Du học Mỹ
Các thông tin mới nhất về du học Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lập kế hoạch du học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình. Sau đây là những nét đặc trưng của giáo dục đại học tại Mỹ:

  • Tính độc lập: Không như một số quốc gia khác, nền giáo dục của Hoa Kỳ không bị kiểm soát hoặc can thiệp từ chính phủ, mỗi trường có quyền tự thiết lập giáo trình giảng dạy riêng dựa trên các tiêu chuẩn tốt nghiệp cơ bản do Cơ Quan Giáo Dục Tiểu Bang (State Department Of Education) hoặc Học Khu Địa Phương (Local School District) yêu cầu.
  • Tính đa dạng: Giáo dục đại học Hoa Kỳ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu học tập của sinh viên. Hoa Kỳ có nhiều loại trường đại học với những mục tiêu đào tạo khác nhau, mỗi trường có những yêu cầu tuyển sinh dựa trên những mối quan tâm và yêu cầu năng lực học thuật khác nhau, phục vụ cho những mục tiêu khác nhau của xã hội.
  • Tính chất mở: Bất kỳ người nào muốn theo học một trường sau trung học đều có thể được chấp nhận. Một số trường mang tính chọn lọc cao, nhưng hầu như tất cả mọi người có bằng tốt nghiệp phổ thông đều có thể được nhận vào học ở một trường đại học nào đó.
  • Tính linh hoạt: Giáo chức có thể chuyển trường, sinh viên cũng có thể chuyển trường hoặc chuyển ngành học nếu họ không hài lòng với trường đang học hoặc mục tiêu đào tạo của họ thay đổi. Sinh viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc định hướng đào tạo cho riêng mình.
  • Tính cạnh tranh: Các trường đại học cạnh tranh để tuyển những sinh viên giỏi nhất, những giáo chức có năng lực nhất, có nguồn kinh phí mạnh nhất cho nghiên cứu và qua đó nâng cao vị thế của nhà trường.
  • Quyền tự do học thuật: Giáo chức và sinh viên đều có quyền tự do về học thuật để theo đuổi những nghiên cứu, nêu lên những vấn đề về học thuật, về xã hội.
  • Tính ổn định của đội ngũ giáo chức: Mặc dù đã và đang có nhiều thay đổi về bản chất của việc bổ nhiệm giáo chức và sắp xếp hoạt động học thuật, hầu hết giảng viên khối giáo dục sau trung học đều được bổ nhiệm toàn thời gian ổn định. Điều đó đem lại cho họ sự an toàn về nghề nghiệp, sự đảm bảo quyền tự do học thuật đồng thời có một mức sống đạt chuẩn mực.
  • Sự quản lý mạnh: Hiệu trưởng các trường đại học ở Hoa Kỳ được tuyển chọn không phải bởi chính quyền hay đội ngũ giáo chức, họ được tuyển bởi một hội đồng quản trị gần như hoàn toàn độc lập, với đầu vào là các giáo chức nhiều năng lực.
  • Nền giáo dục hướng vào sinh viên: Hầu hết các trường đại học ở Hoa Kỳ đều lấy sinh viên làm trọng tâm; họ chú trọng đến giảng dạy nhiều hơn là nghiên cứu. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các trường đại học uy tín nhất là hoàn toàn theo định hướng nghiên cứu.
  • Đa dạng nguồn cấp kinh phí: Giáo dục đại học Hoa Kỳ cung cấp nguồn kinh phí cho sinh viên thông qua nhiều loại hình như cho sinh viên vay học phí, hỗ trợ tài chính, chương trình cấp học bổng, chương trình làm việc có trả lương, trợ cấp của tiểu bang và từ sự tài trợ của gia đình sinh viên.

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

Môi trường lớp học

Lớp học có thể có quy mô lớn với hàng trăm sinh viên hoặc sĩ số nhỏ và hội thảo (thảo luận trong lớp) với chỉ một vài sinh viên. Môi trường lớp học tại trường đại học Mỹ rất năng động. Sinh viên sẽ phải chia sẻ kinh nghiệm, tranh luận, tham gia thảo luận trong lớp và thuyết trình trước lớp. Sinh viên quốc tế sẽ nhận thấy đó là những trải nghiệm thú vị nhất trong hệ thống giáo dục Mỹ.

Hàng tuần, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên đọc sách giáo khoa và các ấn phẩm khác. Giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên cập nhật thông tin qua việc đọc và làm bài tập giúp sinh viên tham gia thảo luận trong lớp và hiểu bài giảng. Một số chương trình cấp bằng cũng yêu cầu sinh viên dành thời gian trong phòng thí nghiệm. Giảng viên là người cho điểm sinh viên tham gia lớp học.

Điểm học được tính dựa trên:

- Mỗi giảng viên sẽ có yêu cầu khác nhau về đóng góp của sinh viên trong lớp học, nhưng giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận trong lớp, đặc biệt là các buổi hội thảo. Đây là một yếu tố quan trọng để cho điểm sinh viên.

- Trong quá trình học thường có bài Kiểm tra giữa kỳ. Ngoài ra, sinh viên còn được yêu cầu nộp một hoặc nhiều bài nghiên cứu hoặc báo cáo, các bài này đều ảnh hưởng đến kết quả học tập cuối kỳ.

- Có thể có bài kiểm tra ngắn hoặc bài đố nhanh. Đôi khi giảng viên sẽ yêu cầu làm bài “đố nhanh” mà không thông báo trước. Các bài kiểm tra dạng này sẽ không chiếm tỷ lệ lớn trong điểm số cuối kỳ, mà chỉ để khuyến khích sinh viên tham gia lớp học và làm bài tập về nhà.

- Bài kiểm tra cuối khóa sẽ được thực hiện trong tuần cuối của kỳ học.

 

Hệ thống tín chỉ

Mỗi một môn sẽ tương đương một số lượng tín chỉ nhất định hoặc số giờ tín chỉ. Số tín chỉ này tương đương với số giờ sinh viên lên lớp cho môn học đó mỗi tuần. Một môn học có khoảng bốn đến năm tín chỉ. Chương trình toàn thời gian ở hầu hết các trường có 12 đến 15 giờ tín chỉ (bốn hoặc năm môn một học kỳ) và sinh viên phải hoàn thành số lượng tín chỉ nhất định trước khi tốt nghiệp. Sinh viên quốc tế phải tham gia khóa học toàn thời gian trong suốt học kỳ.

 

Hệ thống thang điểm

Giống như sinh viên Mỹ, sinh viên quốc tế sẽ phải nộp bảng điểm trong quá trình nộp đơn vào trường cao đẳng hoặc đại học. Bảng điểm là văn bản chính thức kết quả học tập của sinh viên. Tại Mỹ, bảng điểm bao gồm cả “điểm” và “điểm trung bình” (GPA), là kết quả học tập sinh viên đạt được. Các khóa học thường được tính điểm theo tỷ lệ phần trăm và sau đó được chuyển đổi ra điểm.

Hệ thống điểm và điểm trung bình GPA tại Mỹ có thể không dễ hiểu đặc biệt đối với sinh viên quốc tế. Có nhiều cách giải thích cách tính điểm này. Ví dụ, hai sinh viên học tại hai trường khác nhau cùng nộp bảng điểm cho một trường đại học. Cả hai sinh viên đều có số điểm trung bình là 3.5, nhưng một sinh viên học trường trung học bình thường và sinh viên kia học trường trung học danh tiếng với nhiều áp lực học tập hơn. Trường đại học có thể diễn giải điểm trung bình GPA của hai sinh viên này khác nhau vì hai trường trung học có tiêu chí hoàn toàn khác nhau.

Vì vậy, cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:

- Sinh viên nên lựa chọn trường tại Mỹ phù hợp với trình độ học vấn trong nước tại thời điểm tìm trường.

- Tìm hiểu kỹ yêu cầu tuyển sinh tại trường đại học cũng như từng chương trình học vì có thể có những yêu cầu khác nhau.

- Thường xuyên liên lạc với tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn của trường để cập nhật thông tin tuyển sinh.

Chuyên viên tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn sẽ giúp sinh viên biết liệu có cần học một hoặc hai năm trước khi được tuyển vào đại học hay không.

 

Chuyển tiếp

Nếu sinh viên đăng ký học một trường khác trước khi tốt nghiệp, số tín chỉ mà sinh viên đã học tại trường đại học đầu tiên sẽ được tính vào số điểm tại trường đại học giúp hoàn thành chương trình học. Điều đó có nghĩa là sinh viên có thể chuyển tiếp sang trường khác mà vẫn tốt nghiệp đúng thời gian.

Một đặc điểm riêng của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là sinh viên có thể thay đổi ngành học hoặc trường học bất cứ lúc nào họ muốn. Việc thay đổi ngành học hay trường học là hoàn toàn bình thường đối với sinh viên Mỹ.

 

Lịch học

Lịch học thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín và tiếp tục vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Phần lớn học sinh bắt đầu học vào mùa thu vì vậy sinh viên quốc tế cũng nên bắt đầu học vào thời điểm này. Có nhiều điều thú vị khi bắt đầu một năm học mới, sinh viên có thể kết bạn với nhau vào lúc này khi tất cả cùng bắt đầu cuộc sống mới trong giảng đường đại học. Ngoài ra, sinh viên có thể học nhiều khóa học, bắt đầu từ tháng Tám và liên tục trong cả năm.

Ở một số trường, năm học gồm có hai kỳ hay còn gọi là “semesters.” (Một vài trường có lịch học ba kỳ, hay còn gọi là “trimester”) Ngoài ra, có một số trường theo hệ thống quý gồm bốn kỳ, bao gồm cả kỳ mùa hè không bắt buộc. Thông thường, nếu không tính kỳ mùa hè, một năm học sẽ gồm có hai semesters hoặc ba quarters.

 

Thông tin chi phí

Ước tính cho 1 năm học/24 tín chỉ
Học phí: $12,681/năm
Sinh hoạt phí: $7,866/năm
Sách vở: $1,200/năm
Bảo hiểm: $1,172/năm

 

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.

  • TP. Hồ Chí Minh: 5 Lam Sơn, P.5, Quận Phú Nhuận. ĐT: (028) 38480099
  • TP. Đà Nẵng: 166 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê. ĐT: (0236) 3583468
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: www.thm.vn
  • Hotline: 084-CTY-VISA
  • Facebook: www.facebook.com/thm.vn

 

 

Đối tác tiêu biểu

Trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới tự hào là đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam của hàng trăm trường và tổ chức giáo dục uy tín ở Mỹ, Canada, Úc, Singapore.