Chương trình trung học

Các học sinh trung học có kết quả học tập tốt có thể tham gia hai chương trình học nâng cao với những cái tên viết tắt: AP (Advanced Placement test) tức là học và thi các môn của trình độ đại học, còn IB là Chương trình học bằng Tú tài Quốc tế. AP và IB khác nhau ở một số điểm nhưng cả hai đều đòi hỏi học sinh phải tham dự các khóa học cấp độ cao, giúp họ đạt được kết quả cạnh tranh hơn khi học tập tại trường đại học.

Chương trình AP được xây dựng năm 1955, do Hiệp hội các trường đại học Mỹ (College board) điều hành. Hiệp hội này có hơn 5.200 trường trung học, đại học và các tổ chức giáo dục khác. Thông qua AP, Hiệp hội xây dựng các khóa học cấp đại học với hơn 30 môn mà học sinh có thể theo học khi đang học trung học. Học sinh tham gia AP đạt các tín chỉ của các môn thuộc chương trình đại học ở Mỹ và hơn 40 quốc gia khác với điều kiện là các bài thi AP trong thời gian học trung học (lớp 11 và 12) phải đạt mức điểm yêu cầu. Theo Bộ Giáo dục Mỹ, hơn 60% các trường trung học Mỹ có các khóa học AP. Các bài thi phổ biến nhất gồm tính toán, văn học Anh và lịch sử. Năm 2006, hơn 24% học sinh trung học Mỹ tham gia các kỳ thi của AP, tăng lên so với 16% vào năm 2000.

Chương trình học Tú tài Quốc tế (IB) do Tổ chức Tú tài Quốc tế (IBO) tại Thụy Sĩ điều hành với mục tiêu xây dựng một chương trình giảng dạy chung và hệ thống tín chỉ được các trường đại học và cao đẳng ở các quốc gia khác công nhận. Tổ chức Tú tài Quốc tế gồm hơn 2.000 trường ở 125 quốc gia, trong đó gần 800 trường ở Mỹ. Học sinh phải theo một chương trình học tập rất nghiêm ngặt gồm 6 môn: tiếng Anh, ngoại ngữ, khoa học, toán học, khoa học xã hội và nghệ thuật.Học sinh còn phải dành 200 giờ phục vụ cộng đồng và viết một bài luận 4.000 từ dựa trên nghiên cứu độc lập, học sử dụng vi tính trong một lớp học dành cho người lớn.

Chương trình tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate) và các khóa học xếp lớp nâng cao AP (Advanced Placement) đều mang lại nhiều lợi ích cho chương trình giảng dạy phổ thông, giúp học sinh hiểu hơn về sự khắt khe cũng như những lợi thế khi bước vào giảng đường đại học. Cả hai chương trình được thiết kế nhằm giúp học sinh Trung học tiếp cận với một trình độ giáo dục cao cấp hơn, những kiến thức mà các em chưa được học ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự khác biệt giữa cấu trúc chương trình và phong cách học tập giữa hai chương trình này.

 

Cấu trúc của chương trình AP

Chương trình AP cung cấp các khóa học và kỳ thi chứng chỉ trình độ đại học ở từng môn học cụ thể. Năm 2013, đã có hơn 30 môn học và thi từ Hóa học, Latin, Lý thuyết âm nhạc, Ngôn ngữ và Văn hóa Nga đến nghệ thuật Studio. Nhiều trường trung học phổ thông tổ chức các khóa học AP cho học sinh; tuy nhiên, những học sinh tự học tại nhà hoặc không có điều kiện tham gia các khóa học AP vẫn có thể đăng ký dự thi các kỳ thi AP. Bài dự thi sẽ được gửi đến Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service) để chấm điểm. Các khóa học và kỳ thi AP là sự lựa chọn tuyệt vời cho những học sinh muốn đạt được trình độ cao hơn ở một môn học cụ thể nào đó.

 

Cấu trúc của chương trình IB

Chương trình tú tài quốc tế IB là một chương trình đào tạo hai năm dành cho những học sinh muốn tiếp cận một nền giáo dục toàn diện. Chương trình được thiết kế sâu rộng với 6 nhóm môn học: Ngôn ngữ và Văn học, Ngôn ngữ thứ hai, Cá nhân và xã hội, Khoa học, Toán học và Nghệ thuật. Vì chương trình IB được công nhận trên toàn cầu nên học sinh có thể học và tham dự các kỳ thi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Kết quả thi sẽ được công nhận trên toàn thế giới

 

Chương trình giảng dạy

Chương trình IB được thiết kế sâu rộng và toàn diện. Mỗi học sinh sẽ chọn 6 môn học, 5 môn đầu tiên chọn từ nhóm 1 đến nhóm 5, trừ nhóm môn học nghệ thuật. Môn thứ 6 là môn tự chọn, có thể chọn môn ở nhóm 6 hoặc bất kỳ môn nào khác thuộc 5 nhóm đầu tiên. Ngoài ra, để nhận được bằng IB, học sinh phải hoàn thành khóa học Lý thuyết của nhận thức (Theory of Knowledge - TOK), một bài luận văn chuyên sâu dài 4.000 từ (extended essay - EE) và chương trình Sáng tạo - Hành động - Phục vụ (Creativity, Action and Service - CAS) trong 150 giờ. Với thời gian đào tạo hai năm, các khóa học IB có tiến độ chậm hơn các khóa học AP nhằm mang đến cho học sinh những tri thức chuyên sâu. Các khóa học AP được đào tạo nhanh hơn giúp học sinh có được kiến thức bao quát về một môn học cụ thể. Nhiều khóa học của cả AP và IB đòi hỏi khả năng đọc hiểu và tư duy phân tích cao. Chương trình IB đặc biệt nhấn mạnh các kỹ năng viết, tất cả các kỳ thi IB đều là thi viết. Trong khi kết quả của kỳ thi IB là sự kết hợp giữa kết quả thi viết và thành tích học tập của học sinh trong khóa học, thì điểm số của kỳ thi AP chỉ dựa vào kết quả thi.

Chuẩn bị cho con đường đại học Về cơ bản, bằng IB và chứng chỉ AP đều có giá trị riêng và học sinh của cả hai chương trình đều có được sự tự tin cao trên con đường chinh phục ngưỡng cửa đại học danh tiếng. Tuy nhiên, những học sinh nào muốn theo học tại một trường đại học nằm ngoài Mỹ và Canada, thì bằng IB sẽ phù hợp hơn do được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vì chương trình IB tập trung nhiều vào các kỹ năng viết và tư duy phân tích, nên nhiều giáo sư cho rằng bằng IB sẽ chuẩn bị tốt hơn cho học sinh khi thi vào các trường đại học. Ngược lại, những học sinh muốn theo đuổi một chuyên ngành cụ thể ở bậc đại học tại Mỹ hoặc Canada, thì các khóa học và kỳ thi AP của riêng từng môn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.

 

1. Trẻ em Mỹ "không cần" trường

"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.

Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).

Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà.

Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể.

Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

 

2. Trẻ em Mỹ cũng không theo một chương trình thống nhất

Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.

Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp. Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết.

Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp. Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti.

Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.

 

3. Các trường phổ thông của Mỹ không có Sách Giáo Khoa chung trong cả nước

Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học.

Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh.

Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, "không thể hiện các giá trị truyền thống", "gây phản cảm" đối với con gái bà.

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương.

Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề "ngôn ngữ dung tục" của cuốn sách "Of Mice and Men" khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại "Of Mice and Men" cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.

 

4. Coi nhà trường như doanh nghiệp

Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.

Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: Học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài.

Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.

Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật... Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 - 12 năm!

Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10,000 USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35,000 USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.5.

 

5. Bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới.

Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.

 

Nguồn: Tác giả Ngô Tự Lập 

 

Ở Mỹ có rất nhiều gia đình không gửi con đi học ở trường mà tự dạy con tại nhà. Trẻ em Mỹ "không cần" trường, "Không cần" được hiểu theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.

Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ Homeschooling (học tại nhà).

Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà.

Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. 

Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng Home schooling và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm. Phần lớn các gia đình ở Mỹ lựa chọn phương pháp này vì 4 lý do chính:

1. Muốn dạy con về đạo đức và đức tin, vì các chương trình liên quan đến tôn giáo đã bị bỏ khỏi chương trình học phổ thông công lập nên nhiều gia đình theo đạo muốn dạy con tại nhà để dạy con về đạo.

2. Có thêm nhiều thời gian với con cái, nhiều người cho rằng việc cho con đến trường đi học từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều là quá nhiều, bố mẹ không có nhiều thời gian để chơi với con, nói chuyện và trao đổi với con.

3. Không hài lòng với chương trình học ở các trường phổ thông, một số cho rằng cách học “nhồi nhét” ở trường quá cứng nhắc, trẻ em không có nhiều cơ hội để được dạy bảo tận tình vì mỗi đứa trẻ mỗi khác.

4. Gia đình thường xuyên phải di chuyển theo yêu cầu công tác của bố mẹ, hoặc gia đình có con là vận động viên hay phải đi tập huấn thì đây là lựa chọn duy nhất để chương trình học của con không bị xáo trộn.

Ảnh: Phụ huynh dạy con học theo chế độ homeschooling.

Ở Mỹ có rất nhiều nguồn lực giúp cho các bà mẹ có thể hiện thực hóa việc dạy con tại nhà. Ngoài các sách giáo khoa được thiết kế riêng cho phương pháp này, các bà mẹ còn có thể đăng ký cho con học các lớp online qua các website như: www.hslda.org ; www.khanacademy.org ; www.k12.com ; www.homeschool.com.

Các bậc cha mẹ có con học Home schooling cùng lập hội và giao lưu với nhau, tổ chức các chuyến dã ngoại, tìm hiểu bảo tàng, thư viện hay làm giáo viên dạy chung 1 lớp cho các em lớp lớn hoặc các môn khó. Một điều thú vị nữa là những gia đình lựa chọn phương pháp này thường có 3-4 con nên việc dạy con tại nhà lại càng tiện lợi vì các con cũng có “bạn học”, mà bố mẹ thì không phải chia nhau ra đưa đón con đi học mỗi ngày rất tốn thời gian.

Nhiều người cho rằng cho con học tại nhà như vậy làm hạn chế các giao tiếp xã hội của con cái, nhưng thực tế là các em không thiếu các hoạt động giao tiếp xã hội, chỉ khác là bố mẹ các em chủ động trong việc em chơi trò gì, chơi với ai, đi đâu… do đó các em sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội. Tất nhiên là các bố mẹ không thể giữ con mãi được nhưng ít nhất đối với họ, thời gian đầu đời cần phải giúp con không chỉ có kiến thức vững chắc mà còn trang bị các kỹ năng sống, kiến thức xã hội và cách sống lành mạnh trước khi ra “biển lớn”.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Với cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành, giáo dục bậc trung học của Hoa Kỳ luôn chú trọng xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc cho học sinh trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học đầy thử thách.

 

Chương trình đào tạo

Chương trình trung học của Mỹ cũng bao gồm trung học cơ sở từ lớp 6 - 8 và trung học phổ thông từ lớp 9 - 12, nhiều trường tại Mỹ có thể đào tạo từ mẫu giáo đến lớp 12.

Ở bậc trung học, du học sinh phải học tại các trường tư thục đã được chấp thuận bởi cơ quan di trú Hoa Kỳ gọi là SEVP, phần lớn các trường này được tài trợ và quản lý bởi các tổ chức tôn giáo.

Nếu du học sinh muốn học trường trung học công lập, học sinh vẫn phải chọn một trường được SEVP cấp phép, chỉ được học 1 khoản thời gian tối đa 12 tháng và phải đóng toàn bộ học phí trước khi xin visa.

Học sinh trung học ở Mỹ chỉ học từ 6 - 8 môn mỗi học kỳ, bao gồm một vài môn là bắt buộc là Toán, Lịch sử Mỹ, Giáo dục thể chất và một số môn các em có thể chọn lựa.

Ảnh: Lớp học tại trường trung học Blanchet Catholic School ở thành phố Salem, bang Oregon.

 

Loại hình nhà ở

- Nội trú: học sinh học tập và sinh hoạt tại ký túc xá của trường.

- Bán trú: học sinh ở cùng với người thân hoặc gia đình bản xứ (homestay).

 

Chi phí ước tính

- Học phí: $15,000 - $30,000/năm.

- Sinh hoạt phí: $10,000/năm (ăn, ở, trang phục)

- Sách vở: $800/năm

- Bảo hiểm: &800/năm

 

Các kỳ nhập học

- Mùa Xuân nhập học tháng 1.

- Mùa Thu nhập học tháng 9.

- Một số trường có thể nhận học sinh tại bất kỳ thời điểm nào trong năm học.

 

Điều kiện nhập học

- Học sinh từ 11 đến 17 tuổi và chưa tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Kết quả học tập xếp loại khá (6.0) trở lên.

- Một số trường yêu cầu học sinh phải thông thạo Anh Văn. Các học sinh chưa đạt yêu cầu về Anh Văn nên chọn trường có khóa Anh ngữ tăng cường (ESL).

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc. Một phần của giáo dục bắt buộc được thực hiện thông qua nền giáo dục công.

Giáo dục công có tính chất phổ cập ở cấp tiểu học và trung học. Ở các cấp học này, hội đồng học khu gồm những thành viên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương đề ra chương trình học, mức độ hỗ trợ tài chính, và những chính sách khác. Các học khu có nhân sự và ngân sách độc lập, thường tách biệt khỏi các cơ cấu có thẩm quyền khác ở địa phương. Chính quyền các tiểu bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và thi cử.

Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ở khoảng từ 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến 18. Càng ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ 18 tuổi.

 

so do he thong giao duc my
Ảnh: Sơ đồ hệ thống giáo dục Mỹ.

 

Các cấp học và kiểm định giáo dục

Hầu hết trẻ em Hoa Kỳ bắt đi học trong các cơ sở giáo dục công lập ở tuổi lên 5 hay 6. Năm học thường bắt đầu vào tháng 8 hay tháng 9, sau kỳ nghỉ mùa hè. Trẻ em được phân thành từng nhóm xếp theo năm học gọi là lớp (grade), bắt đầu với các lớp mầm non, sau đó là mẫu giáo, và tích lũy dần lên lớp 12. Ở mỗi lớp, trẻ em thường học cùng với nhau cho đến cuối năm học (vào tháng 5 hay tháng 6). Tuy vậy, trẻ em chậm phát triển có thể ở lại lớp hay học sinh tài năng có thể học lên lớp nhanh hơn so với các bạn học cùng tuổi.

Nói chung, hệ thống giáo dục phổ thông Hoa Kỳ bao gồm 12 lớp tiểu học và trung học, học sinh học trong khoảng thời gian 12 năm học trước khi được tốt nghiệp và đủ điều kiện để vào học đại học. Sau khoảng thời gian trong nhà trẻ và trường mẫu giáo là 5 năm tiểu học. Sau khi hoàn thành 5 lớp ở trường tiểu học, học sinh vào học trường trung học để lấy bằng tốt nghiệp trung học (high school diploma) nếu hoàn thành chương trình học của tất cả 12 lớp. Độ tuổi trung bình của học sinh ở mỗi lớp trong các trường công lập và tư thục có thể hơi khác nhau tùy theo từng vùng trong nước.

 

lop tieu hoc my
Ảnh: Một lớp tiểu học tại Mỹ.

 

Sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh có thể học lên cao hơn bằng cách ghi danh vào các trường cao đẳng hay đại học. Một chương trình đào tạo cử nhân bậc đại học tại Mỹ thường kéo dài 4 năm, tương đương 120 tín chỉ học kỳ, tuy nhiên sinh viên có thể hoàn tất các tín chỉ đại cương (general education) của 2 năm đầu tiên, khoảng 60 tín chỉ học kỳ, tại 1 trường cao đẳng cộng đồng (community college), và sau đó chuyển tiếp (transfer) lên 1 trường đại học để hoàn thành 2 năm chuyên ngành cuối cùng. Với cách học chuyển tiếp như vậy, sinh viên có thể tiết kiệm học phí lên đến 50% so với cách học suốt 4 năm tại 1 trường đại học. Hằng năm có khoảng 45% học sinh tốt nghiệp trung học và chọn học theo mô hình cao đẳng cộng đồng trước khi chuyển tiếp lên đại học.

Cấp học tiếp theo trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ là sau đại học. Sau khi có bằng đại học, công việc học tập tiếp theo có thể thực hiện ở hai mức. Một là học để lấy bằng thạc sĩ (master's degree) thông qua một khóa học chuyên sâu, tiếp tục chương trình đã học ở bậc đại học, khóa học này kéo dài 2 năm. Hai là học để lấy bằng tiến sĩ, thời gian tối thiểu để lấy bằng tiến sĩ là khoảng từ 3 năm đến 7 hay 8 năm tùy theo chuyên ngành và đề tài nghiên cứu cũng như năng lực của sinh viên.

Chính phủ Mỹ không trực tiếp công nhận hoặc chấp thuận các trường đại học như bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam vẫn làm. Thay vào đó, Bộ Giáo dục Mỹ chỉ là cơ quan xem xét và công nhận "các tổ chức đánh giá" là các tổ chức sẽ đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo và chương trình giáo dục. Theo TS Mark A.Ashwill - nguyên giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE), có sự khác biệt lớn giữa phê duyệt và công nhận. Trong đó, được phê duyệt (approved) đơn giản chỉ là cho phép đơn vị đó hoạt động - việc này hoàn toàn do tiểu bang xem xét. Còn được công nhận (accredited) có nghĩa là cơ sở giáo dục được một cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Mỹ công nhận. Đây mới là một quy trình đánh giá toàn diện, nghiêm ngặt. Các đơn vị đào tạo sẽ được kiểm tra về mọi mặt để xác nhận sự hoạt động của nó là có giá trị, cho ra những văn bằng có chất lượng.

Ở Mỹ có 2 cơ quan công nhận (accrediting agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng kiểm định GD đại học Mỹ (CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như vậy, hai cơ quan này không trực tiếp kiểm định các trường mà các trường kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định. Uy tín nhất là 8 tổ chức kiểm định ở sáu vùng địa lý như vùng đông bắc, vùng phía nam, vùng phía tây; rồi đến 11 tổ chức cấp quốc gia như Hội đồng (HĐ) kiểm định giáo dục và đào tạo từ xa, HĐ kiểm định các trường cao đẳng và trung học dạy nghề; và 66 tổ chức chuyên môn nghề nghiệp như: HĐ kiểm định về điều dưỡng đại học, HĐ kiểm định về đào tạo giáo viên, Ủy ban Kiểm định nha khoa Mỹ. Các tổ chức này được hoặc USDE, CHEA hay cả 2 cơ quan này đồng công nhận. Cấp tiểu bang không ủy quyền hay cấp phép cho các tổ chức kiểm định. Tính đến thời điểm này, cả USDE và CHEA đều có cơ sở dữ liệu về các trường sau bậc trung học được kiểm định, với khoảng 7.700 trường và 18.700 chương trình đào tạo. Có những trường được cả 2 cơ quan này công nhận.

 

Nguồn thông tin: wikipedia.org

 

Đối tác tiêu biểu

Trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới tự hào là đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam của hàng trăm trường và tổ chức giáo dục uy tín ở Mỹ, Canada, Úc, Singapore.