấp tiểu học, trung học, và đại học hầu hết được nhà nước hỗ trợ. Toàn bộ các tổ chức dù là công hay tư đều phải được đăng ký với Bộ Giáo dục. Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy trong toàn bộ các trường học công, và toàn bộ các môn học được dạy và thi bằng tiếng Anh ngoại trừ bài luận bằng "tiếng mẹ đẻ". Trong khi thuật ngữ "tiếng mẹ đẻ" về tổng thể tầm quốc tế là đề cập đến ngôn ngữ thứ nhất, song nó được sử dụng nhằm đề cập đến ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục của Singapore, do tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Các học sinh ở tại nước ngoài trong một thời gian, hoặc gặp khó khăn với "tiếng mẹ đẻ" của họ, được phép có một đề cương giản hóa hoặc bỏ qua môn học.

Giáo dục gồm ba giai đoạn: tiểu học, trung học, và tiền đại học, trong đó chỉ có cấp tiểu học là bắt buộc. Học sinh bắt đầu với 6 năm tiểu học, gồm 4 năm cơ sở và hai năm định hướng, chương trình giảng dạy tập trung vào phát triển Anh ngữ, bản ngữ, toán học, và khoa học. Trung học kéo dài 4-5 năm, và được phân thành các ban Đặc thù, Nhanh, Phổ thông (Học thuật), và Phổ thông (Kỹ thật) trong mỗi trường, dựa theo trình độ năng lực của mỗi học sinh. Phân loại chương trình cơ bản tương tự cấp tiểu học, song các lớp học chuyên biệt hơn nhiều.[126] Giáo dục tiền đại học diễn ra trong 2-3 năm tại các trường cao đẳng, hầu hết gọi là Học viện sơ cấp. Một số trường học được tự do trong chương trình giảng dạy của mình và được gọi là trường tự chủ. Các trường này tồn tại từ cấp trung học trở lên.

Các kỳ thi quốc gia được tiêu chuẩn hóa trong tất cá các trường học, với một bài kiểm tra được thực hiện sau mỗi giai đoạn. Sau sáu năm giáo dục đầu tiên, học sinh tham gia khảo thí rời tiểu học (PSLE), nó quyết định vị trí của họ tại trường trung học. Cuối giai đoạn trung học, khảo thí GCE trình độ "O" được tiến hành; vào cuối giai đoạn tiền đại học sau đó, khảo thí GCE trình độ "A" được tiến hành. Năm 2005, trong toàn bộ người Singapore 15 tuổi và lớn hơn mà không còn là học sinh, chỉ có 18% không có trình độ giáo dục.

Ngay từ cấp tiểu học, sau khi hoàn thành lớp 3, học sinh đã bắt đầu phân cấp theo khả năng học tập, các em có kết quả học tập cao hơn có thể lựa chọn vào học chương trình khó hơn. Sau đó, khi lên trình độ trung học cơ sở, học sinh được phân học theo tiến trình 4 năm hoặc 5 năm tuỳ theo trình độ. Ở giai đoạn trung học cơ sở này, học sinh đã được chọn nhóm ngành học phù hợp nhất với khả năng và sở thích của mình thay vì phải học dàn trải tất cả các môn học như một số quốc gia khác. Điều này giúp học sinh đi sâu phát triển khả năng nổi trội của bản thân.

Kết thúc giai đoạn trung học cơ sở, sau khi thi lấy chứng chỉ O-level, học sinh sẽ lựa chọn một trong 3 hướng tuỳ theo trình độ và sở thích. Đó là học 3 năm chương trình cao đẳng thực hành tại các trường công nghệ bách khoa Singapore hoặc học 2 năm bằng cao đẳng nghề để đi làm. Hướng thứ 3 dành cho những học sinh có khả năng cao hơn theo học chương trình chứng chỉ A-level (hai năm) tại các trường Junior College sau đó học lên bậc đại học (nếu đủ yêu cầu đầu vào) tại các trường đại học công lập của Singapore.

Ảnh: Hệ thống giáo dục Singapore

Sự phân cấp nhưng cũng linh hoạt trong hệ thống giáo dục Singapore giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc định hướng kế hoạch học tập cho bản thân. Học sinh, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc định hướng con đường học tập và tương lai nghề nghiệp của mình dựa trên khả năng của bản thân. Hàng năm, Chính phủ Singapore dành 20% tổng ngân sách quốc gia cho việc đầu tư vào giáo dục - chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất trong tất cả các ngành.

Chất lượng giáo dục luôn luôn được chú trọng cả về cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ. Theo QS Best student cities 2012, Singapore được xếp hạng là thành phố đào tạo đại học tốt nhất châu Á. Trong số 6 trường đại học công lập tại Singapore, trường NTU và NUS được xếp hạng top 50 trường đại học tốt nhất trên toàn thế giới. Ngoài hệ thống các trường công lập, tại Singapore còn có một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc biến Singapore thành Global Schoolhouse, mang sinh viên quốc tế trên toàn thế giới đến đây học tập và đem lại cho Singapore nguồn thu đáng kể, đó là hệ thống các trường tư.

Hệ thống các trường tư đào tạo bậc đại học và sau đại học tại Singapore được định hướng theo chủ trương "đi tắt đón đầu". Điều này có nghĩa là họ không tự cấp bằng đại học và sau đại học mà tìm kiếm, liên kết đào tạo với các đại học đối tác nước ngoài - những trường đã có kinh nghiệm đào tạo lâu năm và đã được thế giới công nhận về chất lượng đào tạo. Bằng cấp sẽ do các trường đại học đối tác cấp cho sinh viên khi các em hoàn thành chương trình học tại Singapore, cho phép sinh viên được học các chương trình tiên tiến của các quốc gia phát triển hơn với một mức chi phí vừa phải.

Chương trình đào tạo tại các trường tư thường được rút ngắn với thời gian 2 - 3 năm để hoàn thành khoá đại học và 12 - 15 tháng cho khoá thạc sĩ. Điều này có được là do các trường tư, sinh viên không nghỉ hè, kết thúc mỗi bậc học, sinh viên nghỉ từ 2 đến 3 tuần trước khi chuyển lên bậc học cao hơn. Ngoài ra, sinh viên học các môn chuyên ngành được phát triển những kỹ năng và kiến thức chuyên sâu theo đúng khả năng và sở thích của mình ngay từ năm đầu tiên chứ không học dàn trải các môn kiến thức cơ bản chung chung.

Chất lượng đào tạo tại các trường tư được kiểm soát chặt chẽ bởi Uỷ ban quản lý các trường tư Council for Private Education (CPE) trực thuộc bộ giáo dục Singapore với các chính sách ngặt nghèo, đảm bảo chất lượng đào tạo, bằng cấp và đặc biệt là chính sách bảo vệ sinh viên quốc tế đến theo học tại Singapore.

 

Singapore có tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một đảo quốc tại Đông Nam Á. Nhiều người gọi đảo quốc Singapore là “chấm đỏ” trên bản đồ, nhưng vị thế của Singapore ngày nay lớn hơn nhiều so với chấm nhỏ đó. Thực tế, Singapore là một thành phố quốc tế náo nhiệt với môi trường sống đẳng cấp hàng đầu thế giới và là mảnh đất được phủ kín bởi những tòa nhà cao tầng xen lẫn cây xanh rợp bóng. Một khía cạnh thú vị khác mà bạn sẽ tìm thấy ở Singapore chính là sự tổng hòa của nhiều nền văn hóa đa dạng, nơi con người của những sắc tộc và tín ngưỡng khác nhau cùng chung sống.

 

Địa lý

Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được nhiều đảo nhỏ khác bao quanh. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của Malaysia, một con đường nhân tạo có tên Đường đắp cao Johor-Singapor ở phía bắc, băng qua eo biển Tebrau và Liên kết thứ hai Tuas, một cầu phía tây nối với Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.

Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khu vực.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay, và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.

 

Khí hậu

Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4 °C (65,1 °F) và 37,8 °C (100,0 °F).

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông.

Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

 

Lịch sử

Các hòn đảo của Singapore có người định cư vào thế kỷ thứ 2 Công nguyên và sau đó thuộc một số quốc gia bản địa. Năm 1819, chính trị gia Anh Quốc Stamford Raffles thành lập Singapore hiện đại với vai trò là một trạm mậu dịch của Công ty Đông Ấn Anh, hành động này được Vương quốc Johor cho phép. Anh Quốc giành được chủ quyền đối với đảo vào năm 1824, và Singapore trở thành một trong Các khu định cư Eo biển của Anh Quốc vào năm 1826.

Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và sau chiến tranh Singapore tuyên bố độc lập từ Anh Quốc vào năm 1963, và hợp nhất với các cựu lãnh thổ khác của Anh Quốc để hình thành Malaysia, tuy nhiên Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia hai năm sau. Kể từ đó, Singapore phát triển nhanh chóng, được công nhận là một trong Bốn con hổ châu Á. Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất.

 

Kinh tế

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Cựu nhà báo Chin Kah Chongrong cho rằng: "Trong thập niên 1960-1970, kinh tế Singapore được hưởng lợi từ việc cung cấp nhu yếu phẩm, nhiên liệu, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam. Riêng khoản xăng dầu và nhiên liệu, mỗi tháng Singapore cung cấp cho Mỹ lượng hàng trị giá 600 triệu đôla, thu nhập từ việc làm hậu cần cho quân đội Mỹ chính là nguồn lực ban đầu giúp Singapore xây dựng kinh tế đất nước". Tuy nhiên, ông Lý Quang Diệu luôn phủ nhận điều này. Trong hồi ký ông cho biết vật liệu chiến tranh chủ yếu Singapore cung cấp cho quân đội Mỹ chỉ là xăng dầu và nhớt bôi trơn từ các công ty dầu khí của Mỹ và Anh Quốc, và lợi nhuận vào tay Singapore là không đáng kể.

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.

 

Chính trị

Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện. Freedom House xếp hạng Singapore là "tự do một phần" trong báo cáo Freedom in the World của họ, và The Economist xếp hạng Singapore là một "chế độ hỗn hợp", hạng thứ ba trong số bốn hạng, trong "Chỉ số dân chủ" của họ. Tổ chức Minh bạch Quốc tế liên tục xếp Singapore vào hạng các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.

Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống. Tổng thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi.

Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ. Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định. Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở "đa số chế" và đại diện cho các khu vực bầu cử có một hoặc nhóm đại diện. Đảng Hành động Nhân dân giành quyền kiểm soát quốc hội với đa số lớn trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959.

Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệt địa phương đáng kể. Việc bồi thẩm đoàn xử án bị bãi bỏ vào năm 1970, các phán quyết tư pháp sẽ hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định. Singapore có các hình phạt bao gồm cả trừng phạt thân thể tư pháp dưới dạng đánh đòn hoặc phạt roi nơi công cộng, có thể áp dụng đối với các tội hình như hiếp dâm, gây rối loạn, phá hoại, và các vi phạm di trú nhất định. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng một số điều khoản pháp lý của Singapore xung đột với quyền được cho là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội, và rằng Singapore "có thể có tỷ lệ hành quyết cao nhất trên thế giới so với dân số của quốc gia". Chính phủ Singapore bất đồng ý kiến với các tuyên bố của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Trong một nghiên cứu vào năm 2008, Singapore và Hong Kong xếp hàng đầu về chất lượng hệ thống tư pháp tại châu Á.

 

Dân số

Năm 2012, dân số Singapore là 5,312 triệu người, trong đó 3,285 triệu (62%) là công dân Singapore và những người còn lại (38%) là những cư dân thường trú hoặc công nhân/học sinh ngoại quốc. 23% công dân Singapore sinh ra bên ngoài Singapore. Có một triệu cư dân thường trú tại Singapore vào năm 2012, số cư dân này không tính đến 11 triệu du khách tạm thời đến tham quan Singapore mỗi năm.

Tuổi thọ trung bình của người Singapore là 82  tuổi và quy mô hộ gia đình trung bình là 3,5 người. Do khan hiếm đất, 4/5 người Singapore sống trong các căn hộ được trợ cấp, cao tầng, công cộng được gọi là các căn hộ Cục Nhà ở và Phát triển (HDB), theo sau việc cục chịu trách nhiệm đối với nhà ở công tại quốc gia.  Năm 2010, tỷ lệ sở hữu nhà tại Singapore là 87,2%.

Tổng tỷ suất sinh được ước tính là 0,79 trẻ em trên mỗi phụ nữ vào năm 2013, đây là tỷ lệ thấp nhất thế giới và thấp hơn tỷ lệ cần thiết là 2,1 để thay thế dân số. Để khắc phục vấn đề này, chính phủ Singapore khuyến khích người ngoại quốc nhập cư đến Singapore trong vài thập niên gần đây. Một lượng lớn người nhập cư giúp cho dân số của Singapore không suy giảm. Singapore có truyền thống là một trong những quốc gia phát triển có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, tỷ lệ thất nghiệp tại đây không vượt quá 4% trong thập kỷ qua, chạm mức cao 3% trong khủng hoản tài chính toàn cầu 2009 và giảm xuống 1,9% vào 2011.

Năm 2009, khoảng 40% cư dân Singapore là người ngoại quốc, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Công nhân ngoại quốc chiếm 80% lao động trong ngành xây dựng và chiếm 50% trong ngành phục vụ, có gần 200.000 người giúp việc gia đình tại Singapore.

Năm 2009, điều tra dân số của chính phủ báo cáo rằng 74,2% cư dân là người gốc Hoa, 13,4% là người gốc Mã Lai, và 9,2% là người gốc Ấn Độ, người Âu-Á và các nhóm khác chiếm 3,2%. Trước năm 2010, mỗi cá nhân chỉ có thể đăng ký làm thành viên của một chủng tộc, mặc định theo phụ hệ, do đó, những người hỗn chủng được xếp theo nhóm chủng tộc của người cha. Từ năm 2010 trở đi, người dân có thể đăng ký theo phân loại kép, trong đó họ có thể chọn một chủng tộc chính và một chủng tộc thứ, song không quá hai.

 

Đối tác tiêu biểu

Trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới tự hào là đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam của hàng trăm trường và tổ chức giáo dục uy tín ở Mỹ, Canada, Úc, Singapore.